Phân tích doanh số cho vay

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại phòng giao dịch an hữu – ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện cái bè, tỉnh tiền giang (Trang 55 - 65)

Cho vay là hoạt động tín dụng sinh lời chủ yếu của PGD An Hữu. Trong hoạt động tín dụng, mục tiêu chủ yếu của Ngân hàng là kiếm được lợi nhuận trên cơ sở phục vụ nhu cầu tín dụng của cộng đồng. Doanh số cho vay là tổng số tiền mà NH đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một khoảng thời gian nhất định. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện quy mô hoạt động của NH. Do bản chất của hoạt động tín dụng là “đ vay để cho vay”, vì thế khi huy động được nguồn vốn NH phải lập tức tìm kênh đầu tư, tránh tình trạng ứ động vốn.

44

Dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc và sự phối hợp của cán bộ, công nhân viên cấp dưới, tình hình cho vay của PGD An Hữu có nhiều chuyển biến tích cực như sau:

Doanh số cho vay qua ba năm tăng. Cụ thể năm 2011 con số đạt được là 109.313 triệu đồng, năm 2012 tổng doanh số cho vay là 130.232 triệu đồng, tăng 20.919 triệu đồng tương ứng 19,14% so với năm 2011, năm 2013 thì doanh số cho vay lại giảm so với năm 2012 là 1,12% tương đương với số tiền là 1.461 triệu đồng, với tổng doanh số cho vay của năm 2013 là 128.771 triệu đồng. Nhưng sang 06 tháng đầu năm 2014 thì doanh số cho vay đạt tới 104.361 triệu đồng tăng 35.778 triệu đồng tương ứng 52,17% so với 06 tháng cùng kỳ năm 2013 doanh số cho vay là 68.583 triệu đồng. Với mức tăng doanh số cho vay như vậy góp phần tạo điều kiện PGD An Hữu mở rộng được phạm vi khách hàng và ngày càng khẳng định chất lượng dịch vụ của mình đối với tất cả khách hàng có nhu cầu, tạo uy tín đối với khách nhiều khách hàng tìm đến hơn.

Do nh số cho v theo thời hạn tín dụng

Do giới hạn về qui mô tổ chức hoạt động và chiến lược phát triển của Hội sở ngân hàng mà PGD An Hữu chủ yếu tập chung phục vụ nhu cầu khách hàng trong các khoảng cho vay tín dụng ngắn hạn và trung hạn. Số liệu cụ thể được thể hiện trong các bảng 4.3.

Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng tại PGD An Hữu qua 3 năm 2011 – 2013.

Đơn vị: triệu đồng

Nguồn: Báo cáo doanh số cho vay tạ PGD An Hữu trong 3 năm 2011 – 2013

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012 so 2011 2013 so 2012 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 75.426 69 91.163 70,1 88.852 69 15.737 20,86 (2.311) (2,54) Trung và dài hạn 33.887 31 39.069 29,9 39.919 31 5.182 15,29 850 2,18 Tổng 109.313 100 130.232 100 128.771 100 20.919 19,14 (1.461) (1,12)

45

Từ số liệu bảng số liệu và đồ thị ta nhận thấy, xét về tỷ trọng thì doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm phần lớn trong tổng doanh số cho vay của PGD. Vì đa phần dân ở đây chủ yếu trồng trọt, chăn nuôi ngắn hạn, nên cần vốn để đầu tư cây, con giống trong năm nhiều hơn là khoản vay dài hạn. Chính vì thế, nhu cầu tín dụng ngắn hạn là rất nhiều đối với cá nhân cũng như hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn. Và thực tiễn cũng cho thấy tín dụng ngắn hạn thật sự đã đáp ứng được nhu cầu vốn lưu động ngắn hạn bị thiếu hụt của bà con nông dân tại địa bàn, hoạt động cho vay hộ nông dân vẫn là công việc diễn ra hàng ngày tại PGD. Và điều này phù hợp với cơ cấu vốn huy động của PGD được dùng để cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng tương đối nhiều.

Có được kết quả như trên, nhìn chung phần lớn vốn mà PGD huy động được chủ yếu là huy động có thời gian dưới 12 tháng, nên việc đầu tư vào các khoản cho vay trung hạn cũng được PGD chú ý nhưng có giới hạn, chiếm tỷ trọng thấp thấp hơn so với các khoản cho vay ngắn hạn, nhằm đảm bảo tính hợp lý ở hoạt động huy động và cho vay, tránh rủi ro và đảm bảo tính thanh khoản cho PGD. Cụ thể năm 2011 cho vay ngắn hạn chiếm 69% trong tổng doanh số cho vay, sang năm 2012 thì cho vay trung hạn chỉ chiếm có 29,9% còn lại phần lớn là thuộc cho vay ngắn hạn. Doanh số cho vay ngắn hạn là 88.852 triệu đồng tương ứng với tỷ trọng tỷ trọng là 69% so với tổng doanh số

Nguồn: Báo cáo doanh số cho vay tạ PGD An Hữu, 2011 - 2013

Hình 4.3: Cơ cấu doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng tại PGD An Hữu

69 % 31 % Năm 2011 70,1 % 29,9 % Năm 2012 69 % 31 % Năm 2013 Ngắn hạn Trung và Dài hạn

46

cho vay là của năm 2013. Do lượng VHĐ ngắn hạn của PGD năm 2013 huy động được ít hơn với năm 2012.

Tốc độ tăng trưởng của hai khoản tín dụng ngắn hạn và trung hạn có sự tăng giảm khác nhau tăng qua ba năm. Năm 2012 khoản cho vay ngắn hạn có tốc độ tăng trưởng so với năm 2011 là 20,86% tương ứng với doanh số cho vay tăng hơn là 15.737 triệu đồng. Còn cho vay trung hạn năm 2012 cũng cao hơn năm 2011 với mức tăng hơn là 5.182 triệu đồng, tăng 15,29% so với năm 2011. Tổng của các khoản cho vay ngắn hạn và trung hạn của năm 2012 tăng cao hơn năm 2011 là 20.919 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 19,14% so với năm 2011. Bước sang giai đoạn đến cuối năm 2013 thì kết quả có được là các khoản cho vay trung hạn so với năm 2012 có tốc độ tăng trưởng là 2,18% tương ứng với số tiền là 850 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng năm 2013 do nhu cầu về vốn trung, dài hạn của các hộ nông dân trong những năm này tăng vì đối tượng cho vay chủ yếu là cải tạo vườn tạp, phương án xây dựng nhà, kinh doanh và một số phương án cho vay theo chương trình tín dụng hỗ trợ nông thôn của ADB,…nhằm cải thiện năng suất cây trồng vật nuôi và nâng cao đời sống của người dân. Và việc cải tạo các cây giống gieo trồng năm này đang vào giai đoạn phát triển, đòi hỏi phải được bảo vệ và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng nhằm phòng ngừa các loại sâu bệnh phá hoại, thúc đẩy quá trình phát triển.

Nhưng ngược lại, các khoản cho vay ngắn hạn lại giảm mạnh ở năm 2013 so với năm 2012 và với doanh số cho vay là 88.852 triệu đồng, giảm 2.311 triệu đồng tương ứng giảm 2,54% so với năm 2012. Do sự tăng và giảm giữa các khoản cho vay trong hai nhóm thời gian cho vay ngắn và trung hạn nên năm 2013, doanh số cho vay giảm 1,12% tương ứng với số tiền cho khách hàng vay giảm là 1.461 triệu đồng. Sự sụt giảm ở năm 2013 không phải do hoạt động tín dụng ngày càng đi xuống không hiệu quả, mà do nhiều nguyên nhân khách quan như: khách hàng trả nợ vay nhưng không vay lại, một số khách hàng vay ở ngân hàng mới trong khu vực theo lời chào hấp dẫn. Và phần lớn khách hàng của PGD là nông dân, vay để sản xuất mùa vụ có vòng quay vốn ngắn nên cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay của PGD.

Từ kết quả trên cho thấy, doanh số cho vay ngắn hạn tăng trưởng không đều qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong việc cho vay của ngân hàng. Đây là thành phần tạo thu nhập ổn định cho ngân hàng vì đặc tính của loại cho vay này là xuất theo chu kỳ kinh doanh ngắn hạn, vòng quay vốn nhanh. Còn doanh số cho vay trung hạn cũng tăng qua các năm, dù chiếm tỷ trọng thấp nhưng đây cũng là đối tượng mà ngân hàng nhắm tới.

47

Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng tại PGD An Hữu

6 tháng đầu năm 2013 và năm 2014. Đơn vị: triệu đồng

Nguồn: Báo cáo doanh số cho vay tạ PGD An Hữu, 6 tháng đầu năm 2013 -2014

Qua bảng số liệu sáu tháng đầu năm 2013 và năm 2014 ta thấy, doanh số cho vay ngắn hạn cũng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay của PGD. Các khoản cho vay trung hạn cũng được PGD chú ý nhưng có giới hạn, chiếm tỷ trọng thấp thấp hơn so với các khoản cho vay ngắn hạn, nhằm đảm bảo tính hợp lý ở hoạt động huy động và cho vay, tránh rủi ro và đảm bảo tính thanh khoản cho PGD. Cụ thể sáu tháng đầu năm 2013 cho vay ngắn hạn chiếm 68,99% trong tổng doanh số cho vay, sang sáu tháng đầu năm 2014 thì cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng là 70% trong doanh số cho vay.

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm

Chênh lệch 6 tháng 2014 so 6 tháng 2013 2013 Tỷ trọng 2014 Tỷ trọng Số tiền % Ngắn hạn 47.322 68,99 73.053 70,00 25.731 54,37 Trung và dài hạn 21.261 31,01 31.308 30,00 10.047 47,26 Tổng 68.583 100,00 104.361 100,00 35.778 52,17

Nguồn: Báo cáo doanh số cho vay tạ PGD An Hữu, 6 tháng đầu năm 2013 -2014

Hình 4.4: Cơ cấu doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng tại PGD An Hữu 68,99 % 31,01 % 6 tháng đầu năm 2013 Ngắn hạn Trung và Dài hạn 70 % 30 % 6 tháng đầu năm 2014

48 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung tốc độ tăng trưởng của hai khoản tín dụng ngắn hạn và trung hạn tăng qua sáu tháng đầu hai năm 2013 và năm 2014. Sáu tháng đầu năm 2014 khoản cho vay ngắn hạn có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với sáu tháng đầu năm 2013 là 54,37% tương ứng với doanh số cho vay tăng hơn 25.731 triệu đồng. Còn cho vay trung hạn tính đến ngày 30 tháng 6, năm 2014 cũng cao hơn năm 2013 với mức tăng hơn là 10.047 triệu đồng, tăng 47,26%. Do đó làm cho tổng của các khoản cho vay ngắn hạn và trung hạn của sáu tháng đầu năm 2014 tăng cao hơn sáu tháng đầu năm 2013 là 35.778 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 52,17%.

Có được sự tăng trưởng này nhờ vào các chính sách tín dụng đúng đắn của PGD, sự nỗ lực của cán bộ tín dụng tiếp cận khách hàng, tư vấn và tuyên truyền cho khách hàng về các chính sách tín dụng uy đãi đối với khách hàng. PGD nên tiếp tục phát huy điểm mạnh này cho đến cuối năm để có thể cho vay theo kế hoạch đề ra.

Do nh số cho v theo ngành kinh tế

PGD An Hữu đầu tư và đa dạng hóa nghiệp vụ tín dụng của mình đến tất cả các ngành nghề kinh tế với những mục đích sử dụng không kém phần đa dạng. Số liệu cụ thể về kết quả doanh số cho vay theo ngành kinh tế được thể hiện sau đây.

Nguồn: Báo cáo doanh số cho vay tạ PGD An Hữu, 2011 - 2013

Hình 4.5: Cơ cấu doanh số cho vay theo ngành kinh tế tại PGD An Hữu

89,20 % 8,85 % 1,95 % Năm 2011 86,88 % 11 % 2,12 % Năm 2012 85,80 % 11,44 % 2,76 % Năm 2013 Nông Nghiệp TM - DV Ngành khác

49

Xét về tỷ trọng ta nhận thấy doanh số cho vay nhóm ngành Nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao hơn hẳn so với doanh số cho vay của các nhóm ngành kinh tế còn lại. Năm 2011, tỷ trọng của nhóm ngành Nông nghiệp là 89,20%, năm 2012 là 86,88% và đến cuối tháng 12 năm 2013 là 85,80% trong tổng doanh số cho vay, sự sụt giảm này chỉ thể hiện qua cơ cấu nhưng thực chất về số lượng nó vẫn tăng lên vì đa phần người dân nơi đây sống bằng nghề nông là chính và với chủ trương đa dạng hóa nông nghiệp, nông thôn do đó cho vay nông nghiệp vẫn là chủ chốt. Trong các đối tượng khách hàng của PGD thì đối tượng khách hàng thuộc nhóm Ngành khác chiếm tỷ trọng ít nhất trong tổng doanh số cho vay. Nhóm ngành chiếm tỷ trọng cao thứ hai được PGD xếp vào nhóm KD – DV. Tỷ trọng của hai nhóm ngành này có xu hướng ngày càng tăng, điều này thể hiện xã hội càng phát triển thì nhu cầu có được cuộc sống đầy đủ và sung túc của người dân càng cao. Phương hướng hoạt động của PGD là cố gắng đáp ứng vốn cho các ngành kinh tế theo chủ trương phát triển của địa phương nhưng vẫn đặt hiệu quả kinh doanh của mình lên hàng đầu. Nói chung, doanh số cho vay theo ngành kinh tế được thể hiện cụ thể trong bảng sau:

50

Bảng 4.5: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế tại PGD An Hữu qua 3 năm 2011 – 2013. Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2012 so 2011 2013 so 2012

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Số tiền % 1. Nông nghiệp 97.463 89,20 113.147 86,88 110.491 85,80 15.684 16,09 (2.656) (2,35)

2. KD - DV 9.675 8,85 14.355 11,00 14.735 11,44 4.680 48,37 380 2,65

3. Ngành khác 2.175 1,95 2.730 2,12 3.545 2,76 555 25,52 815 29,85

Tổng 109.313 100,00 130.232 100,00 128.771 100,00 20.919 19,14 (1.461) (1,12)

51

Doanh số cho vay thuộc nhóm Nông nghiệp năm 2011 con số đạt được là 97.463 triệu đồng bước sang năm 2012, kết quả đạt được là 113.147 triệu đồng, với tốc độ tăng trưởng doanh số rất cao 16,09% tương ứng doanh số cho vay tăng thêm là 15.684 triệu đồng so với năm 2011, nhưng doanh số cho vay thuộc nhóm ngành kinh tế này lại giảm ở năm 2013, với số doanh số giảm là 2.656 triệu đồng tương ứng với 2,35% so với năm 2012. Theo kế hoạch thì trong tương lai PGD An Hữu sẽ tiếp tục mở rộng cho vay ở lĩnh vực nông nghiệp, tích cực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu đầu tư vào sản xuất nông nghiệp ở nông thôn và phát triển kinh tế vùng.

Bên cạnh đó công cuộc công ngiệp hóa hiện đại hóa đất nước, xây dựng nông thôn mới trong khu vực, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nhóm ngành Nông Nghiệp dần chuyển sang các nhóm nghành KD – DV, và các nhóm Ngành khác. Điều này được thể hiện rõ với doanh số cho vay của đối tượng khách hàng thuộc nhóm Ngành khác có xu hướng tăng, năm 2012 tốc độ tăng trưởng là 25,52% so với năm 2011. Doanh số cho vay thuộc nhóm Ngành khác sang năm 2013 cũng tăng cao hơn năm 2012, tương ứng tốc độ tăng trưởng là 29,85% với doanh số cho vay tăng thêm là 815 triệu đồng. Khi nền kinh tế đã ổn định và phát triển thì mức sống của người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu đời sống ngày càng cao, nhu cầu ăn ở đi lại, xây dựng sửa chữa nhà cửa ngày càng nhiều nên làm cho DSCV lĩnh vực này tăng lên. Hơn nữa, vào năm này giá cả cũng khá tăng lên nên để có đủ tiền đáp ứng nhu cầu đời sống càng tiến bộ thì người dân cần phải vay vốn nhiều hơn. Trong thời gian tới PGD nên chú trọng tăng cường cho vay lĩnh vực này giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân trong vùng vì khi đời sống cá nhân được đáp ứng đầy đủ mới làm động lực cho người dân phấn đấu sản xuất kinh doanh tạo thu nhập ngày càng nhiều.

Doanh số cho vay của nhóm Kinh doanh – dịch vụ cũng có xu hướng tăng tương tự Ngành khác. Năm 2012 tốc độ tăng trưởng mạnh tăng 48,37% so với năm 2011 vói doanh số tăng thêm 4.680 triệu đồng. Sang năm 2013 doanh số cho vay tăng cao hơn năm 2012, với tốc độ tăng trưởng là 2,65%. PGD đặt tại xã An Hữu - nơi có chợ đầu mối trái cây lớn của huyện Cái Bè. Vì vậy, một lượng lớn khách hàng rất cần vốn lưu động để đáp ứng nhu cầu kinh doanh (bán buôn, bán lẻ), mặt khác đây cũng là một trong những ngành thế mạnh sẽ phát triển trong tương lai nên có nhiều người đầu tư vào ngành này hơn dẫn đến có nhiều khách hàng đến vay vốn để đầu tư vào ngành này. Nhiều loại hình kinh doanh như: dịch vụ quán ăn, quán nước giải khát...hình thành

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại phòng giao dịch an hữu – ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện cái bè, tỉnh tiền giang (Trang 55 - 65)