KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI PGD AN HỮU

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại phòng giao dịch an hữu – ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện cái bè, tỉnh tiền giang (Trang 38)

Đối với hoạt động của ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào sự ổn định và phát triển vào nền kinh tế - xã hội của đất nước. Trong mấy năm qua, nền kinh tế nước ta gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới và sự hội nhập trong quá trình phát triển đất nước, điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động của các NHTM cũng như toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung. PGD An Hữu cũng gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên PGD An Hữu, trong những năm qua PGD An Hữu đã đạt được những kết quả nhất định góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn hoạt động. Điều này được thể hiện qua kết quả hoạt động kinh doanh của PGD trong 3 năm 2011- 2013.

27

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh tại PGD An Hữu

trong 3 năm 2011 – 2013.

Đơn vị: triệu đồng

Nguồn: Kết uả hoạt động nh doanh tạ PGD An Hữu trong 3 năm 2011 – 2013

- Doanh thu

Dựa vào bảng 3.1 kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm từ 2011 đến 2013, ta thấy doanh thu của PGD An Hữu tăng trưởng liên tục trong 3 năm, năm 2013 có doanh thu tăng nhưng kém tăng trưởng hơn so với năm 2012.

Năm 2011 PGD An Hữu có doanh thu là 28.080 triệu đồng, bước sang năm 2012 doanh thu đạt 28.316 triệu đồng, tương ứng tăng 236 triệu đồng, tương ứng tăng 0,84% so với năm 2011. Đến năm 2013 doanh thu đạt 28.517 triệu đồng, tăng 201 triệu đồng, tương ứng tăng 0.71% so với năm 2012. Năm 2013 nền kinh tế tuy biến động nhưng đã phục hồi trở lại tạo thuận lợi cho người dân sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Sự canh tranh giữa các PGD của NHTM khác mới thành lập làm cho tốc độ tăng trưởng của doanh thu PGD An Hữu chậm lại. Nhưng doanh thu của PGD An Hữu đều tăng trưởng liên tục trong 3 năm gần đây, đó là một tín hiệu khả quan đối với hoạt động của PGD An Hữu. Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012 so 2011 2013 so 2012 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Tổng DT 28.080 28.316 28.517 236 0,84 201 0,71 TN từ lãi 27.982 28.215 28.414 233 0,83 199 0,71 TN khác 98 101 103 3 3,06 2 1,98 Tổng CP 24.432 24.569 24.700 137 0,56 131 0,53 CP trả lãi 22.132 22.369 22.600 237 1,07 231 1,03 CP khác 2.300 2.200 2.100 (100) (4,35) (100) (4,55) Lợi nhuận 3.648 3.747 3.817 99 2,71 70 1,87

28

Chiếm tỷ trọng cao nhất và góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của doanh thu là các khoản thu từ lãi liên tục tăng qua 3 năm. Năm 2011 thu từ lãi là 27.982 triệu đồng. Năm 2012 là 28.215 triệu đồng, tăng 233 triệu đồng, tương ứng tăng 0,83% so với năm 2011. Nguyên nhân là do người dân có nhu cầu vay vốn ngày càng nhiều, đặc biệt là lãi suất cho vay bắt đầu giảm để hỗ trợ cho việc sản xuất, kinh doanh, trang trải đời sống hằng ngày làm cho thu nhập từ lãi ngày càng gia tăng. Trong năm 2013 doanh thu từ hoạt động tín dụng đạt 28.414 triệu đồng, tăng 199 triệu đồng, tương ứng tăng 0,71% so với năm 2012, đây là một con số khá ấn tượng trong hoạt động kinh doanh từ năm 2011- 2013.

Bên cạnh hoạt động cho vay, PGD An Hữu cũng chú trọng đến việc phát triển các hoạt động dịch vụ của NH; vì đây cũng là hoạt động tạo ra lợi nhuận ổn định và ít rủi ro đối với NH. Năm 2011 có doanh thu từ hoạt động dịch vụ là 98 triệu đồng, sang năm 2012 doanh thu từ hoạt động này là 101 triệu đồng, tăng 3 triệu đồng, tương ứng tăng 3,06% so với năm 2011. Đến năm 2013 có doanh thu từ hoạt động dịch vụ là 103 triệu đồng, tăng 2 triệu đồng, tương ứng với tăng 1,98% so với năm 2012. Sự tăng trưởng này cho thấy khách hàng ngày càng sử dụng nhiều dịch vụ hơn tại PGD như: thanh toán, thu phí thẻ ATM, chuyển tiền nhanh, chuyển lương, công tác chi trả kiều hối, chuyển tiền Western Union… Đồng thời cũng chứng minh rằng NH ngày càng phục vụ và đáp ứng khách hàng tốt hơn.

- Ch phí

Doanh thu liên tục tăng trưởng qua 3 năm tất nhiên sẽ kéo theo chi phí cũng tăng trưởng trong các hoạt động của PGD. Bảng 3.1 cho ta thấy chi phí của PGD cũng tăng liên tục từ năm 2011 – 2013 và chiếm chi phí lớn nhất vẫn là chi phí trả lãi. Năm 2011 có tổng chi phí là 24.432 triệu đồng, sang năm 2012 tổng chi phí tăng thêm 137 triệu đồng tương ứng tăng 0,56% , làm tổng chi phí đạt 24.569 triệu đồng so với năm 2011, đây là năm tăng trưởng chi phí mạnh nhất trong 3 năm. Đến năm 2013 có tổng chi phí là 24.700 triệu đồng, tăng 131 triệu đồng, tương ứng tăng 0,53% so với năm 2011. Qua kết quả trên cho thấy năm 2012 NH chưa làm tốt công tác kiểm soát chi phí dẫn đến chi phí tăng trưởng ở mức khá cao. Năm 2013 chi phí có tăng nhưng tăng ở mức thấp hơn năm 2012, tùy theo loại chi phí do Ngân hàng đã có chính sách tiết kiệm chi phí, quản lý, kiểm soát chặt chẽ hơn để đứng vững và nâng cao khả năng cạnh tranh. Trong đó chi phí trả lãi chiếm tỷ trọng cao nhất nhất trong tổng chi phí, điều đó cho ta thấy được hoạt động cho vay của PGD vẫn là chính yếu. Qua các năm chi phí này ngày càng tăng, tính đến năm 2013 chi phí trả lãi là 22.600 triệu đồng. PGD đã tăng cường công tác huy động mọi nguồn

29

vốn từ các tổ chức kinh tế và dân cư thông qua nhiều kênh huy động vốn, ngoài các hình thức huy động truyền thống như tiền gửi tiết kiệm thì Ngân hàng đã triển khai các hình thức huy động vốn mới như phát hành giấy tờ có giá dưới dạng chứng chỉ tiền gửi, huy động tiết kiệm tích lũy, gửi góp, dự thưởng, tiền gửi bậc thang, tăng cường mở rộng thẻ ATM… với các mức lãi suất hấp dẫn, sử dụng các công cụ khuyến mãi, tặng quà…kèm theo việc thực hiện nhiều biện pháp tích cực để nâng cao hiệu quả huy động vốn bằng nhiều hình thức như: tuyên truyền quảng cáo, cải tiến phong cách giao dịch.. nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Do vậy nguồn vốn của Ngân hàng không ngừng tăng cao.

Ngược lại các khoản chi khác có xu hướng giảm qua các năm, năm 2013 khoản chi khác lên tới 2.100 triệu đồng giảm 100 triệu đồng, tương ứng tăng 4,55% so với 2012, các khoản chi khác đã giảm đáng kể. Do PGD đã có chính sách tiết kiệm chi phí triệt để nhất, nên các khoản chi phí khác đã giảm đáng kể.

- Lợi nhuận

Lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn của các Ngân hàng nói chung hay của PGD nói riêng. Xét về mức tăng trưởng của PGD trong ba năm qua, thông qua bảng số liệu ta có thể nhận thấy rằng lợi nhuận của PGD tăng trưởng ổn định.

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

28.080 28.316 28.517

24.432 24.569 24.700

3.648 3.747 3.817

Tổng DT Chi phí Lợi nhuận

Nguồn: Báo cáo ết uả hoạt động nh doanh tạ PGD An Hữu, 2011 - 2013

30

Lợi nhuận tăng do doanh thu tăng đáng kể, song Ban lãnh đạo PGD đã làm tốt hơn công tác kiểm soát chi phí, chống lạm phát. Năm 2011 sau khi trừ tất cả chi phí thì lợi nhuận đạt 3.648 triệu đồng, sang năm 2012 lợi nhuận là 3.747 triệu đồng, tăng 99 triệu đồng, tương ứng tăng 2,71% so với năm 2011. Đến năm 2013 lợi nhuận đạt được là 3.817 triệu đồng, tăng 70 triệu đồng, tương ứng tăng 1,87% so với năm 2012, qua đó cho thấy tuy chi phí có tăng hơn mọi năm nhưng không đáng kể vì NH đã kiềm chế được một khoảng chi phí nào đó khi doanh thu vẫn đang tăng trưởng.

Nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh của PGD trong 3 năm vừa qua đều mang đến lợi nhuận đáng kể giúp PGD An Hữu duy trì và phát triển tốt. Sỡ dĩ PGD hoạt động có hiệu quả như thế là nhờ vào sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo đã đề ra những chính sách đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế và sự nỗ lực của cán bộ, nhân viên PGD đã hoàn thành tốt nhiệm vụ mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng cũng như sự chỉ đạo của NH cấp trên; cùng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương các cấp trên địa bàn, quan tâm, giúp đỡ, xem công tác tín dụng là biện pháp hàng đầu trong chính sách khuyến nông của Huyện. Tất cả các yếu tố trên giúp PGD hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội của Huyện đề ra. Không dừng lại ở đây, PGD cần nỗ lực nhiều hơn nữa trong thời gian tới, phát huy tốt các điểm mạnh để không ngừng nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động tín dụng và cần phục vụ khách hàng tốt hơn, tạo niềm tin hơn nữa cho khách hàng, được như thế mới đem lại kết quả tốt nhất cho sự phát triển của PGD.

3.5. NHỮNG ĐIỂM THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TẠI PGD AN HỮU

3.5.1. Thuận lợi

Đội ngũ cán bộ, nhân viên nhiệt tình, năng nổ luôn đoàn kết, giúp đỡ nhau trong công tác nghiệp vụ; cùng với sự lãnh đạo tinh tế của Ban giám đốc NH nên đã góp phần thành công trong hoạt động của PGD. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có nhiều khách hàng uy tín, luôn tạo được niềm tin đối với khách hàng. Được trang bị máy móc, thiết bị k thuật đầy đủ góp phần tiết kiệm thời gian, nâng cao chất lượng làm việc của nhân viên PGD.

Được nhiều sự quan tâm của NH cấp trên và sự giúp đỡ của các cấp chính quyền đoàn thể địa phương trong công tác đầu tư tín dụng trên địa bàn ngày một nhiều hơn.

Hoạt động của PGD được chuẩn hoá bằng các quy định, quy chế ban hành dựa trên cơ sở chính sách pháp luật rất chặt chẽ, tạo điều kiện cho việc chuyên nghiệp hoá chuyên môn của cán bộ nhân viên. Thực hiện tốt chủ

31

trương phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và nhà nước, kinh tế xã hội chuyển biến tích cực, nhiều hộ nông dân mạnh dạn đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh, ứng dụng tiến bộ khoa học k thuật, công nghệ vào sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và cải thiện đời sống của mình.

Bên cạnh đó, PGD đã hoạt động theo định hướng hoạt động kinh doanh của Hội sở, có cơ chế điều hành nguồn vốn, lãi suất huy động và cho vay linh hoạt nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và thu hút khách hàng.

3.5.2. Khó khăn

Tình hình kinh tế có nhiều biến động, mức lãi suất thay đổi thường xuyên ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của PGD. Sự biến động giá cả thị trường, vật tư đầu vào, nông sản thực phẩm đầu ra có chiều hướng bất lợi trong lĩnh vực nông nghiệp, giá cả một số mặt hàng thiết yếu phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống như xăng, dầu, sắt thép, phân bón, thuốc trừ sâu,…tăng cao làm ảnh hưởng đến sản xuất, thu nhập của bà con nông dân. Vì vậy, một số khách hàng không trả được nợ vay làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của NH cả về lĩnh vực huy động vốn cũng như công tác cho vay và thu hồi nợ.

Áp lực cạnh tranh gay gắt với các NHTM khác và Qu Tín dụng nhân dân trên cùng địa bàn hoạt động.

Khách hàng của Ngân hàng phần lớn là những hộ sản xuất nông nghiệp nên việc đầu tư tín dụng còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và thị trường. Thiên tai, dịch bệnh thường xuyên xảy ra ảnh hưởng trực tiếp cho sản xuất, làm cho đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

Chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước và của địa phương mặc dù có nhiều đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển nói chung và cho hoạt động Ngân hàng nói riêng. Tuy nhiên trong thời kỳ kinh tế hội nhập, môi trường kinh doanh luôn thay đổi, việc vận dụng các chính sách của Nhà nước vẫn còn gặp khó khăn, vướn mắc chưa giải quyết kịp thời.

3.6. CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI PGD AN HỮU TRIỂN TẠI PGD AN HỮU

3.6.1. Chính sách tín dụng

Số 32 QĐ – HĐTV – KHDN quyết định về một số chính sách tín dụng

 Điều 1. Sở giao dịch, chi nhánh loại I, loại II, loại III, Phòng giao dịch không được cho vay mới đối với lĩnh vực kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bất động sản (trừ cho vay hỗ trợ nhà ở theo chương trình của chính phủ, quy định của NHNN và Agribank).

32

 Điều 2. Các chi nhánh không được thực hiện hoạt động kinh doanh đầu tư chứng khoán nợ, chứng khoán vốn, phát hành bảo lãnh thanh toán trái phiếu công trình mua trái phiếu doanh nghiệp.

 Điều 3: Về đảm bảo cấp tín dụng

Căn cứ kết quả xếp hạng tín dụng của khách hàng theo quy định xếp hạng tín dụng của Agribank và các tiêu chí khác để xem xét việc áp dụng hình thức bảo đảm phù hợp cho từng khách hàng cụ thể.

a. Agr an xem xét, uyết định cấp tín dụng ngắn hạn hông c đảm bảo đối vớ hách hàng đáp ứng các đ u ki n sau:

- Không có nợ xấu tại Agribank và các tổ chức tín dụng khác trong 02 (hai) năm gần nhất đến thời điểm đề nghị cấp tín dụng;

- Được xếp hạng từ A trở lên theo quy định xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank;

- Khách hàng vay là doanh nghiệp phải có báo cáo tài chính năm trước liền kề được kiểm toán.

. Agr an xem xét, uyết định cấp tín dụng ngắn hạn hông c ảo đảm tố đa là 50% trên t ng dư nợ vay ngắn hạn đố vớ hách hàng đáp ứng các đ u n sau:

- Không có nợ xấu tại Agribank và các tổ chức tín dụng khác tại thời điểm cấp tín dụng;

- Được xếp hạng từ BBB trở lên theo quy định xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank.

c. ố vớ các hoản cấp tín dụng hác (ngoà đ ểm a, đ ểm u này) phả thực h n n pháp c ảo đảm, trừ các trường hợp:

- Khách hàng cho vay theo Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 41 2010 NĐ- CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 Chính phủ;

- Khách hàng vay tiêu dùng, phục vụ đời sống (bao gồm cấp tín dụng qua hình thức phát hành và sử dụng thẻ tín dụng) có nguồn trả nợ ổn định, thường xuyên từ tiền lương hàng tháng, được áp dụng cấp tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản với mức dư nợ tối đa bằng 36 tháng tiền lương của khách hàng được cấp tín dụng (đối với khách hàng cấp tín dụng qua hình thức phát hành và sử dụng mức cấp tín dụng tối đa là 500 triệu đồng).

33 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.6.2. Mục tiêu hoạt động

- Giữ vững và nâng cao vị thế, thị phần, sức cạnh tranh của ngân hàng.

- Tạo chuyển biến về lượng và chất trong việc huy động vốn và cho vay.

- Tăng trưởng ổn định, an toàn, phù hợp với nguồn vốn huy động.

- Tăng huy động vốn, số lượng khách hàng, mở rộng hoạt động dịch vụ.

3.6.3. Định hướng phát triển

3.6.3.1. àn hoạt động

- Tiếp tục duy trì địa bàn hoạt động, tìm kiếm thêm địa bàn mới.

- Chọn lọc khách hàng đã và đang có, tìm kiếm khách hàng mới, khách hàng tiềm năng

- Tăng dư nợ cho khách hàng quen có uy tín.

3.6.3.2. hí g n hàng

- Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức hợp lý, đảm bảo cân đối, an toàn và tăng khả năng sinh lời.

- Nâng cao chất lượng các dịch vụ và cách phục vụ đối với khách hàng.

- Tập trung cho đầu tư hệ thống tin học trên cơ sở đẩy nhanh tốc độ thực

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại phòng giao dịch an hữu – ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện cái bè, tỉnh tiền giang (Trang 38)