Phân tích nợ xấu

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại phòng giao dịch an hữu – ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện cái bè, tỉnh tiền giang (Trang 84 - 90)

Nợ xấu là một chỉ tiêu rõ nét nhất đánh giá chất lượng tín dụng và hiệu quả sử dụng vốn vay của NH khi doanh số cho vay gia tăng. Vì thế làm thế nào để có thể hạn chế được nợ quá hạn, nợ xấu cũng như những yếu tố mất an toàn về vốn đưa rủi ro xuống mức thấp nhất là một vấn đề mà bất kỳ NH nào cũng là vấn đề quan tâm hàng đầu.

Căn cứ theo quyết định 493 2005 QĐ-NHNN và theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN, về việc phân loại nợ chúng ta xem xét các khoản nợ của khách hàng được PGD liệt kê vào các nhóm 3, 4, 5 được gọi chung là nợ xấu. Đây là tình hình nợ xấu tại PGD qua giai đoạn ba năm có tăng giảm không đều. Cụ thể ở năm 2011 tổng nợ xấu là 378 triệu đồng. Đến năm 2012 nợ xấu đạt được là 344 triệu đồng, giảm hơn năm 2011 là 34 triệu đồng tương ứng tốc độ giảm là 8,99% . Còn năm 2013 tổng nợ xấu là 297 triệu đồng giảm hơn năm 2012 là 47 triệu đồng tương ứng tốc độ giảm của nợ xấu so với năm 2012 là 13,66%. Như vậy, ta thấy xu hướng là nợ xấu giảm qua các năm, chứng tỏ PGD đã xử lý triệt để được các món nợ xấu đang có và ngăn ngừa nợ xấu phát sinh từ đó nợ xấu có xu hướng giảm.

4.2.4.1. theo thời hạn tín dụng

Bảng 4.15: Nợ xấu theo thời hạn tín dụng tại PGD An Hữu

qua 3 năm 2011 – 2013. Đơn vị: triệu đồng

Nguồn: Báo cáo nợ xấu tạ PGD An Hữu trong 3 năm 2011 – 2013

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012 so 2011 2013 so 2012 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 261 241 205 (20) (7,66) (36) (14,93) Trung và dài hạn 117 103 92 (14) (11,96) (11) (10,67) Tổng 378 344 297 (34) (8,99) (47) (13,66)

73

Nợ xấu theo thời hạn tín dụng qua ba năm ở nhóm ngắn hạn và trung hạn nhìn chung là giảm. Xét về tỷ trọng tổng nợ xấu thì nợ xấu ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất qua ba năm tăng với tổng nợ xấu. Năm 2011 thì nợ xấu trung hạn chiếm tỷ trọng chỉ là 31,96% tương ứng với số tiền là 117 triệu đồng phần còn lại 261 triệu đồng là thuộc về nợ xấu ngắn hạn. Năm 2012 thì nợ xấu trung hạn chiếm tỷ trọng chỉ 29,94% còn lại là của nợ xấu ngắn hạn. Xu hướng cũng tương tự như hai năm trước liền kề, năm 2013 nợ xấu ngắn hạn chiếm 205 triệu đồng tương ứng tỷ trọng là 69,02% còn lại 30,98% là thuộc về nợ xấu trung hạn.

Nhìn chung thì tình hình của nợ xấu ngắn hạn giảm qua từng năm. Năm 2011 nợ xấu ngắn hạn là 261 triệu đồng, bước sang năm 2012 con số nợ xấu là 241 triệu đồng. Giảm hơn năm 2011 là 20 triệu đồng tương ứng tốc độ giảm nợ xấu là 7,66%, và tiếp tục giảm xuống, đến năm 2013 tổng nợ xấu là 205 triệu đồng, giảm hơn năm 2012 là 36 triệu đồng, tương ứng tốc độ giảm nợ xấu của năm là 14,93%.

Còn về nợ xấu trung hạn thì cũng giảm xuống trong ba năm, năm 2011 tổng nợ xấu trung hạn là 117 triệu đồng, đến năm 2012 thì nợ xấu là 103 triệu đồng, giảm so với năm 2011 là 14 triệu đồng tương ứng tốc độ giảm nợ xấu là 11,96%. Nhưng đến cuối năm 2013 thì tình hình nợ xấu trung hạn tại phòng

Nguồn: Báo cáo nợ xấu tạ PGD An Hữu, 2011 - 2013

Hình 4.12: Cơ cấu nợ xấu theo thời hạn tín dụng tại PGD An Hữu

69,04 % 30,98 % Năm 2011 70,06 % 29,94 % Năm 2012 69,02 % 30,98 % Năm 2013 Ngắn hạn Trung và Dài hạn

74

giao dịch là 92 triệu đồng giảm hơn năm 2012 là 11 triệu đồng. Tốc độ giảm nợ xấu của năm 2013 so với năm 2012 là 10,67%.

Nhìn chung qua 3 năm, nợ xấu có chiều hướng giảm xuống. Đây là một dấu hiệu khả quan cho các khoản vay ngắn hạn trong 3 năm qua kinh doanh có hiệu quả, do NH có chính sách khắc phục kịp thời như thường xuyên bám sát khoản vay, theo dõi nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng định kỳ nhằm hạn chế nợ xấu ngày một phát sinh trong tương lai, xử lý triệt để các món vay mới qua hạn, ngăn chặn những món vay thuộc nhóm 02 không để chuyển sang nợ nhóm 03, nhóm 04 và nhóm 05 (nhóm nợ xấu). Vì khi nợ xấu giảm nhiều thì PGD sẽ trích dự phòng rủi ro cho những nhóm nợ này ít lại như vậy sẽ làm cho lợi nhuận của PGD tăng lên. Qua đây, giúp ta thấy được Ban giám đốc PGD đã đề ra được những chính sách thật sự hiệu quả, tỷ lệ nợ xấu hàng năm giảm xuống đáng kể. Kết quả này có được là do sự phối hợp giữa Ban giám đốc và cán bộ tín dụng của PGD. Ban giám đốc đưa ra chế độ khen thưởng cho các cán bộ phụ trách các xã khác nhau về công tác thu hồi các khoản nợ xấu của xã đó ở năm trước và ngăn ngừa không cho nợ xấu mới xuất hiện. Về phần các cán bộ tín dụng luôn có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác thu hồi nợ, luôn đôn đốc nhắc nhở tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trả nợ Ngân hàng. Với các khoản cho vay mới thì luôn xem xét thẩm định k càng khi cho vay. Trước khi tới kỳ trả nợ thì điện thoại nhắc nhở hoặc đi xuống nhà đôn đốc trả nợ. Thậm chí khuyến khích người dân cố gắng trả nợ cho PGD sau đó sẽ cho vay lại để chuyển nhóm nợ nhằm hạn chế nợ xấu mới phát sinh, đồng thời cũng ra sức thu hồi nợ xấu cũ. Chính những điều đó đã làm cho nợ xấu không tăng mà còn giảm xuống. Nó cũng đã chứng minh được một phần nào đó PGD đã sử dụng vốn có hiệu quả. Do đó, PGD cần phải phát huy hơn nữa để hạn chế tỷ lệ nợ xấu đến mức tối thiểu, nâng cao chất lượng tín dụng của mình, tạo lòng tin tuyệt đối trong người dân.

75

Bảng 4.16: Nợ xấu theo thời hạn tín dụng tại PGD An Hữu 6 tháng đầu năm 2013 và năm 2014.

Đơn vị: triệu đồng

Nguồn: Báo cáo nợ xấu tạ PGD An Hữu trong 6 tháng đầu năm 2013 – 2014.

Qua bảng số liệu sáu tháng đầu năm 2013 và năm 2014 ta thấy, nợ xấu ngắn hạn cũng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ xấu của PGD. Nhìn chung thì tốc độ tăng trưởng của nợ xấu ngắn hạn tăng qua sáu tháng đầu hai năm 2013 và năm 2014. Sáu tháng đầu năm 2013 nợ xấu ngắn hạn là 194 triệu đồng, bước sang sáu tháng đầu năm 2014 con số nợ xấu là 490 triệu đồng. Tăng cao hơn năm 2013 là 296 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng trưởng nợ xấu là 152,58%.

Còn về nợ xấu trung hạn thì cũng tăng lên trong sáu tháng đầu hai năm 2013 và năm 2014, năm 2013 tổng nợ xấu trung hạn là 87 triệu đồng, đến năm 2014 thì nợ xấu là 210 triệu đồng, tăng so với năm 2013 là 123 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng trưởng nợ xấu tăng 141,38%.

Kết quả nợ xấu ngắn hạn và trung hạn của PGD trong sáu tháng đầu hai năm 2013 và năm 2014 đều tăng và đặc biệt là nợ xấu ngắn hạn là bởi vì, trong giai đoạn này nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, có một vài hộ nông dân gặp khó khăn về tài chính.

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm

Chênh lệch 6 tháng 2014 so 6 tháng 2013 2013 2014 Số tiền % Ngắn hạn 194 490 296 152,58 Trung và dài hạn 87 210 123 141,38 Tổng 281 700 419 149,11

76

theo ngành kinh tế

Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế của PGD qua ba năm được thể hiện cụ thể trong bảng 4.17 dưới đây.

Bảng 4.17: Nợ xấu theo ngành kinh tế tại PGD An Hữu qua 3 năm 2011 – 2013.

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2012 so 2011 2013 so 2012

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Số tiền %

1. Nông nghiệp 377 99,74 344 100,00 297 100,00 (33) (8,75) (47) (13,66)

2. KD - DV 1 0,26 – – – – (1) (100) – –

3. Ngành khác – – – – – – – – – –

Tổng 378 100,00 344 100,00 297 100,00 (34) (8,99) (47) (13,66)

77

Trong tổng nợ xấu tại PGD chúng ta nhận thấy nợ xấu tập trung chủ yếu là tỷ trọng nợ xấu của ngành Nông nghiệp. Các nhóm ngành khác là không có nợ xấu. Cụ thể nợ xấu của ngành Nông nghiệp chiếm 100% trong tổng nợ xấu. Năm 2011, Nợ xấu là 377 triệu đồng chiếm 99,74% trong tổng dư nợ. Sang năm 2012, nợ xấu là 344 triệu đồng, giảm hơn năm 2011 là 34 triệu đồng tương ứng tốc độ giảm nợ xấu là 8,75%. Và tiếp tục giảm xuống, đến năm 2013 tổng nợ xấu chỉ còn 297 triệu đồng, giảm hơn năm 2012 là 47 triệu đồng tương ứng tốc độ giảm nợ xấu của năm là 13,66%. Nợ xấu chủ yếu tập trung vào các hộ nghèo, đi làm ăn xa, người vay chết người thừa kế không chịu trách nhiệm về khoản vay.... thời điểm của các khoản vay từ năm 2007, năm 2008 cho đến nay. PGD đã và đang thực hiện kế hoạch xử lý nợ xấu một cách cụ thể và triệt để nhất.

Còn đối với dư nợ nhóm ngành Kinh doanh – Dịch vụ và Ngành khác thì nợ xấu hầu như là không có. Do PGD có những chính sách quản lý, khắc phục kịp thời như thường xuyên bám sát khoản vay, theo dõi nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng định kỳ nên đã hạn chế được nợ xấu. Bên cạnh đó khách hàng muốn tiếp tục có thêm vốn để đầu tư và phát triển quy mô hoạt động của mình, để được ngân hàng xếp loại tín nhiệm khách hàng cao. Nên khách hàng cố gắng phấn đấu trả nợ tốt và đúng thời hạn, tạo mối quan hệ tốt với ngân hàng trong các kỳ vay tiếp theo.

Bảng 4.18: Nợ xấu theo ngành kinh tế tại PGD An Hữu 6 tháng đầu năm 2013 và năm 2014.

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

6 tháng đầu năm Chênh lệch

2013 2014 6 tháng 2014 so

6 tháng 2013 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % 1. Nông nghiệp 281 100,00 400 57,14 119 42,35

2. KD - DV – – 300 42,86 300 –

3. Ngành khác – – – – – –

Tổng cộng 281 100,00 700 100,00 419 149,11

78

Đối với số liệu của sáu tháng đầu năm 2013 và năm 2014. Trong tổng nợ xấu tại PGD chúng ta nhận thấy nợ xấu tập trung chủ yếu là tỷ trọng nợ xấu của ngành Nông nghiệp. Các nhóm Ngành khác là không có nợ xấu. Nhưng đến sáu tháng đầu năm 2014, nợ xấu của nhóm ngành Nông nghiệp là 400 triệu đồng so với sáu tháng đầu năm 2013 cụ thể tăng 119 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng trưởng nợ xấu là 42,35%.

Còn đối với dư nợ nhóm ngành Kinh doanh – Dịch vụ và Ngành khác thì nợ xấu hầu như là không có vào sáu tháng đầu năm 2013. Do có một vài hộ vay Nông dân gặp khó khăn về tài chính làm ăn thua lỗ.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại phòng giao dịch an hữu – ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện cái bè, tỉnh tiền giang (Trang 84 - 90)