Phân tích tình hình dư nợ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại phòng giao dịch an hữu – ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện cái bè, tỉnh tiền giang (Trang 74 - 84)

Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh kết quả có được của PGD từ khâu cho vay đến khâu thu nợ. Nó thể hiện số vốn mà ngân hàng cho vay nhưng không thu hồi được hoặc chưa đến hạn thu hồi tại thời điểm báo cáo.

Từ kết quả tăng trưởng của doanh số cho vay qua ba năm, ta thấy công tác thu nợ cũng gặp không ít khó khăn trở ngại, nhưng đội ngũ cán bộ PGD đã làm việc hết sức mình để đảm bảo doanh số thu nợ đạt chỉ tiêu nhưng nhìn chung qua ba năm tình hình thu nợ có xu thế giảm nhẹ. Dẫn đến tốc độ trưởng của tổng dư nợ qua ba năm cũng tăng nhẹ. Con số cụ thể qua các năm như sau: Tổng dư nợ năm 2011 của PGD là 136.474 triệu đồng. Sang năm 2012 tổng dư nợ của PGD là 147.494 triệu đồng, dư nợ tăng thêm 11.020 triệu đồng

63

tương ứng tốc độ tăng trưởng 8,08% so với năm 2011. Đến cuối năm 2013 thì dư nợ PGD là 160.002 triệu đồng tăng hơn dư nợ năm 2012 là 12.507 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng tăng 8,48%.

Có được kết quả trên một phần do PGD đã tìm kiếm khách hàng mới, tăng suất đầu tư.

Dư n theo thời hạn tín dụng

Chúng ta nhận thấy dư nợ theo thời hạn tín dụng của nhóm ngắn hạn có xu hướng tăng qua 3 năm. Cụ thể năm 2011 dư nợ đạt được là 94.167 triệu đồng, đến năm 2012 dư nợ ngắn hạn lúc bấy giờ là 103.246 triệu đồng tăng cao hơn so với năm 2011 là 9.079 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng trưởng là 9,64%, và dư nợ ngắn hạn tiếp tục tăng ở năm 2013, với con số đạt được là 110.401 triệu đồng tăng hơn năm 2012 là 7.155 triệu đồng tương ứng tăng hơn so với năm 2012 là 6,93%. Tình hình dư nợ luôn tỷ lệ nghịch với doanh số thu nợ và tỷ lệ thuận với doanh số cho vay. Dư nợ qua các năm đều tăng là vì trong giai đoạn ba năm từ 2011 và 2013 nền kinh tế đang có chiều hướng phục hồi sau khi chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nên nhu cầu về vốn là hết sức cần thiết, hơn nữa khoản cho vay thuộc nhóm ngắn hạn có chu kỳ sản xuất ngắn, vòng quay vốn nhanh nên nhu cầu về vốn cũng tăng cao hơn. Nắm bắt được tình hình đó nên PGD đã mở rộng mạng lưới khách hàng và tạo điều kiện để số lượng khách hàng có đủ điều kiện vay vốn tiếp xúc được với nguồn vốn một cách dễ dàng có hiệu quả.

Cùng với xu hướng dư nợ ngắn hạn tăng qua ba năm thì dư nợ trung và dài hạn của PGD có xu hướng tăng qua ba năm. Cụ thể, năm 2011 dư nợ là 42.307 triệu đồng, bước sang năm 2012 dư nợ là 44.248 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2011 là 1.941 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng trưởng là 4,59%. Và dư nợ tiếp tục tăng ở năm thứ ba trong giai đoạn này, đó là năm 2013 dư nợ đạt được là 49.601 triệu đồng tăng hơn so với năm 2012 là 5.353 triệu đồng tương ứng mức tăng 12,10%. Do chủ trương của NH là nâng dần tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn từ đó PGD đã khuyến khích khách hàng vay.

Dư nợ trung hạn tăng là do khách hàng có nhu cầu vay vốn để cải tạo vườn kém hiệu quả sang trồng những loại cây đặc sản khác. Ngoài ra PGD An Hữu còn cho vay với mục đích là xây dựng nhà, mua sắm vật dụng sinh hoạt.

Mặc dù dư nợ trung hạn có tăng nhưng tốc độ tăng trưởng không nhiều hơn so với tốc độ tăng trưởng của dư nợ ngắn hạn. Do tâm lý khách hàng ngại lãi suất vay trung và dài hạn cao hơn lãi suất vay ngắn hạn và thường gặp nhiều khó khăn trong việc trả nợ hơn vay ngắn hạn. Ta có tình hình dư nợ của PGD qua ba năm được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây.

64

Bảng 4.11: Dư nợ theo thời hạn tín dụng tại PGD An Hữu qua 3 năm 2011 – 2013.

Đơn vị: triệu đồng

Nguồn: Báo cáo dư nợ tạ PGD An Hữu trong 3 năm 2011 – 2013

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2012 so 2011 2013 so 2012

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 94.167 68,90 103.246 70,00 110.401 68,99 9.079 9,64 7.155 6,93

Trung và dài hạn 42.307 31,10 44.248 30,00 49.601 31,01 1.941 4,59 5.353 12,10

65

Nhìn chung chúng ta thấy dư nợ qua ba năm của PGD đều tăng. Nhưng tỷ trọng của khoản dư nợ phần lớn thuộc nhóm dư nợ ngắn hạn và phần chiếm tỷ trọng nhỏ hơn là nhóm dư nợ trung hạn. Cụ thể, năm 2011 dư nợ ngắn hạn là 94.167 triệu đồng chiếm 68,9% còn dư nợ trung hạn chiếm 31,1% trong tổng dư nợ, năm 2012 tỷ trọng dư nợ ngắn hạn chiếm 70% triệu đồng và năm 2013 tỷ trọng dư nợ trung hạn chiếm 31,01% trong tổng dư nợ. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng lên của dư nợ ngắn hạn là do doanh số yhu nợ ngắn hạn ít trong khi doanh số cho vay ngắn hạn nhiều. Do cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng cho vay, mặc dù PGD có chuyển đổi cơ cấu cho vay nhưng nhu cầu vay trung, dài hạn không cao nên PGD vẫn cho vay ngắn hạn là chủ yếu. Yếu tố góp phần tạo nên mức tăng này là do lãnh đạo NH đã bám sát chủ trương đường lối chính sách phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, các chế độ quy định của ngành, vận dụng thế mạnh của địa phương là sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao, xây dựng kế hoạch dư nợ cho từng xã, chỉ đạo cán bộ tín dụng phân công phụ trách địa bàn điều tra, nắm bắt nhu cầu vay vốn của khách hàng để thẩm định kịp thời, lập kế hoạch cho vay, thông báo công khai lịch cho vay đến khách hàng biết. Bên cạnh đó, đơn vị cũng mở rộng tuyên truyền quảng cáo, quảng bá thương hiệu PGD An Hữu đến với

Nguồn: Báo cáo dư nợ tạ PGD An Hữu, 2011 - 2013

Hình 4.8: Cơ cấu dư nợ theo thời hạn tín dụng tại PGD An Hữu 68,9 % 31,1 % Năm 2011 70 % 30 % Năm 2012 68,99 % 31,01 % Năm 2013 Ngắn hạn Trung và Dài hạn

66

mọi người dân trên địa bàn bằng các hình thức như băng rôn, tờ rơi… để thu hút khách hàng có nhu cầu đến giao dịch với PGD.

Bảng 4.12: Dư nợ theo thời hạn tín dụng tại PGD An Hữu 6 tháng đầu năm 2013 và năm 2014.

Đơn vị: triệu đồng

Nguồn: Báo cáo dư nợ tạ PGD An Hữu trong 6 tháng đầu năm 2013 -2014

Qua bảng số liệu sáu tháng đầu năm 2013 và năm 2014 ta thấy, dư nợ ngắn hạn cũng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của PGD. Dư nợ trung hạn cũng được PGD chú ý. Cụ thể sáu tháng đầu năm 2013 dư nợ ngắn hạn chiếm 68,54% trong tổng dư nợ, sang sáu tháng đầu năm 2014 thì dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng là 69,90% trong tổng dư nợ.

Chỉ tiêu

6 tháng đầu năm Chênh lệch

2013 2014 6 tháng 2014 so

6 tháng 2013 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Ngắn hạn 103.815 68,54 113.787 69,90 9.972 9,61 Trung và dài

hạn 47.642 31,45 48.766 30,10 1.124 2,36

Tổng 151.457 100,00 162.553 100,00 11.096 7,33

Nguồn: Báo cáo dư nợ tạ PGD An Hữu, 6 tháng đầu năm 2013 -2014

Hình 4.9: Cơ cấu dư nợ theo thời hạn tín dụng tại PGD An Hữu 68,54 % 31,45 % 6 tháng đầu năm 2013 Ngắn hạn Trung và Dài hạn 69,9 % 30,1 % 6 tháng đầu năm 2014

67

Nhìn chung tốc độ tăng trưởng của hai khoản dư nợ ngắn hạn và trung hạn tăng qua sáu tháng đầu hai năm 2013 và năm 2014. Sáu tháng đầu năm 2014 dư nợ ngắn hạn có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với sáu tháng đầu năm 2013 là 9,61% tương ứng với dư nợ tăng hơn 9.972 triệu đồng. Còn dư nợ trung hạn tính đến ngày 30 tháng 6, năm 2014 cũng cao hơn năm 2013 với mức tăng hơn là 1.124 triệu đồng, tăng 2,36%. Do đó làm cho tổng dư nợ ngắn hạn và trung hạn của sáu tháng đầu năm 2014 tăng cao hơn sáu tháng đầu năm 2013 là 11.096 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 7,33%. Tình hình dư nợ luôn tỷ lệ nghịch với doanh số thu nợ và tỷ lệ thuận với doanh số cho vay. Sự chênh lệch giữa tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay cao hơn tốc độ tăng trưởng của doanh số thu nợ.

68

Dư n theo ngành kinh tế

Tình hình dư nợ ngoài việc căn cứ theo thời hạn tín dụng, thì căn cứ theo thành ngành kinh tế số liệu cụ thể được thể hiện trong bảng 4.13 dưới đây

Bảng 4.13: Dư nợ theo ngành kinh tế tại PGD An Hữu qua 3 năm 2011 – 2013.

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2012 so 2011 2013 so 2012

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Số tiền % 1. Nông nghiệp 125.127 91,69 134.575 91,24 146.605 91,63 9.448 7,55 12.030 8,94

2. KD - DV 8.872 6,50 11.619 7,88 11.744 7,34 2.747 30,97 125 1,08

3. Ngành khác 2.475 1,81 1.300 0,88 1.653 1,03 (1.175) (47,47) 353 27,14

Tổng cộng 136.474 100,00 147.494 100,00 160.002 100,00 11.020 8,08 12.508 8,48

69

Xét về tỷ trọng, trong ba nhóm ngành kinh tế, dư nợ nhóm Nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng cao nhất trong ba nhóm. Cụ thể năm 2011 tỷ trọng dư nợ của Nông nghiệp là 91,69% tương ứng số tiền là 125.127 triệu đồng, sang đến năm 2012 thì dư nợ Nông nghiệp là 134.575 triệu đồng chiếm tỷ trọng 91,24% trong tổng dư nợ của năm là 147.494 triệu đồng. Đến cuối năm 2013 thì dư nợ của nhóm Nông nghiệp đạt được là 146.605 triệu đồng trong tổng dư nợ cả năm là 160.00 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 91,63%. Trong khi đó thì nhóm Ngành khác chiếm tỷ trọng thấp nhất trong ba nhóm qua ba năm. Phần tỷ trọng còn lại thuộc về nhóm Kinh doanh – Dịch vụ.

Nhìn chung, chúng ta thấy dư nợ ở tất cả các ngành kinh tế từ năm 2011 đến 2013 đều tăng lên. Nhưng cụ thể cho từng ngành thì lại có những đặc điểm biến động không hoàn toàn giống như nhau. Cụ thể, đối với Ngành khác có sự giảm và tăng nhẹ qua ba năm. Năm 2011 dư nợ Ngành khác là 2.475 triệu đồng, đến cùng thời điểm cuối năm 2012 thì dư nợ Ngành khác tại PGD là 1.300 triệu đồng, giảm đi 1.175 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng với tốc độ tăng trưởng dư nợ giảm 47,47%. Và năm 2013 dư nợ lại có phần tăng lên con số là 1.653 triệu đồng tăng hơn năm 2012 là 353 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng trưởng tăng 27,14% so với năm 2012.

Hình 4.10: Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế tại PGD An Hữu

Nguồn: Báo cáo dư nợ tạ PGD An Hữu, 2011 - 2013

91,69 % 6,50 % 1,81 % Năm 2011 91,24 % 7,88 % 0,88 % Năm 2012 91,63 % 7,34 % 1,03 % Năm 2013 Nông Nghiệp TM - DV Ngành khác

70

Còn đối với dư nợ nhóm ngành Nông nghiệp và Kinh doanh – Dịch vụ thì lại có xu hướng tăng lên qua mỗi năm trong giai đoạn ba năm. Đối với ngành Kinh doanh – Dịch vụ, thì tốc độ tăng trưởng năm 2012 tăng nhanh nhất và cao hơn so với năm 2011 là 30,97% tương ứng với số dư nợ tăng thêm là 2.747 triệu đồng. Năm 2013 có tốc độ tăng trưởng tăng hơn năm 2012 là 1,08% tương ứng số dư nợ tăng thêm là 125 triệu đồng. Còn đối với dư nợ nhóm ngành Nông nghiệp cũng vậy, tốc đô tăng trưởng của năm sau cao hơn năm trước. Trong những năm gần đây những hộ này cũng ngày càng quan tâm đến loại hình đầu tư vào ngành thương nghiệp, thương mại dịch vụ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bằng chứng dư nợ trong năm đã tăng lên và hướng đến các năm tới PGD sẽ đầu tư cho lĩnh vực này nhiều hơn. Nguyên nhân khác là trong những năm vừa qua doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn làm ăn có hiệu quả. Nhu cầu vay vốn mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân ngày càng nhiều dẫn đến DSCV tăng kéo theo dư nợ tăng.

Đối với ngành KD – DV, để khuyến khích các hộ kinh doanh và DNTN tiếp tục sản xuất kinh doanh theo đúng chuyển dịch cơ cấu ngành nghề trong khu vực, nên được NHNN chủ trương cho cơ cấu lại nợ, chậm trả nợ vay trong lúc hộ kinh doanh và DNTN đang gặp khó khăn.

Bảng 4.14: Dư nợ theo ngành kinh tếtại PGD An Hữu 6 tháng đầu năm 2013 và năm 2014.

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

6 tháng đầu năm Chênh lệch

2013 2014 6 tháng 2014 so

6 tháng 2013 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % 1. Nông nghiệp 138.143 91,21 147.329 90,63 9.186 6,65

2. KD - DV 12.139 8,01 12.288 7,56 149 1,23

3 Ngành khác 1.175 0,78 2.936 1,81 1.761 149,88 Tổng 151.457 100,00 162.553 100,00 11.096 7,33

71

Đối với số liệu của sáu tháng đầu năm 2013 và năm 2014. Xét về tỷ trọng, trong ba nhóm ngành kinh tế, dư nợ nhóm Nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng cao nhất trong ba nhóm. Cụ thể năm 2013 tỷ trọng dư nợ của Nông nghiệp là 91,21% tương ứng số tiền là 138.143 triệu đồng, sang đến năm 2014 thì dư nợ Nông nghiệp là 147.329 triệu đồng chiếm tỷ trọng 90,63% trong tổng dư nợ của năm 2014.

Nhìn chung, chúng ta thấy dư nợ ở tất cả các ngành kinh tế từ sáu tháng đầu năm 2013 và năm 2014 đều tăng lên. Nhưng cụ thể cho từng ngành thì có những biến động như sau. Đối với hai nhóm ngành Nông nghiệp và ngành Kinh doanh – Dịch vụ đều tăng nhẹ qua ba năm. Riêng Ngành khác dư nợ sáu tháng đầu năm có sự tăng trưởng đột biến, cụ thể sáu tháng đầu năm 2013 dư nợ là 1.175 triệu đồng, đến cùng thời điểm cuối tháng 6 năm 2014 thì dư nợ Ngành khác tại PGD là 2.936 triệu đồng, tăng đi 1.761 triệu đồng so với sáu tháng đầu năm 2013 tương ứng với tốc độ tăng trưởng dư nợ là 149,88%. Doanh số cho vay đối với Ngành khác là tăng trong khi doanh số thu nợ lại giảm điều này làm cho dư nợ của Ngành khác tăng lên. Nhưng đây chỉ là số liệu của sáu tháng đầu năm nên chỉ mang tính chất thời điểm.

Tóm lại, Dư nợ nhìn chung có xu hướng tăng vì nhu cầu đầu tư ở các ngành tăng lên.Đây là một thuận lợi, mang lại hiệu quả cao trong hoạt động của PGD trong thời gian tới. Song song, PGD cần xem xét các rủi ro có thể phát sinh cũng như chi phí khi mở rộng quy mô để đưa ra quyết định nên tăng trưởng dư nợ ở ngành nào là tốt nhất phù hợp với chính sách phát triển kinh tế ở địa phương.

Nguồn: Báo cáo dư nợ tạ PGD An Hữu, 6 tháng đầu năm 2013 -2014

Hình 4.11: Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế tại PGD An Hữu 91,21 % 8,01 % 0,78 % 6 tháng đầu năm 2013 Nông Nghiệp TM - DV Ngành khác 90,63 % 7,56 % 1,81 % 6 tháng đầu năm 2014

72

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại phòng giao dịch an hữu – ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện cái bè, tỉnh tiền giang (Trang 74 - 84)