Chức năng của từng phòng nghiệp vụ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại phòng giao dịch an hữu – ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện cái bè, tỉnh tiền giang (Trang 35)

- G ám đốc: do Giám đốc NHNO & PTNT tỉnh Tiền Giang bổ nhiệm, trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động, tiếp nhận thông tin từ ngân hàng cấp trên gửi xuống, hoạch định chiến lược phát triển cho chi nhánh, là người chịu trách nhiệm cho vay và thực hiện các công việc sau:

 Xem xét nội dung thẩm định do cán bộ tín dụng trình lên để quyết định cho vay hay không cho vay và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

 Ký các hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay, các hồ sơ do khách hàng và ngân hàng cùng lập.

 Quyết định biện pháp xử lý nợ, cho gia hạn nợ và điều chỉnh hạn nợ, chuyển nợ xấu thực hiện các biện pháp xử lý đối với khách hàng.

- Ph G ám ốc: có trách nhiệm hỗ trợ Giám đốc điều hành mọi hoạt động của tổ tín dụng và tổ kế toán - ngân qu và có quyền quyết định thay Giám đốc một số vấn đề được Giám đốc ủy quyền.

Kiểm tra, đôn đốc cán bộ tín dụng thực hiện quy chế cho vay của NH Nhà nước Việt Nam và hướng dẫn của NHNO & PTNT Việt Nam.

Kiểm soát nội dung thẩm định của cán bộ tín dụng, tiến hành tái thẩm định các điều kiện cho vay (nếu cần thiết), kiểm soát bộ hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn, hồ sơ kinh tế, thủ tục cơ cấu lại thời gian trả nợ và ghi ý kiến của mình trên các hồ sơ đó. Ký hết các hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay theo thẩm quyền được phân cấp.

Giám sát, kiểm tra việc chấm điểm xếp hạng khách hàng, việc phân loại nợ của cán bộ tín dụng.

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

TỔ KẾ TOÁN-NGÂN QUỸ TỔ TÍN DỤNG

24

Đồng thời cũng kiêm luôn công việc của 1 cán bộ tín dụng.

- T kế toán – ngân uỹ:

 Kiểm tra danh mục hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn.

 Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền vay.

 Làm thủ tục phát tiền vay theo quyết định của giám đốc hoặc người được ủy quyền.

 Hoạch toán các nghiệp vụ: cho vay, thu nợ, thu lãi...

 Tiến hành sao kê hợp đồng tín dụng quy định theo quuy định hiện hành và chế độ kế toán.

 Lưu giữ hồ sơ theo quy định.

 Thực hiện chế độ báo cáo kế toán, thống kê phản ánh hoạt động, tình hình tài chính, quản lý các loại vốn, tài sản tại các chi nhánh theo đúng quy định.

 Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của NHNO & PTNT Việt Nam.

 Tổ chức thực hiện nghiệp vụ thu chi tiền mặt VND và ngoại tệ (không huy động vốn bằng vàng) các loại giấy tờ có giá liên quan đến giao dịch hàng ngày.

 Thực hiện thu đổi ngoại tệ (PGD An Hữu chỉ có mua ngoại tệ không có bán ngoại tệ), phát hành các loại thẻ.

 Tham mưu cho Giám đốc thực hiện các biện pháp nhằm bảo quản, cất giữ các tài sản chứng từ có giá và giấy tờ quan trọng của khách hàng.

 Tổ chức thực hiện chế độ ghi chép sổ sách kho qu theo quy định, chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát chứng từ thu chi ngân qu theo chế độ hạch toán kế toán quy định, đảm bảo dữ liệu được cập nhật và chính xác.

 Đảm bảo an toàn kho qu theo quy định.

- T tín dụng:

Cán bộ tín dụng là người chịu trách nhiệm về khoản vay do mình thực hiện và được phân công các công việc sau:

 Chủ động tìm kiếm khách hàng, là cầu nối giữa NH với KH, với cấp ủy, chính quyền địa phương.

25 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mức kinh tế - k thuật có liên quan đến khách hàng. Lập hồ sơ kinh tế theo địa bàn được phân công. Xác định nhu cầu vốn cho vay theo từng địa bàn.

 Giải thích, hướng dẫn khách hàng về các quy định cho vay và thủ tục, hồ sơ vay vốn.

 Trực tiếp thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định, lập báo cáo thẩm định, cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay.

 Thông báo cho khách hàng về quyết định cho vay hay từ chối cho vay.

 Thực hiện kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn và đề xuất biện pháp xử lý khi cần thiết.

 Nhận hồ sơ và thẩm định các trường hợp khách hàng đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ gốc và lãi. Định kỳ đánh giá phân tích khả năng trả nợ của khách hàng để làm cơ sở phân loại nợ và trích lập rủi ro.

 Thu nợ gốc, lãi và các khoản phí theo quy định, chức năng, nhiệm vụ được giao.

 Chấm điểm xếp hạng khách hàng theo quy định hiện hành.

 Lưu trữ hồ sơ theo quy định.

 Đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn và đề xuất biện pháp xử lý khi cần thiết, thực hiện các biện pháp xử lý khách hàng vi phạm hợp đông tín dụng theo quy định của giám đốc hoặc người ủy quyền.

 Tuyên truyền, tiếp thị, quảng cáo các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng như; bảo an tín dụng, thẻ ATM, các sản phảm huy động vốn của NH.

3.3. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH TẠI PGD AN HỮU 3.3.1 Huy động vốn

Huy động vốn ngắn, trung, dài hạn của các tổ chức, cá nhân và các thành phần kinh tế theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và của NHNO

& PTNT Việt Nam, bằng cách phát hành chứng chỉ tiền gửi để huy động vốn. Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN và của NHNO & PTNT Việt Nam.

3.3.2 Cấp tín dụng

Cho vay đối với các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân…có nhu cầu theo đúng quy định của pháp luật và của NHNO & PTNT Việt Nam. Chủ

26

yếu tập chung vào hoạt động tín dụng ngắn, trung và dài hạn theo chỉ tiêu được giao.

Tổ chức thực hiện đầy đủ các quy chế, quy định về tín dụng của NHNN và NHNO & PTNT Việt Nam.

Nghiên cứu đề xuất các phương án đầu tư phù hợp với khả năng của Phòng giao dịch hoặc kết hợp với Sở giao dịch hoặc Chi nhánh mà PGD phụ thuộc.

Mức phán quyết tín dụng của Phòng giao dịch thực hiện theo quy định hiện hành của NHNO & PTNT Việt Nam trong từng thời kỳ.

3.3.3 Thực hiện các dịch vụ khác

Dịch vụ đại lý chi trả kiều hối.

Các dịch vụ khác theo quy định của NHNO & PTNT Việt Nam (Dịch vụ chuyển tiền, Thanh toán tiền gửi, Thẻ ATM, Dịch vụ chi trả lương,....

3.4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI PGD AN HỮU

Đối với hoạt động của ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào sự ổn định và phát triển vào nền kinh tế - xã hội của đất nước. Trong mấy năm qua, nền kinh tế nước ta gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới và sự hội nhập trong quá trình phát triển đất nước, điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động của các NHTM cũng như toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung. PGD An Hữu cũng gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên PGD An Hữu, trong những năm qua PGD An Hữu đã đạt được những kết quả nhất định góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn hoạt động. Điều này được thể hiện qua kết quả hoạt động kinh doanh của PGD trong 3 năm 2011- 2013.

27

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh tại PGD An Hữu

trong 3 năm 2011 – 2013.

Đơn vị: triệu đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Kết uả hoạt động nh doanh tạ PGD An Hữu trong 3 năm 2011 – 2013

- Doanh thu

Dựa vào bảng 3.1 kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm từ 2011 đến 2013, ta thấy doanh thu của PGD An Hữu tăng trưởng liên tục trong 3 năm, năm 2013 có doanh thu tăng nhưng kém tăng trưởng hơn so với năm 2012.

Năm 2011 PGD An Hữu có doanh thu là 28.080 triệu đồng, bước sang năm 2012 doanh thu đạt 28.316 triệu đồng, tương ứng tăng 236 triệu đồng, tương ứng tăng 0,84% so với năm 2011. Đến năm 2013 doanh thu đạt 28.517 triệu đồng, tăng 201 triệu đồng, tương ứng tăng 0.71% so với năm 2012. Năm 2013 nền kinh tế tuy biến động nhưng đã phục hồi trở lại tạo thuận lợi cho người dân sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Sự canh tranh giữa các PGD của NHTM khác mới thành lập làm cho tốc độ tăng trưởng của doanh thu PGD An Hữu chậm lại. Nhưng doanh thu của PGD An Hữu đều tăng trưởng liên tục trong 3 năm gần đây, đó là một tín hiệu khả quan đối với hoạt động của PGD An Hữu. Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012 so 2011 2013 so 2012 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Tổng DT 28.080 28.316 28.517 236 0,84 201 0,71 TN từ lãi 27.982 28.215 28.414 233 0,83 199 0,71 TN khác 98 101 103 3 3,06 2 1,98 Tổng CP 24.432 24.569 24.700 137 0,56 131 0,53 CP trả lãi 22.132 22.369 22.600 237 1,07 231 1,03 CP khác 2.300 2.200 2.100 (100) (4,35) (100) (4,55) Lợi nhuận 3.648 3.747 3.817 99 2,71 70 1,87

28

Chiếm tỷ trọng cao nhất và góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của doanh thu là các khoản thu từ lãi liên tục tăng qua 3 năm. Năm 2011 thu từ lãi là 27.982 triệu đồng. Năm 2012 là 28.215 triệu đồng, tăng 233 triệu đồng, tương ứng tăng 0,83% so với năm 2011. Nguyên nhân là do người dân có nhu cầu vay vốn ngày càng nhiều, đặc biệt là lãi suất cho vay bắt đầu giảm để hỗ trợ cho việc sản xuất, kinh doanh, trang trải đời sống hằng ngày làm cho thu nhập từ lãi ngày càng gia tăng. Trong năm 2013 doanh thu từ hoạt động tín dụng đạt 28.414 triệu đồng, tăng 199 triệu đồng, tương ứng tăng 0,71% so với năm 2012, đây là một con số khá ấn tượng trong hoạt động kinh doanh từ năm 2011- 2013.

Bên cạnh hoạt động cho vay, PGD An Hữu cũng chú trọng đến việc phát triển các hoạt động dịch vụ của NH; vì đây cũng là hoạt động tạo ra lợi nhuận ổn định và ít rủi ro đối với NH. Năm 2011 có doanh thu từ hoạt động dịch vụ là 98 triệu đồng, sang năm 2012 doanh thu từ hoạt động này là 101 triệu đồng, tăng 3 triệu đồng, tương ứng tăng 3,06% so với năm 2011. Đến năm 2013 có doanh thu từ hoạt động dịch vụ là 103 triệu đồng, tăng 2 triệu đồng, tương ứng với tăng 1,98% so với năm 2012. Sự tăng trưởng này cho thấy khách hàng ngày càng sử dụng nhiều dịch vụ hơn tại PGD như: thanh toán, thu phí thẻ ATM, chuyển tiền nhanh, chuyển lương, công tác chi trả kiều hối, chuyển tiền Western Union… Đồng thời cũng chứng minh rằng NH ngày càng phục vụ và đáp ứng khách hàng tốt hơn.

- Ch phí

Doanh thu liên tục tăng trưởng qua 3 năm tất nhiên sẽ kéo theo chi phí cũng tăng trưởng trong các hoạt động của PGD. Bảng 3.1 cho ta thấy chi phí của PGD cũng tăng liên tục từ năm 2011 – 2013 và chiếm chi phí lớn nhất vẫn là chi phí trả lãi. Năm 2011 có tổng chi phí là 24.432 triệu đồng, sang năm 2012 tổng chi phí tăng thêm 137 triệu đồng tương ứng tăng 0,56% , làm tổng chi phí đạt 24.569 triệu đồng so với năm 2011, đây là năm tăng trưởng chi phí mạnh nhất trong 3 năm. Đến năm 2013 có tổng chi phí là 24.700 triệu đồng, tăng 131 triệu đồng, tương ứng tăng 0,53% so với năm 2011. Qua kết quả trên cho thấy năm 2012 NH chưa làm tốt công tác kiểm soát chi phí dẫn đến chi phí tăng trưởng ở mức khá cao. Năm 2013 chi phí có tăng nhưng tăng ở mức thấp hơn năm 2012, tùy theo loại chi phí do Ngân hàng đã có chính sách tiết kiệm chi phí, quản lý, kiểm soát chặt chẽ hơn để đứng vững và nâng cao khả năng cạnh tranh. Trong đó chi phí trả lãi chiếm tỷ trọng cao nhất nhất trong tổng chi phí, điều đó cho ta thấy được hoạt động cho vay của PGD vẫn là chính yếu. Qua các năm chi phí này ngày càng tăng, tính đến năm 2013 chi phí trả lãi là 22.600 triệu đồng. PGD đã tăng cường công tác huy động mọi nguồn

29

vốn từ các tổ chức kinh tế và dân cư thông qua nhiều kênh huy động vốn, ngoài các hình thức huy động truyền thống như tiền gửi tiết kiệm thì Ngân hàng đã triển khai các hình thức huy động vốn mới như phát hành giấy tờ có giá dưới dạng chứng chỉ tiền gửi, huy động tiết kiệm tích lũy, gửi góp, dự thưởng, tiền gửi bậc thang, tăng cường mở rộng thẻ ATM… với các mức lãi suất hấp dẫn, sử dụng các công cụ khuyến mãi, tặng quà…kèm theo việc thực hiện nhiều biện pháp tích cực để nâng cao hiệu quả huy động vốn bằng nhiều hình thức như: tuyên truyền quảng cáo, cải tiến phong cách giao dịch.. nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Do vậy nguồn vốn của Ngân hàng không ngừng tăng cao.

Ngược lại các khoản chi khác có xu hướng giảm qua các năm, năm 2013 khoản chi khác lên tới 2.100 triệu đồng giảm 100 triệu đồng, tương ứng tăng 4,55% so với 2012, các khoản chi khác đã giảm đáng kể. Do PGD đã có chính sách tiết kiệm chi phí triệt để nhất, nên các khoản chi phí khác đã giảm đáng kể.

- Lợi nhuận

Lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn của các Ngân hàng nói chung hay của PGD nói riêng. Xét về mức tăng trưởng của PGD trong ba năm qua, thông qua bảng số liệu ta có thể nhận thấy rằng lợi nhuận của PGD tăng trưởng ổn định.

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

28.080 28.316 28.517

24.432 24.569 24.700

3.648 3.747 3.817

Tổng DT Chi phí Lợi nhuận

Nguồn: Báo cáo ết uả hoạt động nh doanh tạ PGD An Hữu, 2011 - 2013

30

Lợi nhuận tăng do doanh thu tăng đáng kể, song Ban lãnh đạo PGD đã làm tốt hơn công tác kiểm soát chi phí, chống lạm phát. Năm 2011 sau khi trừ tất cả chi phí thì lợi nhuận đạt 3.648 triệu đồng, sang năm 2012 lợi nhuận là 3.747 triệu đồng, tăng 99 triệu đồng, tương ứng tăng 2,71% so với năm 2011. Đến năm 2013 lợi nhuận đạt được là 3.817 triệu đồng, tăng 70 triệu đồng, tương ứng tăng 1,87% so với năm 2012, qua đó cho thấy tuy chi phí có tăng hơn mọi năm nhưng không đáng kể vì NH đã kiềm chế được một khoảng chi phí nào đó khi doanh thu vẫn đang tăng trưởng.

Nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh của PGD trong 3 năm vừa qua đều mang đến lợi nhuận đáng kể giúp PGD An Hữu duy trì và phát triển tốt. Sỡ dĩ PGD hoạt động có hiệu quả như thế là nhờ vào sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo đã đề ra những chính sách đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế và sự nỗ lực của cán bộ, nhân viên PGD đã hoàn thành tốt nhiệm vụ mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng cũng như sự chỉ đạo của NH cấp trên; cùng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương các cấp trên địa bàn, quan tâm, giúp đỡ, xem công tác tín dụng là biện pháp hàng đầu trong chính sách khuyến nông của Huyện. Tất cả các yếu tố trên giúp PGD hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội của Huyện đề ra. Không dừng lại ở đây, PGD cần nỗ lực nhiều hơn nữa trong thời gian tới, phát huy tốt các điểm mạnh để không ngừng nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động tín dụng và cần phục vụ khách hàng tốt hơn, tạo niềm tin hơn nữa cho khách hàng, được như thế mới đem lại kết quả tốt nhất cho sự phát triển của PGD.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại phòng giao dịch an hữu – ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện cái bè, tỉnh tiền giang (Trang 35)