PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TẠI PGD AN

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại phòng giao dịch an hữu – ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện cái bè, tỉnh tiền giang (Trang 49)

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG

4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TẠI PGD AN HỮU HỮU

Trong tổng nguồn vốn huy động (VHĐ) kinh doanh, nguồn VHĐ đóng vai trò rất quan trọng, nguồn vốn này tăng trưởng càng lớn thể hiện khả năng chủ động trong kinh doanh càng cao, hạn chế điều hòa vốn từ cấp trên, hiệu quả kinh doanh sẽ được nâng cao. Vai trò của Ngân hàng nói chung là “Đi vay để cho vay”. Không những thế, những năm qua PGD An Hữu không ngừng mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng phục vụ, cố gắng huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Việc huy động được nguồn vốn từ nền kinh tế là vấn đề khó khăn đang thách thức và đòi hỏi NH phải có những biện pháp phù hợp để thu hút khách hàng gửi tiền vào PGD. Hơn nữa, nguồn VHĐ là nguồn vốn cho vay chủ lực của PGD.

Cho đến hiện nay nhìn tổng quát về cơ cấu vốn của PGD An Hữu thì phần lớn vốn huy động được đến thời điểm nghiên cứu của đề tài thì chủ yếu huy động được là từ dân cư. Do các tổ chức kinh tế ở địa phương chủ yếu có quy mô nhỏ và lẻ. Nên công việc kinh doanh cũng gặp không ít trở ngại, dẫn đến vấn đề vốn của các tổ chức cũng gặp nhiều khó khăn, lãi suất của VHĐ lại giảm, việc giửi tiền là không có lợi cho các tổ chức kinh tế.

Và thành phần dân cư, gửi vốn của mình vào PGD An Hữu tập chung vào các loại hình dịch vụ tiền gửi như: Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn. Các số liệu về cơ cấu nguồn VHĐ của PGD An Hữu được thể hiện cụ thể chi tiết qua bảng số liệu sau:

38

Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn tại PGD An Hữu qua 3 năm 2011 – 2013.

Đơn vị: triệu đồng

Nguồn: Báo cáo tình hình huy động vốn tạ PGD An Hữu trong 3 năm 2011 – 2013

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2012 so 2011 2013 so 2012

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Số tiền %

VHĐ 258.443 100,00 298.123 100,00 318.997 100,00 39.680 15,35 20.874 7,00 KKH 4.364 1,69 5.626 1,89 9.252 2,90 1.262 28,92 3.626 64,45 CKH 254.079 98,31 292.497 98,11 309.745 97,10 38.418 15,12 17.248 5,89 KH ≤ 12 tháng 235.329 91,06 262.593 88,08 228.045 71,49 27.264 11,59 (34.548) (13,16) KH ≥ 12 tháng 18.750 7,25 29.904 10,03 81.700 25,61 11.154 59,49 51.796 173,21 VĐC 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng 258.443 100,00 298.123 100,00 318.997 100,00 39.680 15,35 20.874 7,00

39

Dựa vào bảng số liệu nhìn một cách tổng thể nhất, tuy rằng trong điều kiện khó khăn về kinh tế, nguồn vốn dành cho hoạt động của NH là hết sức khó và nhạy cảm thể hiện ở nhiều mặt như cạnh tranh nhau về lãi suất đầu vào, lãi suất đầu ra, quản lý nợ trong thời kỳ khủng hoảng,… của thị trường tiền tệ và PGD An Hữu không lấy đó làm khó khăn và trở ngại, cùng với sự cố gắng toàn hệ thống đội ngũ nhân viên PGD trong giai đoạn qua, chúng ta nhận thấy lượng VHĐ có được của PGD An Hữu tăng qua ba năm kể từ năm 2011 đến 2013. Trong đó vốn huy động là chủ lực.

Cụ thể, chúng ta thấy lượng VHĐ có được trong năm 2011, thời kỳ Việt Nam chịu ảnh hưởng gần nhất về khủng hoảng kinh tế toàn thế giới thì mức vốn đạt được của PGD An Hữu là 258.443 triệu đồng. Bước sang năm 2012, với sự nỗ lực cố gắng tối đa PGD An Hữu đã huy động về được 298.123 triệu đồng. Từ số liệu trên xét thấy tốc độ tăng về VHĐ của năm 2012 so với năm 2011 tăng 15,35% tương ứng với 39.680 triệu đồng. Không dừng lại ở đó, bước sang đến năm 2013 cùng với xu thế chung, Việt Nam có những bước chuyển mình từ việc khắc phục ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, thì lượng VHĐ được của PGD tiếp tục tăng đến con số là 318.997 triệu đồng. Tốc độ tăng cao hơn so với năm liền kề trước đó là 7,00% tương ứng với việc huy động tăng thêm được 20.874 triệu đồng.

Qua số liệu ba năm lượng VHĐ được năm 2011 là 258.443 triệu đồng, năm 2012 là 298.123 triệu đồng và năm 2013 là 318.997 triệu đồng. Tổng tổng nguồn VHĐ từng năm ta đều thấy có một đặc điểm chung là tiền gửi

1,69% 91,06% 7,25% Năm 2011 1,89% 88,08% 10,03% Năm 2012 2,9% 71,49% 25,61% Năm 2013 KKH KH ≤ 12 tháng KH > 12 tháng

Nguồn: Báo cáo tình hình huy động vốn tạ PGD An Hữu, 2011 - 2013

40

không kỳ hạn (TG KKH) và tiền gửi có kỳ hạn (TG CKH) trên 12 tháng chiếm tỷ trọng nhỏ, còn phần lớn VHĐ còn lại là thuộc về TG CKH dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TG CKH và tổng VHĐ được. Năm 2011 nhóm VHĐ được thuộc nhóm TG CKH dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng là 91,06%, sang năm 2012 thì tỷ trọng chiếm là 88,08% và tiếp tục giảm xuống mức 71,49% năm 2013. Hằng năm, PGD đều duy trì tỷ trọng lớn VHĐ ở nhóm TG CKH dưới 12 tháng này, năm 2012 tốc độ tăng là 11,59% so với năm liền kề trước đó. Và sang cuối tháng 12 năm 2013 thì VHĐ của nhóm này giảm đến 13,16% so với năm 2012. Do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên không thể không đề cập đó là tâm lý khách hàng chịu ảnh hưởng của vấn đề khủng hoảng kinh tế, lạm phát và lãi suất giảm, nên một số khách hàng gửi tiền để tiết kiệm với kỳ hạn dưới 12 tháng đã chuyển sang nhóm tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng. Nhưng nhóm tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn VHĐ, do chính sách tiền gửi và thói quen khách hàng chú trọng và tham gia gửi tiền nhiều mà chủ yếu tập trung vào TG CKH dưới 12 tháng. Sang năm 2013 thì lãi suất VHĐ của TG CKH dưới 12 tháng giảm đáng kể so với năm trước. Nhưng VHĐ dài hạn thì có lãi suất huy động cao hơn so với lãi suất VHĐ của TG CKH dưới 12 tháng nhằm HĐV dài hạn để tăng cường cho vay dài hạn, nên nhìn chung VHĐ được từ TG CKH trên 12 tháng tăng từ năm 2011 đến 2013 và xu thế chung là tăng từ 18.750 triệu đồng năm 2011và tăng mạnh lên 81.700 triệu đồng ở năm 2013.

Cùng với tốc độ tăng trưởng của nhóm TG CKH, nhóm TG KKH cũng có tốc tộ tăng trưởng đáng kể. Cụ thể, năm 2012 TG KKH đạt được 5.626 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng là 28,92% tương ứng tăng 1.262 triệu đồng so với năm 2011. Và sang cuối tháng 12 năm 2013 thì VHĐ của nhóm này tăng đến 64,45% tương ứng tăng 3.626 triệu đồng so với năm 2012, với tổng VHĐ TG KKH là 9.252 triệu đồng. Nhóm TG KKH tăng liên tục trong ba năm chứng tỏ nền kinh tế trong khu vực đang có nhiều chuyển biến tích cực. Khách hàng của nhóm TG này chủ yếu là cá nhân mở tài khoản thanh toán, chủ giựa trái cây, chuyển lương qua tài khoản của cán bộ công nhân viên, sinh viên... Điều này cũng chứng tỏ các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, dịch vụ thẻ ATM... đang được sử dụng càng ngày càng phổ biến trong khu vực, đây là một tín hiệu tốt cho PGD và cả nền kinh tế.

Như đã đề cập ngay từ đầu chương, vốn là nguồn thiết yếu không thể không có của NH để thực hiện hoạt động của mình. Phần lớn vốn mà các NH nói chung và PGD An Hữu nói riêng thì chủ yếu tập trung từ dân cư. Để tập trung triệt để nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư để nguồn vốn hằng năm đều tăng thì NH có các chính sách lãi suất hợp lý, có chương trình khuyến khích người

41

dân gửi tiền vào ngân hàng như: rút thăm trúng thưởng, gửi tiền được quà tặng,..và đội ngũ nhân viên của ngân hàng có những giải thích thuyết phục người dân gửi tiền nhàn rỗi của mình vào ngân hàng, kết hợp với thái độ phục vụ ân cần, niềm nở đã giúp ngân hàng giữa được khách hàng truyền thống và khai thác được lượng khách hàng tiềm năng gửi tiền vào ngân hàng.

Được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của các cấp lãnh đạo Nhà nước cùng với những chính sách kinh tế phù hợp đúng đắn của địa phương đã góp phần tăng thu nhập, tăng tích lũy, ổn định đời sống trong dân chúng. Từ đó, làm lượng tiền gởi vào ngân hàng càng ngày càng tăng.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác huy động vẫn còn một số hiện tượng tồn tại cần được quan tâm như: hiện tượng người dân rút tiền bất cứ lúc nào họ muốn, rút trước thời hạn để phục vụ trong quá trình sản xuất, kinh doanh cấp thiết.

Bảng 4.2: Cơ cấu nguồn vốn tại PGD An Hữu 6 tháng

đầu năm 2013 – 2014.

Đơn vị: triệu đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Báo cáo tình hình huy động vốn tạ PGD An Hữu trong 6 tháng đầu năm 2013 – 2014

Chỉ tiêu

6 tháng đầu năm Chênh lệch

2013 2014 6 tháng 2014 so

6 tháng 2013 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền %

VHĐ 370.429 100,00 433.518 100,00 63.089 17,03 KKH 7.341 1,98 12.207 2,82 4.866 66,29 CKH 303.760 98,01 358.986 97,18 5.226 18,18 KH ≤ 12 tháng 303.445 81,91 352.061 81,21 48.616 16,02 KH ≥ 12 tháng 59.643 16,10 69.250 15,97 9.607 16,11 VĐC 0 0 0 0 0 0 Tổng 370.429 100,00 433.518 100,00 63.089 17,03

42

Tương tự như trên, qua số liệu sáu tháng đầu năm 2013 – 2104, tổng nguồn VHĐ qua số liệu sáu tháng đầu năm 2013 – 2104 thì ta thấy có xu thế chung là tăng từ 370.429 triệu đồng năm 2013 và tăng mạnh lên 433.518 triệu đồng ở năm 2014, tăng 63,089 triệu đồng. Trong sáu tháng đầu năm 2013 nhóm VHĐ được thuộc nhóm TG CKH dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng là 81,91%, sang năm 2014 thì tỷ trọng chiếm là 81,21%. Ta thấy có sự chênh lệch về VHĐ trong cả năm 2013 với 06 tháng đầu năm 2013, TG CKH dưới 12 tháng có xu hướng giảm lại nhưng TG CKH trên 12 tháng lại có xu hướng tăng lên. Do kế hoạch của PGD An Hữu muốn mở rộng nhóm TG CKH trên 12 tháng, nhằm tạo tính ổn định của VHĐ và tăng cường ngồn vốn để cho vay trung – dài hạn. Tại thời điểm này do lãi suất VHĐ của TG CKH dưới 12 tháng bắt đầu giảm đáng kể so với mức lãi suất trước đó, gây tâm lý hoang mang lo sợ nên người dân ngại gửi tiền. Một số khách hàng gửi tiền để tiết kiệm với kỳ hạn dưới 12 tháng đã chuyển sang nhóm TG CKH trên 12 tháng. Một số ít khách hàng khác đã chọn NH khác để gửi tiền với lãi suất hấp dẫn hơn. Điều này làm giảm lượng TG CKH dưới 12 tháng, còn lượng TG CKH trên 12 tháng tăng lên vào cuối năm 2013. Trong sáu tháng đầu năm 2014 TG KKH có tốc độ tăng trưởng là 66,29%, tăng mạnh nhất trong các loại tiền gửi. Kế đến là TG CKH dưới 12 tháng có tốc độ tăng trưởng là 16,02%, cuối cùng là TG CKH trên 12 tháng với sự tăng trưởng đáng kể 16,11% so với sáu tháng cùng kỳ năm 2013. Nhìn chung thì nguồn vốn hằng năm tăng là do NH có các chính sách lãi suất hợp lý, có chương trình khuyến khích người dân gửi tiền vào NH. PGD nên tiếp tục phát huy cho đến cuối năm để có thể huy động vốn đủ chỉ tiêu đề ra.

Nguồn: Báo cáo tình hình huy động vốn tạ PGD An Hữu, 6 tháng đầu năm 2013 - 2014

Hình 4.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động tại PGD An Hữu

2,82 % 81,21 % 15,97 % 06 tháng đầu năm 2014 1,98 % 81,91 % 16,1 % 06 tháng đầu năm 2013 KKH KH ≤ 12 tháng KH > 12 tháng

43

4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI PGD AN HỮU

Cho vay vốn là nghiệp vụ chủ yếu của hoạt động ngân hàng, việc cho vay vốn nhằm để phục vụ trực tiếp và hết sức thiết thực cho nhu cầu về vốn của các thành phần kinh tế và mang lại thu nhập chính cho ngân hàng. Cùng với sự phát triển kinh tế của địa bàn nơi PGD An Hữu kinh doanh, PGD An Hữu đã cung cấp lượng vốn khá lớn cho tất cả các thành phần kinh tế để mở rộng sản xuất và phát triển nghề. Có được kết quả trên là do sự nỗ lực của lực lượng cán bộ tín dụng nắm bắt nhu cầu vốn của khách hàng, xây dựng các dự án cho vay nhằm khai thác tốt các tiềm năng sẵn có của địa bàn kinh doanh.

Tiếp cận và thẩm định lựa chọn khách hàng đủ điều kiện vay vốn, để mở rộng đối tượng đầu tư trong lĩnh vực cho vay thương nghiệp, dịch vụ,…Chú trọng đầu tư tín dụng theo hướng đa dạng hóa khách hàng ở tất cả các thành phần kinh tế, ngành nghề trong khu vực hoạt động.

Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra sử dụng vốn vay, kiểm tra tài sản đảm bảo nợ vay, theo dõi kỳ hạn trả nợ từng món vay để chủ động đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn, không để phát sinh nợ xấu do nguyên nhân chủ quan. Nhờ có định hướng hoạt động tín dụng đúng đắn mà hoạt động tín dụng của PGD An Hữu trong thời gian qua tăng trưởng về doanh số cho vay kể cả dư nợ.

Tập trung chỉ đạo xử lý và thu hồi các khoản nợ tồn đọng. Đây là một trong những nhiệm vụ đặc biệt cần quan tâm chỉ đạo và thực hiện xuyên suốt. Thường xuyên phân loại khách hàng để áp dụng các chính sách, biện pháp tín dụng phù hợp, loại bỏ những trường hợp không đủ điều kiện vay vốn, dự án sản xuất kinh doanh không có hiệu quả.

Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu phân tích hoạt động tín dụng tại PGD An Hữu thông qua hai chỉ tiêu đó là: thời hạn tín dụng và theo mục đích sử dụng (ngành kinh tế).

4.2.1. Phân tích doanh số cho vay

Cho vay là hoạt động tín dụng sinh lời chủ yếu của PGD An Hữu. Trong hoạt động tín dụng, mục tiêu chủ yếu của Ngân hàng là kiếm được lợi nhuận trên cơ sở phục vụ nhu cầu tín dụng của cộng đồng. Doanh số cho vay là tổng số tiền mà NH đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một khoảng thời gian nhất định. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện quy mô hoạt động của NH. Do bản chất của hoạt động tín dụng là “đ vay để cho vay”, vì thế khi huy động được nguồn vốn NH phải lập tức tìm kênh đầu tư, tránh tình trạng ứ động vốn.

44

Dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc và sự phối hợp của cán bộ, công nhân viên cấp dưới, tình hình cho vay của PGD An Hữu có nhiều chuyển biến tích cực như sau:

Doanh số cho vay qua ba năm tăng. Cụ thể năm 2011 con số đạt được là 109.313 triệu đồng, năm 2012 tổng doanh số cho vay là 130.232 triệu đồng, tăng 20.919 triệu đồng tương ứng 19,14% so với năm 2011, năm 2013 thì doanh số cho vay lại giảm so với năm 2012 là 1,12% tương đương với số tiền là 1.461 triệu đồng, với tổng doanh số cho vay của năm 2013 là 128.771 triệu đồng. Nhưng sang 06 tháng đầu năm 2014 thì doanh số cho vay đạt tới 104.361 triệu đồng tăng 35.778 triệu đồng tương ứng 52,17% so với 06 tháng cùng kỳ năm 2013 doanh số cho vay là 68.583 triệu đồng. Với mức tăng doanh số cho vay như vậy góp phần tạo điều kiện PGD An Hữu mở rộng được phạm vi khách hàng và ngày càng khẳng định chất lượng dịch vụ của mình đối với tất cả khách hàng có nhu cầu, tạo uy tín đối với khách nhiều khách hàng tìm đến hơn.

Do nh số cho v theo thời hạn tín dụng

Do giới hạn về qui mô tổ chức hoạt động và chiến lược phát triển của

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại phòng giao dịch an hữu – ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện cái bè, tỉnh tiền giang (Trang 49)