Hệ thống giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề điện công nghiệp hệ cao đẳng nghề tại trường cao đẳng nghề công nghiệp hà nội (Trang 33 - 34)

8. Cấu trúc luận văn

2.2. Hệ thống giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam

Hình 2.2. Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam

Chúng ta đã áp dụng phƣơng pháp: “Phát triển hệ thống dạy nghề 3 cấp trình độ” vào hệ thống dạy nghề để nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực.

a.Trình độ sơ cấp nghề: Đào tạo nghề trình độ sơ cấp nhằm trang bị cho ngƣời học năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc của một nghề, tạo điều kiện cho ngƣời học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên cao hơn.

Trình độ trung cấp nghề: Dạy nghề trình độ trung cấp nhằm trang bị cho ngƣời học kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, có đạo đức, lƣơng tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe, tạo điều kiện cho ngƣời học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.

b. Trình độ cao đẳng nghề: Dạy nghề trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho ngƣời học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một

34

nghề, có khả năng làm việc độ lập và tổ chức làm việc theo nhóm, có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, giải quyết đƣợc các tình huống phức tạp trong thực tế, có đạo đức, lƣơng tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe, tạo điều kiện cho ngƣời học sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề điện công nghiệp hệ cao đẳng nghề tại trường cao đẳng nghề công nghiệp hà nội (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)