8. Cấu trúc luận văn
2.3.1. Thực trạng đào tạo nghề nói chung
Việc đạt đƣợc những thành tựu đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế kể từ khi bắt đầu thực hiện chƣơng trình cải cách quốc gia đã mang lại một thách thức rất lớn cho hệ thống giáo dục kỹ thuật và đào tạo nghề. Nền kinh tế phát triển cần một lực lƣợng lao động có kỹ năng nghề, nhƣng Việt Nam lại đang thiếu lao động chuyên môn đƣợc đào tạo bài bản ở mọi trình độ. Hậu quả là việc thiếu nguồn nhân lực có trình độ trong các ngành kinh tế có tiềm năng tăng trƣởng và tạo việc làm gây ra những tác động tiêu cực đến chất lƣợng của các quá trình sản xuất, do đó ảnh hƣởng đến quá trình phát triển bền vững. Đồng thời, vấn đề việc làm cũng trở nên căng thẳng. Hàng năm, trên 1 triệu lao động mới cần có việc làm, tuy nhiên tiềm năng sử dụng lao động của các ngành đang tăng trƣởng không thể đƣợc tận dụng hết do thiếu lực lƣợng lao động đã qua đào tạo.
Phạm vi của các chƣơng trình đào tạo nghề ban đầu và đào tạo nâng cao hiện nay đều chƣa thể đáp ứng đƣợc nhu cầu và định hƣớng trong tƣơng lai, và có xu hƣớng không linh hoạt. Việc tiếp tục phát triển hệ thống giáo dục kỹ thuật và đào tạo nghề định hƣớng theo nhu cầu đƣợc coi là một nhiệm vụ rất quan trọng trong quá trình cải cách (hiện đại hoá, phát triển, hội nhập vào nền kinh tế thế giới, hỗ trợ tạo việc làm và xóa đói giảm nghèo). Chính phủ Việt Nam đang đặt mục tiêu tăng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo từ 26% vào năm 2010 lên 50% vào năm 2020 (Chiến lƣợc của Bộ LĐTBXH). Việc Luật Giáo dục đƣợc thông qua vào năm 2005 và Luật Dạy nghề đƣợc thông qua vào năm 2006 đã tạo cơ sở vững chắc cho việc tiếp tục xây dựng các quy định và chức năng điều hành của Chính phủ trong lĩnh vực giáo dục kỹ thuật và dạy nghề cũng nhƣ vai trò của nền kinh tế.
35
lao động đã qua đào tạo còn một số vấn đề cần đƣợc quan tâm.
Thứ nhất, chất lƣợng đào tạo chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng lao động nƣớc ta đang trong quá trình phát triển. Các vùng kinh tế trọng điểm, các khu đô thị tập trung nhiều ngành, nghề còn thiếu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, có kỹ năng và tay nghề đáp ứng yêu cầu sản xuất - kinh doanh. Tỷ lệ thất nghiệp của các vùng kinh tế trọng điểm đều cao hơn tỷ lệ thất nghiệp chung cả nƣớc trong khi tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đều cao hơn tỷ lệ chung (vùng Bắc Bộ 36,4%, vùng phía Nam 36,1% và vùng miền Trung 31%.
Thứ hai, chất lƣợng lực lƣợng lao động khu vực thành thị cao hơn nhiều khu vực nông thôn, trong khi lực lƣợng lao động nông thông chiếm tỷ trọng lớn.
Thứ ba, có sự chênh lệch lớn về trình độ chuyên môn kỹ thuật trọng cả nƣớc, vùng Đông Nam Bộ tỷ lệ lực lƣợng lao động đã qua đào tạo cao nhất là 37,4%; đồng bằng sông Hồng là 34,4% và thấp nhất là Tây Bắc 13,5%. Mặc dù so với năm 2004, tỷ lệ lực lƣợng lao động đã qua đào tạo đều tăng ở các vùng nhƣng mức tăng thêm ở các vùng có tỷ lệ này lớn hơn các vùng có tỷ lệ thấp dẫn đến sự cách biệt về chất lƣợng lực lƣợng lao động giữa các vùng có chiều hƣớng gia tăng.
Qua kết quả điều tra cơ cấu lao động trong cả nƣớc gắn với thực tại ở trong nƣớc thì các doanh nghiệp trong nƣớc đang gặp phải một số khó khăn vì chất lƣợng lao động nhìn chung chƣa cao. Trình độ công nhân kỹ thuật cũng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc, việc đào tạo lại và đào tạo nâng cao là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Một thực tế nữa là cơ cấu sử dụng lao động chƣa hợp lý, dẫn đến tình trạng vừa thiếu vừa lãng phí nhân lực. Cơ cấu nhân lực thế giới: Đại học 1-Trung cấp 4- Công nhân kỹ thuật 10; Việt Nam: Đại học 1-Trung cấp 1,3- Công nhân kỹ thuật 0,92 (Hội thảo khoa học đào tạo nhân lực-những thuận lợi và trở ngại, Hà Nội, tháng 6/2011). Theo đánh giá chất lƣợng nhân lực của Ngân hàng thế giới (2006) Việt Nam đạt 3,79 điểm/thang 10 điểm, trong khi đó, Hàn Quốc đạt 6,91 điểm/thang 10 điểm. một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến nguồn nhân lực việt nam đƣợc đánh giá điểm tấp nhƣ vậy là do:
36
- Rất ít trƣờng nghề đáp ứng đƣợc 100% quy mô đào tạo, đa phần mới đáp ứng đƣợc trên 50% quy mô đào tạo theo tiêu chuẩn, quy định ban hành.
- Đa phần các trƣờng chƣa đạt tiêu chuẩn về diện tích phòng học, giảng đƣờng theo quy định. Một số trƣờng chƣa có cơ sở riêng phải thuê giảng đƣờng, phòng làm việc. Thƣ viện của các trƣờng nhỏ, chỉ đáp ứng khoảng 1% nhu cầu của ngƣời học, số lƣợng đầu sách nghèo nàn
- Khi sinh viên đến đợt thực tập, mặt bằng các xƣởng không đủ diện tích tiêu chuẩn lắp đặt thiết bị và bố trí đủ vị trí thực hành cho sinh viên
- Nhiều trƣờng còn không có diện tích để sinh viên tham gia các hoạt động thể thao, giải trí ngoài trời.
* Trƣờng nghề lãng quên một số ngành học.
Có đến 16 nghề thuộc nhóm nông nghiệp và một số nghề có nhu cầu lao động cao thuộc nhóm nghề công nghệ kỹ thuật cơ khí nhƣ:
- Nghề nguội chế tạo,
- Nghề nguội lắp ráp cơ khí, rèn, dập và mộc,
- Một số nghề thuộc nhóm nghề công nghệ dầu khí và khai thác… không có trƣờng Cao đẳng nghề nào tổ chức đào tạo trong năm 2011 và đến năm 2012 điều này vẫn đang tiếp diễn. Các ngành nghề sản xuất và phục vụ nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản cũng chƣa đƣợc chú trọng đào tạo, trong khi những sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu thuộc các lĩnh vực này. Báo cáo từ 101 trƣờng nghề cho biết mức lƣơng khởi điểm bình quân cho học viên sau khi tốt nghiệp đạt từ khoảng 3 đến 3, 5 triệu đồng/tháng. Mức lƣơng có sự chênh lệch ở các nghề đào tạo, cụ thể, nhóm nghề kỹ thuật có lƣơng bình quân cao hơn, đạt khoảng 3,5 triệu đồng/tháng. Các nghề dịch vụ nhƣ khách sạn, nhà hàng, lƣơng bình quân thấp, chỉ ở mức 2,2 triệu đồng/tháng. Có thể đây đƣợc xem nhƣ nguyên nhân chính khiến giới trẻ quay lƣng với các trƣờng nghề? Câu hỏi còn đang chờ sự giải đáp từ các nhà chức trách, nhà quản lý có liên quan. Thiết nghĩ, bức tranh tổng thế về hệ thống trƣờng nghề tại Việt Nam vẫn còn nhiều những lỗ hỗng dẫn đến bất cập trong nhiều khâu, nhƣng không vì thế mà chúng ta lãng quên trƣờng nghề, vì vô
37
hình chung điều này sẽ gây những phí phạm không đáng có cho nền giáo dục Việt Nam. Nền kinh tế nƣớc ta quả thực cần những nhà quản lý, lãnh đạo trẻ tài năng và có tầm nhìn, nhƣng bên cạnh đó xã hội không thể thiếu đƣợc những ngƣời thợ lành nghề, tạo ra sản phẩm thực, đáp ứng nhu cầu xã hội, nâng tầm nền kinh tế Việt Nam.