MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HƠN NỮA HOẠT ĐỌNG

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hậu giang (Trang 76 - 78)

- Tích cực trong công tác huy động vốn. NH nâng cao lượng vốn cần thiết để phục vụ nhu cầu cho vay ngày càng cao của khách hàng. Nhằm giúp NH chủ động trong công tác cho vay tránh phụ thuộc vào Hội sở, cũng như nâng cao được lợi nhuận cho NH như: đưa ra lãi suất hấp dẫn và có nhiều chương trình khuyến mãi hơn để thu hút lượng tiền gửi trong dân cư. Đa dạng hóa các hình thức huy động như: tiết kiệm bằng đồng Việt Nam được đảm bảo bằng vàng, tiết kiệm bằng ngoại tệ,…và thực hiện tuyên truyền quảng cáo các hình thức huy động vốn của NH nhanh chóng đến khách hàng.

- Xây dựng cơ cấu đầu tư hợp lý, phân tán được rủi ro để tránh tập trung quá nhiều vào một lĩnh vực như: trong thời gian tới NH nên chú trọng tăng trưởng dư nợ tín dụng lành mạnh ở cả hai thời hạn, đặc biệt là tập trung dư nợ tín dụng trung và dài hạn để tạo một cơ cấu phù hợp hơn của dư nợ bằng cách là tăng doanh số cho vay trung và dài hạn.

- Xử lý nợ xấu: Nợ xấu là rủi ro gắn liền với hoạt động tín dụng, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NH. Tích cực lựa chọn tìm kiếm những khách hàng thật sự lành mạnh về tình hình tài chính hay phương án sản xuất kinh doanh khả thi để đầu tư cho vay. Cán bộ tín dụng cần thực hiện tốt công tác sâu xác địa bàn và khách hàng của mình nhằm hạn chế khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, làm tốt công tác quản lý hồ sơ, lập sổ sách theo dõi khách hàng một cách chặt chẽ, có hệ thống và tuân thủ việc quản lý các khoản cho vay.

- Một vấn đề quan trọng hơn nữa là trong và sau khi cho vay NH cần tổ chức thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đặc biệt là những món vay lớn và khách hàng mới giao dịch lần đầu.

- Cán bộ tín dụng phải thường xuyên phối hợp chặt chẽ với phòng kế toán để theo dõi tình hình trả nợ của khách hàng đồng thời nắm được nợ đến hạn của khách hàng để thông báo đôn đốc khách hàng trả nợ. Ban lãnh đạo cần tập trung chỉ đạo cương quyết để thu hồi nợ xấu, xử lý nhanh chóng các khoản nợ mới phát sinh, phân tích nguyên nhân và kịp thời xử lý nghiêm túc các chủ quan của cán bộ, lãnh đạo tín dụng. Phân loại nợ xấu theo nguyên nhân để có

hướng xử lý thích hợp. Trong xử lý nợ xấu cán bộ tín dụng phải thường xuyên động viên, khuyến khích khách hàng tìm nguồn thu khác để trả nợ.

- Thực thi chính sách lãi suất cho vay, phí suất tín dụng linh hoạt và phù hợp với từng khách hàng, từng khoản vay. Điều này là thật sự cần thiết trong hoàn cảnh cạnh tranh giữa các NH ngày càng gắt gao và quyết liệt hơn như hiện nay.

- Luôn giữa quan hệ lâu dài và giải quyết các nhu cầu mới của những khách hàng truyền thống. Nâng cao mối quan hệ như: ưu đãi lãi suất, phí suất tín dụng, có các hình thức khuyến mãi về phương thức thanh toán, thẻ,…

- Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng: quan tâm đến công tác đào tạo và nâng cao nghiệp vụ, tay nghề cho cán bộ về chuyên môn để có thể tư vấn cho khách hàng, tạo uy tín cho NH, đồng thời không ngừng cải tiến phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự, tận tình và nhanh chóng giúp cho khách hàng cảm nhận được sự tự tin và cần thiết khi đến NH. Nâng cao kiến thức hiểu biết về pháp luật cho cán bộ viên chức như luật các tổ chức tín dụng, luật đất đai, luật doanh nghiệp, luật dân sự,…nhằm giúp cho cán bộ thực hiện tốt công việc của mình.

- Nắm bắt kịp thời tình hình biến động kinh tế thị trường nhằm chủ động phân tích cho vay phù hợp với những biến động đó.

- Nâng cao chất lượng của hệ thống thông tin tín dụng: thông tin là yếu tố đóng vai trò quyết định giúp cho NH ra quyết định có đầu tư hay không. Các thông tin từ phía khách hàng cung cấp nhiều khi lại thiếu đầy đủ, không chính xác. Do vậy, cán bộ tín dụng không chỉ dựa vào luồng thông tin do khách hàng cung cấp trong dự án mà cần phải nắm bắt, xử lý các thông tin về mọi vấn đề liên quan đến phương án, dự án từ nhiều nguồn khác nhau.

- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định: Công tác thẩm định cần chú ý đến việc đánh giá tài sản thế chấp, xác định mức độ rủi ro của tài sản được dùng để thế chấp vay vốn nhằm đảm bảo an toàn vốn vay khi dự án kinh doanh của người vay không đạt được như mong muốn. Tuy nhiên, không nên xem tài sản thế chấp là chỗ dựa an toàn tuyệt đối các khoản tín dụng.

- Trong thời gian tới NH cần tăng tỷ trọng doanh số cho vay trung và dài hạn, tuy là cho vay trung và dài hạn mang lại rủi ro cao nhưng khi gặp khách hàng tốt, có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả thì NH cũng không nên bỏ qua.

CHƯƠNG 6

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hậu giang (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)