Bối cảnh trong nước

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực Việt Nam (Trang 58 - 59)

2014.

3.1.1. Bối cảnh trong nước

Trong giai đoạn hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu hướng tất yếu đối với mọi quốc gia trên thế giới, nhận thấy thực tiễn khách quan đó, từ năm 1986, Việt Nam đã bắt đầu mở cửa bước vào sân chơi quốc tế cũng là bước vào thời kỳ chiến lược mới trong bối cảnh thế giới đang thay đổi rất nhanh, phức tạp và khó lường. Sau hơn 30 thực hiện tiến trình mở của hội nhập, Việt Nam đã không ngừng tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng về các mặt kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, đất nước đã thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình.

Nhiều mục tiêu chủ yếu của Đảng và Nhà nước đề ra đã được thực hiện, đạt bước phát triển mới cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất. Kinh tế tăng trưởng nhanh, GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2014 đạt 2.028 USD, tăng trưởng 5,98% so với năm 2013, cao hơn so với mục tiêu của Chính phủ đặt ra là 5,8%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực kèm theo đó là sự chuyển dịch cơ cấu việc làm, Việt Nam đã chứng kiến một sự thay đổi lớn trong việc làm từ nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt thành tựu quan trọng trên nhiều mặt, nhất là xóa đói, giảm nghèo. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt; dân chủ trong xã hội tiếp tục được mở rộng. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững. Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được triển khai sâu rộng và hiệu quả, góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định và tăng thêm nguồn lực cho phát triển đất nước.

Theo lộ trình, Việt Nam đang tham gia đàm phán để tham gia hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) và cuối năm 2015, khi cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Việt Nam sẽ trở thành thành viên chính thức của AEC và sẽ có thêm nhiều cơ hội về thương mại, đầu tư, dịch vụ, việc làm. Theo nhận định của Giám đốc

51

Tổ chức Lao động quốc tế khu vực châu Á ­ Thái Bình Dương, với sự hình thành của cộng đồng này, việc làm trong các ngành xây dựng, vận tải, dệt may và chế biến thực phẩm sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất.

Tình hình trên đã tác động trực tiếp đến thị trường lao động Việt Nam, cơ cấu ngành nghề đang biến động, lao động dịch chuyển giữa các ngành và các khu vực. Sự chuyển đổi cơ cấu dưới tác động của hội nhập AEC sẽ tạo ra nhu cầu ngày càng tăng về các trình độ kỹ năng khác nhau. Các dự báo của ILO và ADB10, từ 2010 đến 2025, nhu cầu đối với lao động có trình độ kỹ năng ở mức trung bình sẽ tăng mạnh nhất (27,9%), tiếp theo là lao động có trình độ kỹ năng thấp (22,6%). Các chính sách thương mại trong khuôn khổ hội nhập AEC sẽ có tác động thúc đẩy tăng trưởng việc làm trong 2 nhóm kỹ năng trên lên gấp đôi trong giai đoạn từ 2010 đến 2025. Trong khi đó, tăng trưởng về việc làm trong nhóm nghề đòi hỏi trình độ kỹ năng cao vẫn còn khá thấp, chỉ tăng ở mức 13,2%. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với thị trường lao động trong nước.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực Việt Nam (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)