PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại phòng giao dịch an hữu – ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện cái bè, tỉnh tiền giang (Trang 30)

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu thứ cấp từ phòng tín dụng PGD An Hữu: như bảng cân đối kết toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và các tư liệu, văn bản của NH qua 3 năm 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.

Tổng hợp thông tin cần thiết từ các thành viên làm việc tại PGD An Hữu, thông qua tạp chí ngân hàng, các quyết định NHNN Việt Nam, sách báo, những tư liệu tín dụng tại PGD An Hữu.

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống ê mô tả: đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tổng hợp số liệu từ các báo cáo tài chính và phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu qua số liệu có được.

19

- Phương pháp so sánh: trong phân tích hoạt động kinh doanh so sánh là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa để xác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ riêu đó. Nó cho phép chúng ta tổng hợp được những nét chung, tách ra được những nét riêng của các hiện tượng kinh tế đưa ra so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển hay các mặt kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm các giải pháp nhằm quản lý tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể. Trong đó sử dụng hai hình thức chủ yếu sau:

So sánh số tuy t đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của chi tiêu knh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy mô của các hiện tượng kinh tế.

Công thức: y = Y1 Y2 (2.6) Trong đó: Y1: số liệu năm trước

Y2: số liệu năm sau

y: là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. K thuật này dùng để so sánh số liệu năm cần tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

So sánh ằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế.

Y2 – Y1

Y = x 100% (2.7) Y1

Trong đó: Y1: số liệu năm trước Y2: số liệu năm sau

Y: tốc độ tăng trưởng của năm sau so với năm trước (%) K thuật dùng để làm rõ tình hình biến động về mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

Trong bài phân tích mỗi mục tiêu cụ thể sẽ sử dụng các phương pháp khác nhau, cụ thể như sau:

20

- Mục tiêu 1: dùng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh để phân tích khái quát về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHNO & PTNT Việt Nam – PGD An Hữu, chi nhánh huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang thông qua số liệu thứ cấp do Tổ kế toán và tổ tín dụng tại PGD An Hữu cung cấp để tính toán các chỉ tiêu thu nhập, chi phí, lợi nhuận. Ngoài ra còn kết hợp với biểu đồ và đồ thị minh họa.

- Mục tiêu 2: dùng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh (hình thức so sánh số tuyệt đối, số tương đối), các chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu và các tỷ số tài chính để đánh giá hoạt động tín dụng tại PGD An Hữu.

- Mục tiêu 3: từ kết quả phân tích trên, làm cơ sở đưa ra những giải pháp thích hợp với tình hình hoạt động tín dụng của PGD An Hữu.

21

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU PHÒNG GIAO DỊCH AN HỮU

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN CÁI BÈ,

TỈNH TIỀN GIANG

Cung cấp các thông tin liên quan đến PGD An Hữu như: lịch sử hình thành, các lĩnh vực hoạt động, cơ cấu tổ chức và những thuận lợi khó khăn PGD An Hữu gặp phải.

3.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

PGD An Hữu có trụ sở đặt tại ấp 4 xã An Hữu, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, là chi nhánh trực thuộc NHNO & PTNT huyện Cái Bè. Từ ngày đầu mới thành lập Ngân hàng đã tiếp quản, thực hiện nghiệp vụ huy động vốn và cho vay trên địa bàn 10 xã gồm: M Lương, An Hữu, Hoà Hưng, An Thái Trung, An Thái Đông, Tân Thanh, Tân Hưng, M Lơi A, M Lợi B, M Tân. Sau ngày 1 9 2008, 3 xã: An Thái Đông, M Lương và M Tân được chuyển sang phòng Giao dịch Hoà Khánh quản lý.

PGD An Hữu đã trải qua nhiều lần đổi tên:

- Trước năm 1975 là Ngân hàng nông thôn ở chế độ cũ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng 30 04 1975 ngân hàng An Hữu tiếp quản từ ngân hàng nông thôn ở chế độ cũ, cho đến năm 1980 là Bàn tiết kiệm khu vực An Hữu.

- Bắt đầu từ năm 1981 đến năm 1996 là Phòng giao dịch An Hữu. Từ năm 1996 là NH khu vực An Hữu.

- Từ ngày 1 tháng 9 năm 2008, Agribank khu vực An Hữu thay đổi tên gọi mới và chức năng mới, trở thành Phòng Giao Dịch An Hữu trực thuộc Agribank huyện Cái Bè. Có trụ sở tại ấp 4, xã An Hữu, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

PGD An Hữu hoạt động chủ yếu là huy động vốn bằng tiền mặt và cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân nhằm hỗ trợ vốn sản xuất cho cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ trên địa bàn. Bên cạnh đó, ngân hàng còn triển khai một số chương trình xoá đói giảm nghèo như chương trình cho vay tín chấp thông qua tổ vay vốn phụ nữ, hội thanh niên, giáo viên,…Làm cho uy tín của ngân hàng ngày được nâng cao. Thị trường của ngân hàng chủ yếu là nông thôn, khách hàng chủ yếu là nông dân.

22

thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện đi lại,…. Trước những khó khăn đó, ngân hàng đã mạnh dạn mở rộng địa bàn hoạt động, đối tượng đầu tư, đa dạng hóa hình thức huy động vốn để huy động vốn, cũng chính từ đó mở rộng sản phẩm dịch vụ. PGD An Hữu đã bắt đầu thời kỳ mới và tự khẳng định vị trí của mình trong ngành ngân hàng.

Mặt dù có nhiều trở ngại về mọi mặt nhưng với sự cố gắng không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên trong ngân hàng, đã giúp cho ngân hàng đứng vững, củng cố lòng tin cho bà con nông dân và ngày càng khẳng định vị trí của mình trong ngành. Phương châm của PGD An Hữu là: “mang phồn thịnh đến khách hàng”. Xem “khách hàng là thượng đế” thông qua phong cách thực hiện ân cần, niềm nở, nhanh chóng, chính xác, an toàn, luôn đảm bảo chữ tín. Đây chính là một nét tư duy mới phù hợp với xu hướng phát triển mới của nền kinh tế thị trường, đó chính là điều đã làm nên thành công của PGD An Hữu.

3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CHỨC NĂNG CỦA TỪNG PHÒNG NGHIỆP VỤ VỤ

3.2.1. Cơ cấu tổ chức

Các PGD là đơn vị cấp dưới của hội sở, nhưng lại là nơi tạo ra các nguồn thu nhập chính của toàn hệ thống, là nơi tiếp xúc thực hiện giao dịch với khách hàng, mọi hoạt động nghiệp vụ được thực hiện tại đây. Do đó, việc bố trí cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên môn và đội ngũ nhân viên là rất quan trọng. Họ đòi hỏi phải giỏi và tinh thông về nghiệp vụ, họ phải nắm bắt và vận dụng linh hoạt công tác tiếp thị, quản trị chuyên môn để nâng cao chất lượng cho NH.

PGD An Hữu gồm có 14 thành viên trong đó

 1 Giám Đốc

 1 Phó Giám Đốc

 1 Tổ Trưởng tổ Kế toán – Ngân qu ,

 4 cán bộ tổ Kế toán – Ngân qu ,

 6 cán bộ Tổ tín dụng,

23

Nguồn: T tín dụng PGD An Hữu

Hình 3.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức PGD An Hữu

3.2.2. Chức năng của từng phòng nghiệp vụ

- G ám đốc: do Giám đốc NHNO & PTNT tỉnh Tiền Giang bổ nhiệm, trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động, tiếp nhận thông tin từ ngân hàng cấp trên gửi xuống, hoạch định chiến lược phát triển cho chi nhánh, là người chịu trách nhiệm cho vay và thực hiện các công việc sau:

 Xem xét nội dung thẩm định do cán bộ tín dụng trình lên để quyết định cho vay hay không cho vay và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

 Ký các hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay, các hồ sơ do khách hàng và ngân hàng cùng lập.

 Quyết định biện pháp xử lý nợ, cho gia hạn nợ và điều chỉnh hạn nợ, chuyển nợ xấu thực hiện các biện pháp xử lý đối với khách hàng.

- Ph G ám ốc: có trách nhiệm hỗ trợ Giám đốc điều hành mọi hoạt động của tổ tín dụng và tổ kế toán - ngân qu và có quyền quyết định thay Giám đốc một số vấn đề được Giám đốc ủy quyền.

Kiểm tra, đôn đốc cán bộ tín dụng thực hiện quy chế cho vay của NH Nhà nước Việt Nam và hướng dẫn của NHNO & PTNT Việt Nam.

Kiểm soát nội dung thẩm định của cán bộ tín dụng, tiến hành tái thẩm định các điều kiện cho vay (nếu cần thiết), kiểm soát bộ hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn, hồ sơ kinh tế, thủ tục cơ cấu lại thời gian trả nợ và ghi ý kiến của mình trên các hồ sơ đó. Ký hết các hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay theo thẩm quyền được phân cấp.

Giám sát, kiểm tra việc chấm điểm xếp hạng khách hàng, việc phân loại nợ của cán bộ tín dụng.

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TỔ KẾ TOÁN-NGÂN QUỸ TỔ TÍN DỤNG

24

Đồng thời cũng kiêm luôn công việc của 1 cán bộ tín dụng.

- T kế toán – ngân uỹ:

 Kiểm tra danh mục hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn.

 Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền vay.

 Làm thủ tục phát tiền vay theo quyết định của giám đốc hoặc người được ủy quyền.

 Hoạch toán các nghiệp vụ: cho vay, thu nợ, thu lãi...

 Tiến hành sao kê hợp đồng tín dụng quy định theo quuy định hiện hành và chế độ kế toán.

 Lưu giữ hồ sơ theo quy định.

 Thực hiện chế độ báo cáo kế toán, thống kê phản ánh hoạt động, tình hình tài chính, quản lý các loại vốn, tài sản tại các chi nhánh theo đúng quy định.

 Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của NHNO & PTNT Việt Nam.

 Tổ chức thực hiện nghiệp vụ thu chi tiền mặt VND và ngoại tệ (không huy động vốn bằng vàng) các loại giấy tờ có giá liên quan đến giao dịch hàng ngày.

 Thực hiện thu đổi ngoại tệ (PGD An Hữu chỉ có mua ngoại tệ không có bán ngoại tệ), phát hành các loại thẻ.

 Tham mưu cho Giám đốc thực hiện các biện pháp nhằm bảo quản, cất giữ các tài sản chứng từ có giá và giấy tờ quan trọng của khách hàng.

 Tổ chức thực hiện chế độ ghi chép sổ sách kho qu theo quy định, chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát chứng từ thu chi ngân qu theo chế độ hạch toán kế toán quy định, đảm bảo dữ liệu được cập nhật và chính xác.

 Đảm bảo an toàn kho qu theo quy định.

- T tín dụng:

Cán bộ tín dụng là người chịu trách nhiệm về khoản vay do mình thực hiện và được phân công các công việc sau:

 Chủ động tìm kiếm khách hàng, là cầu nối giữa NH với KH, với cấp ủy, chính quyền địa phương.

25

mức kinh tế - k thuật có liên quan đến khách hàng. Lập hồ sơ kinh tế theo địa bàn được phân công. Xác định nhu cầu vốn cho vay theo từng địa bàn.

 Giải thích, hướng dẫn khách hàng về các quy định cho vay và thủ tục, hồ sơ vay vốn.

 Trực tiếp thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định, lập báo cáo thẩm định, cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay.

 Thông báo cho khách hàng về quyết định cho vay hay từ chối cho vay.

 Thực hiện kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn và đề xuất biện pháp xử lý khi cần thiết.

 Nhận hồ sơ và thẩm định các trường hợp khách hàng đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ gốc và lãi. Định kỳ đánh giá phân tích khả năng trả nợ của khách hàng để làm cơ sở phân loại nợ và trích lập rủi ro.

 Thu nợ gốc, lãi và các khoản phí theo quy định, chức năng, nhiệm vụ được giao.

 Chấm điểm xếp hạng khách hàng theo quy định hiện hành.

 Lưu trữ hồ sơ theo quy định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn và đề xuất biện pháp xử lý khi cần thiết, thực hiện các biện pháp xử lý khách hàng vi phạm hợp đông tín dụng theo quy định của giám đốc hoặc người ủy quyền.

 Tuyên truyền, tiếp thị, quảng cáo các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng như; bảo an tín dụng, thẻ ATM, các sản phảm huy động vốn của NH.

3.3. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH TẠI PGD AN HỮU 3.3.1 Huy động vốn

Huy động vốn ngắn, trung, dài hạn của các tổ chức, cá nhân và các thành phần kinh tế theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và của NHNO

& PTNT Việt Nam, bằng cách phát hành chứng chỉ tiền gửi để huy động vốn. Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN và của NHNO & PTNT Việt Nam.

3.3.2 Cấp tín dụng

Cho vay đối với các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân…có nhu cầu theo đúng quy định của pháp luật và của NHNO & PTNT Việt Nam. Chủ

26

yếu tập chung vào hoạt động tín dụng ngắn, trung và dài hạn theo chỉ tiêu được giao.

Tổ chức thực hiện đầy đủ các quy chế, quy định về tín dụng của NHNN và NHNO & PTNT Việt Nam.

Nghiên cứu đề xuất các phương án đầu tư phù hợp với khả năng của Phòng giao dịch hoặc kết hợp với Sở giao dịch hoặc Chi nhánh mà PGD phụ thuộc.

Mức phán quyết tín dụng của Phòng giao dịch thực hiện theo quy định hiện hành của NHNO & PTNT Việt Nam trong từng thời kỳ.

3.3.3 Thực hiện các dịch vụ khác

Dịch vụ đại lý chi trả kiều hối.

Các dịch vụ khác theo quy định của NHNO & PTNT Việt Nam (Dịch vụ chuyển tiền, Thanh toán tiền gửi, Thẻ ATM, Dịch vụ chi trả lương,....

3.4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI PGD AN HỮU

Đối với hoạt động của ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào sự ổn định và phát triển vào nền kinh tế - xã hội của đất nước. Trong mấy năm qua, nền kinh tế nước ta gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới và sự hội nhập trong quá trình phát triển đất nước, điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động của các NHTM cũng như toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung. PGD An Hữu cũng gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên PGD An Hữu, trong những năm qua PGD An Hữu đã đạt được những kết quả nhất định góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn hoạt động. Điều này được thể hiện qua kết quả hoạt động kinh doanh của PGD trong 3 năm 2011- 2013.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại phòng giao dịch an hữu – ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện cái bè, tỉnh tiền giang (Trang 30)