Kỹ năng sử dụng ph−ơng tiện hiệu quả

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề tại trường kỹ nghệ i (hà tây) (Trang 36 - 38)

- Tạo ra hoàn cảnh có tác dụng gây xúc cảm trong giờ học Bầu không

b.Kỹ năng sử dụng ph−ơng tiện hiệu quả

Cách sử dụng bảng

Sử dụng bảng là một vấn đề quan trọng trong giảng dạy, nó là ph−ơng tiện giảng dạy mà từ ngàn đời nay không thể bỏ đ−ợc. Hiện nay cách trình bày bảng hợp lý là chia bảng thành hai phần, bên trái ghi tên bài và các mục chính, bên phải trình bày các ý cụ thể, ý kiến tranh luận và hình vẽ mà giáo viên giải thích, minh hoạ. GV có thể vẽ hình lên bảng bằng phấn trắng hay phấn mầu, theo từng giai đoạn, dẫn dắt sự tiếp thu liên tục của HS, có thể xoá bỏ sau mỗi phần giảng. Hình vẽ phải thật đơn giản, rõ ràng, sáng sủa và đ−ợc thể hiện theo trình tự logic của quá trình công nghệ để HS nhìn rõ và có thể vẽ lại dễ dàng. Trong quá trình giảng dạy, GV có thể bổ sung các chi tiết vào hình vẽ để minh hoạ các vấn đề mình vừa nêu. Hình vẽ trên bảng chỉ đ−ợc xuất hiện khi GV đã thuyết trình vấn đề. Việc vẽ tranh lên bảng tr−ớc giờ học sẽ làm hiệu quả sử dụng của nó giảm đi rất nhiều.

Sử dụng bảng khoa học, vẽ và dùng phấn màu trình bày đẹp sẽ kích thích HS học tập, chất l−ợng dạy học nâng cao.

Cách sử dụng bản vẽ, tranh, ảnh

Tuỳ nội dung bài học GV có thể treo bản vẽ, tranh, ảnh khi giảng bài hoặc treo cố định vị trí thích hợp trong lớp.

Bản vẽ, tranh, ảnh tạo điều kiện cho việc tổ chức việc thảo luận tập thể hoặc thảo luận nội dung bài học d−ới dạng tình huống có vấn đề.

Có thể kết hợp dùng bản vẽ, tranh, ảnh với các mô hình, đèn chiếu, không dùng bản vẽ, tranh, ảnh khi có thể sử dụng hình vẽ trên bảng.

Cách sử dụng sách giáo khoa và các tài liệu khác

Sách giáo khoa và các tài liệu khác đ−ợc coi là ph−ơng tiện phục vụ việc tự học của HS. Song GV có thể sử dụng chúng để nghiên cứu, giảng dạy, định h−ớng cho HS tập trung vào các bài, các ch−ơng quan trọng của nội dung giảng dạy, để ra bài tập về nhà cho HS…

Cách sử dụng máy tính.

Máy tính là công cụ đắc lực trong công nghệ dạy học hiện đại. Nh−ng không nên lạm dụng nó vào những bài giảng có nội dung và l−ợng thông tin lớn bằng chữ viết.

Vật thật có hiệu quả cao nhất đối với việc dạy học. Việc dạy học bằng vật thật rất có giá trị, nó giúp cho khả năng đào tạo HS tr−ờng nghề tự tin b−ớc vào thực tế sản xuất. Chỉ sử dụng hình vẽ mô phỏng động trên máy tính khi không cần, không thể và không nên nghiên cứu trên đối t−ợng thực. Khi trình bày bài giảng cần chú ý cho các nội dung xuất hiện dần theo ý đồ của giáo viên. Hình ảnh và chữ viết trên máy tính phải ăn nhập với lời nói của GV.

Cách sử dụng đèn chiếu qua đầu.

Việc sử dụng giấy trong, khi trình bày nên l−u ý có thể viết thêm vào giấy. Khi giảng dùng giấy che và để lộ dần nội dung theo ý đồ giáo viên, nhấn mạnh ý đồ chính bằng bút chỉ hồng ngoại. Khi giảng phải luôn quan sát học sinh và đảm bảo đủ thời gian để học sinh có thể tiếp thu đ−ợc bài. .

Tóm lại: Ph−ơng tiện dạy học có tác dụng tăng hiệu quả s− phạm của nội dung và ph−ơng pháp giảng dạy lên rất nhiều. Ph−ơng tiện không chỉ có chức năng minh hoạ cho bài giảng mà còn là công cụ để thu nhận kiến thức về các đối t−ợng thực tiễn khách quan. Tuy nhiên nếu không biết các sử dụng ph−ơng tiện dạy học một cách khoa học, hợp lý, thậm chí quá lạm dụng thì hiệu quả không cao, thậm chí có tác dụng ng−ợc lại. Sử dụng ph−ơng tiện dạy học đúng lúc, đúng chỗ, đúng cách là cơ sở nâng cao chất l−ợng đào tạo.

1.3.3. Sự kết hợp lý thuyết với thực hành và thực tiễn sản xuất 1.3.3.1. Khái niệm thực tiễn 1.3.3.1. Khái niệm thực tiễn

“Thực tiễn là một phạm trù triết học chỉ toàn bộ hoạt động vật chất có tính lịch sử xã hội của con ng−ời làm biến đổi tự nhiên và xã hội”

Bản chất hoạt động thực tiễn là sự tác động qua lại giữa chủ thể, khách thể, trong đó chủ thể với tính tích cực của mình, tác động làm biến đổi khách thể. Trong quá trình này không những làm biến đổi khách thể mà cũng làm biến đổi ngay bản thân chủ thể.

1.3.3.2. Vai trò của thực tiễn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề tại trường kỹ nghệ i (hà tây) (Trang 36 - 38)