Phân tích nợ xấu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hậu giang (Trang 64)

Nợ xấu là một trong những rủi ro của tín dụng và có tác động tiêu cực đến hoạt động của NH, đó là sự biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng. Khi phát sinh nợ xấu có nghĩa là khoản vay có rủi ro. Trong quá trình hoạt động thì nợ xấu là vấn đề không thể tránh khỏi, NH chỉ có thể hạ thấp mức độ của nó. Nợ xấu ảnh hưởng đến nguồn vốn của NH bị chiếm dụng, vòng vay vốn của khách hàng làm ảnh hưởng đến thu nhập của NH.

Tổng nợ xấu của NH có chiều hướng tăng trong giai đoạn 2011 – 2013. Vấn đề đáng mừng cho NH là tổng nợ xấu ở mức thấp và chiếm tỷ lệ thấp so với tổng dư nợ. Với những chính sách thiết thực, cùng đó là công tác quản lý nợ hợp lý, cũng như tích cực trong việc thu hồi nợ cùng với các cán bộ tín dụng luôn đôn đốc khách hàng trả nợ là lý do chính khiến NH đạt được hiệu quả như vậy. Nhưng đến năm 2012 với lượng tổng doanh số cho vay cao và cùng đó là nền kinh tế bất ổn làm cho công tác quản lý nợ gặp không ít khó khăn nên năm 2012 tổng nợ xấu tăng 2.630 triệu đồng so với năm 2011 và với năm 2013 tổng nợ xấu có tăng nhưng tốc độ tăng giảm mạnh nên chỉ tăng 992 triệu đồng so với năm 2012. Điều này cho thấy được những chính sách về công tác quản lý nợ hợp lý của NH và số liệu được thể hiện trong bảng số liệu 4.21 (sang trang 54):

4.2.4.1. Phân tích nợ xấu theo đối tượng

Bảng 4.21. Nợ xấu theo đối tượng tại NH MHB chi nhánh Hậu Giang giai đoạn 2011 – 2013. ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013 2012 / 2011 2013 /2012 Số tiền Tăng giảm (± %) Số tiền Tăng giảm (± %) DNTN 250 650 1.950 400 160,00 1.300 200,00 Công ty TNHH 450 1.000 1.700 550 122,22 700 70,00 DN khác 0 700 500 700 100,00 -200 -28,57 Cá thể 928 1.908 1.100 980 105,60 -808 -42,35 Tổng cộng 1.628 4.258 5.250 2.630 477,82 992 199,08

(Nguồn: Phòng kế toán – ngân quỹ ngân hàng MHB chi nhánh Hậu Giang)

Doanh nghiệp tư nhân: Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình nợ xấu có xu hướng tăng. Nguyên nhân lớn nhất là năm 2012 doanh nghiệp gặp không ít khó khăn trong hoạt động kinh doanh từ biến động của kinh tế thị trường nên việc thu hồi vốn kinh doanh cũng không mấy thuận lợi. Mặt khác, do đặc điểm của loại hình doanh nghiệp tư nhân thì Giám đốc làm chủ và chịu trách nhiệm vô hạn nên công tác kiểm tra tình hình sử dụng vốn của cán bộ NH gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó, ta thấy tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ của riêng loại hình này không ngừng tăng, vượt mức khá xa so với sự nổ lực cố gắng của NH là duy trì dưới 3% nợ xấu. Điều này xảy ra là do có nhiều khoản nợ khách hàng yêu cầu cơ cấu lại thời gian trả nợ và để tạo thuận lợi cho khách hàng cố gắng vượt qua khó khăn thì NH đã xem xét gia hạn, cơ cấu lại nợ cho khách hàng và tư vấn cho khách hàng để sử dụng nguồn vốn vay của NH đạt hiệu quả hơn.

Công ty trách nhiệm hữu hạn: Số lượng nợ xấu ở loại hình doanh nghiệp này cũng có chiều hướng tăng, nhưng tốc độ chậm hơn so với loại hình doanh nghiệp tư nhân, cụ thể năm 2012 tăng 550 triệu đồng, năm 2013 tăng 700 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến tình hình này chủ yếu là do khách hàng không có khả năng trả nợ khi mà việc kinh doanh của họ gặp bất lợi. Đây chỉ là giai đoạn khó khăn nhất thời của các doanh nghiệp trong nền kinh tế lúc bấy giờ. Để vượt thử thách này thì nguồn vốn NH góp phần hổ trợ đáng kể cho các doanh nghiệp duy trì hoạt động. Tuy nhiên, bên cạnh hổ trợ thì NH cũng thường xuyên nhắc nhở các doanh nghiệp trả vốn vay lại cho NH. Qua đó ta thấy, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ ở loại hình này thấp dưới 3%, nằm trong hạn mức cho phép của NH.

Doanh nghiệp khác: Nhìn chung, tình hình nợ xấu ở các doanh nghiệp này trong thời gian qua được NH làm việc cũng khá tốt, năm 2011 tình hình nợ xấu không có. Năm 2013 giảm gần 30% do dư nợ chiếm tỷ trọng thấp nên tỷ trọng nợ xấu cũng thấp là điều tất nhiên. Nhưng xét ở gốc độ khác thì cho

vay ở các doanh nghiệp này khá cao, năm 2012 là 6,22%, năm 2013 là 4%. Có thể nói cho vay ở loại hình doanh nghiệp này mặc dù mang lại rủi ro cao nhưng không ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của NH vì chiếm tỷ trọng không lớn. Tuy nhiên, NH cũng nên hạn chế cho vay loại hình doanh nghiệp này để trách những điều không tốt có thể xảy ra.

Cá thể: Ta thấy tình hình nợ xấu của thành phần này tăng dần qua 3 năm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ xấu, làm tăng tổng nợ xấu của NH. Tuy nhiên, vì dư nợ của đối tượng này lớn nên tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ tương đối thấp. Điều này cho thấy chất lượng cho vay là khá tốt. Nguyên nhân là do những cá thể này luôn sẵn sàng hợp tác với NH để thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng, hơn nữa những món vay này có giá trị không lớn nên việc trả nợ cũng thuận lợi và không gây khó khăn cho người vay. Bên cạnh việc tập trung vào các doanh nghiệp trên địa bàn thì NH cũng không nên bỏ lỡ những cơ hội kinh doanh tốt khi ký kết hợp đồng tín dụng với những cá nhân có uy tín và khả năng trả nợ tốt.

Bảng 4.22. Nợ xấu theo đối tượng tại NH MHB chi nhánh Hậu Giang trong 6 tháng đầu năm 2012 – 2014. ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 6t-2013 / 6t-2012 6t-2014 / 6t-2013 Số tiền Tăng giảm (± %) Số tiền Tăng giảm (± %) DNTN 550 1.200 2.100 650 118,18 900 75,00 Công ty TNHH 850 1.400 1.800 550 64,71 400 28,57 DN khác 550 600 700 50 9,09 100 16,67 Cá thể 734 1.350 1.650 616 83,92 300 22,22 Tổng cộng 2.584 4.550 6.250 1.866 275,9 1.700 142,46

(Nguồn: Phòng kế toán – ngân quỹ ngân hàng MHB chi nhánh Hậu Giang)

Nhìn bảng số liệu ta thấy tất cả các đối tượng trên tình hình nợ xấu đều tăng qua 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014. Nguyên nhân nhìn chung là do tình hình kinh tế biến động nên đa phần sản xuất kinh doanh không hiệu quả, sức cạnh tranh trên thị trường cao. Mặt khác, do 1 số doanh nghiệp chuyển đổi mô hình hoạt động kinh doanh nhằm để giảm bớt sức cạnh tranh gây gắt của thị trường nên phải tốn một khoảng thời gian để ổn định lại kinh tế và cũng có một số doanh nghiệp đầu tư quá nhiều cho ngành ngoài, kể cả những ngành không liên quan đến hoạt động chính dẫn đến phân tán nguồn lực đặc biệt là vốn dẫn đến thiếu hụt vốn.

4.2.4.2. Phân tích nợ xấu theo ngành nghề kinh doanh

Bảng 4.23. Nợ xấu theo ngành nghề kinh doanh tại NH MHB chi nhánh Hậu Giang giai đoạn 2011 – 2013.

ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013 2012 / 2011 2013 / 2012 Số tiền Tăng giảm (± %) Số tiền Tăng giảm (± %) Nông -Lâm -Thủy sản 0 0 150 0 0 150 100,00 Thương mại -Dịch vụ 570 2.200 3.200 1.630 285,96 1.000 45,45 Xây dựng 862 0 950 -862 -100,00 950 100,00 Ngành khác 196 2.058 950 1.862 950,00 -1.108 -53,84

Tổng cộng 1.628 4.258 5.250 2.630 1.135,96 992 191,61

(Nguồn: Phòng kế toán – ngân quỹ ngân hàng MHB chi nhánh Hậu Giang)

Nông – lâm – thủy sản: Nhìn chung tình hình nợ xấu đối với nhóm ngành này là rất tốt, năm 2011 và năm 2012 không có phát sinh nợ xấu. Kết quả tốt là do dư nợ của ngành này chiếm tỷ trọng thấp so với các ngành khác vì đây không phải là ngành chủ lực đối với NH, doanh số cho vay thấp đối với những món vay có giá trị nhỏ, chủ yếu là bổ sung vốn lưu động với khả năng thu hồi nợ đúng hạn là rất cao nên công tác thu hồi nợ được nhiều thuận lợi. Ngoài ra, cán bộ tín dụng cũng thẩm định kỹ trước khi cho vay đối với đối tượng này, vì kinh doanh lĩnh vực này có nhiều rủi ro khó kiểm soát. Thêm vào đó, cũng phải kể đến người dân rất có thiện chí trả nợ nên tình hình thu nợ diễn biến cũng khá khả quan. Đến năm 2013 nợ xấu đối với lĩnh vực này phát sinh nhưng với giá trị không đáng kể chỉ 150 triệu đồng không ảnh hưởng nhiều đến kết quả hoạt động kinh doanh của NH.

Thương mại – dịch vụ: Đây là ngành dễ bị ảnh hưởng bởi sự biến động của nền kinh tế, do đó cùng với việc gia tăng doanh số cho vay thì nợ xấu của ngành này cũng tăng đáng kể. Qua 3 năm, NH chuyển dịch cơ cấu cho vay sang các ngành phục vụ cuộc sống hiện đại để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế nên dư nợ các ngành này tăng lên và tỷ trọng nợ xấu của ngành này trong tổng nợ xấu cao là điều đương nhiên. Quan trọng năm 2012, nợ xấu đột biến gia tăng mạnh, tăng 285,96%, đó là vì một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình kinh doanh, cần vốn để duy trì hoạt động nên chậm trễ trong việc trả nợ gốc và lãi cho NH. Thêm vào đó lãi suất năm 2012 biến động bất thường nên gây khó khăn cho một số dịch vụ như cầm đồ,.. nên thu nhập cũng bị giới hạn chỉ trả đủ cho các khoản lãi định kỳ, khi vốn gốc đáo hạn thì khách hàng không có khả năng hoàn trả nên nợ xấu gia tăng mạnh.

Xây dựng: Tình hình nợ xấu của ngành xây dựng cũng có sự biến động, năm 2012 nợ xấu không có phát sinh, vì NH đã mạnh dạng chuyển dịch cơ cấu doanh số cho vay, hạn chế cho vay trung và dài hạn nhằm hạn chế rủi ro có thể

sự thay đổi của giá cả thị trường, vì vậy năm 2012 NH không ngại đẩy mạnh công tác thu nợ đồng thời giảm doanh số cho vay làm cho dư nợ cũng giảm. Nhưng sang năm 2013, nợ xấu tăng 950 triệu đồng là do những khoản nợ cho vay sữa chữa nhà của một số khách hàng chưa thu hồi về kịp dẫn đến nợ xấu tăng lên.

Ngành khác: Năm 2012 nợ xấu tăng rất cao tăng 950% so với năm 2011, do khách hàng sử dụng vốn không hiệu quả không còn khả năng trả nợ cho NH mặc dù NH đã có gắng đẩy mạnh công tác thu hồi nợ trong thời điểm này. Năm 2013 thì tình hình nợ xấu có chuyển biến theo chiều hướng tốt hơn khi lượng nợ xấu giảm mạnh nhưng cũng không đáng kể so với lượng nợ xấu tăng trong năm 2012, đây cũng là trong những vấn đề hàng đầu mà NH cần xem lại bởi vì tỷ trọng dư nợ ngành này khá thấp mà tỷ trọng nợ xấu lại cao hơn nhiều so với các ngành khác.

Bảng 4.24. Nợ xấu theo ngành nghề kinh doanh tại NH MHB chi nhánh Hậu Giang trong 6 tháng đầu năm 2012 – 2014.

ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 6tháng đầu năm 2014 6t-2013/ 6t-2012 6t-2014 / 6t-2013 Số tiền Tăng giảm (± %) Số tiền Tăng giảm (± %)

Nông -Lâm -Thủy sản 0 900 1.150 0 0 1.150 100

Thương mại -Dịch vụ 1.290 1.700 3.100 410 31,78 1.400 82,35

Xây dựng 0 900 1.100 900 100 200 22,22

Ngành khác 1.394 1.050 900 -344 -24,68 -150 -14,29

Tổng cộng 2.684 4.550 6.250 966 107,1 2.600 190,28

(Nguồn: Phòng kế toán – ngân quỹ ngân hàng MHB chi nhánh Hậu Giang) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngành thương mại – dịch vụ nợ xấu có chiều hướng tăng và tốc độ tăng nhanh, 6 tháng đầu năm 2013 tăng 410 triệu đồng, 6 tháng đầu năm 2014 tăng 1.400 triệu đồng. Nguyên nhân do NH cấp tín dụng quá nhiều trong những năm trước, cùng với đó là khủng hoảng kinh tế cũng ít nhiều ảnh hưởng đến nền kinh tế Tỉnh Hậu Giang, mà trong khi đó các doanh nghiệp chưa thích nghi kịp với sự biến động của nền kinh tế, nên khó có thể thu được nợ từ những doanh nghiệp này.

Ngành nông – lâm – thủy sản và ngành xây dựng dư nợ 6 tháng đầu năm 2012 là 0 triệu đồng, đạt được như vậy là vì trong thời gian đó NH đã rất cố gắng hết sức quản lý tốt món nợ. Nhưng sang 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 dư nợ tăng lên đột ngột đối với ngành nông – lâm – thủy sản là 900 triệu đồng ở 6 tháng đầu năm 2013 và 1.150 triệu đồng ở 6 tháng đầu năm 2014, còn đối với ngành xây dựng là 900 triệu đồng và 1.100 triệu đồng lần lượt ở 6 tháng đầu năm 2013 và 2014. Nguyên nhân tăng là do các chủ hộ gặp khó khăn trong quá trình tiêu thụ trong khi đó giá nguyên liệu đầu

vào thì tăng cao làm giảm hiệu quả nuôi trồng. Do nguyên vật liệu ngành xây dựng tăng, bên cạnh đó Tỉnh Hậu Giang đã dần dần ổn định ngành xây dựng hơn nhiều nên việc xây dựng cũng ít đi nên làm cho nợ xấu tăng.

Ngành nghề khác dư nợ lại ngược với các ngành khác, dư nợ giảm và tốc độ giảm cũng khá nhanh, 6 tháng đầu năm 2013 giảm 344 triệu đồng và 6 tháng đầu năm 2014 giảm 150 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước, do các khoản vay này chủ yếu là trung và dài hạn nên tình hình giảm như vậy là nhờ vào các khoản vay đã đến hạn đáo hạn.

4.2.4.3. Phân tích nợ xấu theo kỳ hạn

Nợ xấu đây là vấn đề được các NH rất quan tâm, khi nợ xấu phát sinh thì phải tốn rất nhiều công sức và chi phí để thu món nợ đó về. Việc phát sinh nợ xấu không chỉ chịu tác động bởi công tác quản lý món vay của NH mà còn phục thuộc rất lớn vào điều kiện sản xuất kinh doanh cụ thể và quyết tâm trả nợ của từng khách hàng. Bên cạnh đó, còn có một số rủi ro phát sinh do các nguyên nhân không thể trách khỏi như: thiên tai, dịch bệnh,… Để tìm hiểu rõ hơn về tình hình nợ xấu thì bảng số liệu sau đây sẽ cho ta thấy rõ:

Bảng 4.25. Nợ xấu theo kỳ hạn tại NH MHB chi nhánh Hậu Giang giai đoạn 2011 – 2013. ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013 2012 / 2011 2013 / 2012 Số tiền Tăng giảm (± %) Số tiền Tăng giảm (± %) Ngắn hạn 935 3.363 3.750 2.428 259,68 387 11,51 Trung và dài hạn 693 895 1.500 202 29,15 605 67,61 Tổng cộng 1.628 4.258 5.250 2.630 288,83 992 79,12

(Nguồn: Phòng kế toán – ngân quỹ ngân hàng MHB chi nhánh Hậu Giang)

Nợ xấu ngắn hạn: Trong 3 năm qua nợ xấu ngắn hạn đều tăng và tốc độ tăng có chiều hướng giảm, năm 2012 tăng rất mạnh tăng 2.428 triệu đồng tăng 259,68% so với năm 2011, nhưng sang năm 2013 nợ xấu có tăng mà tốc độ tăng giảm mạnh chỉ tăng 387 triệu đồng tăng 11,51% so với năm 2012. Nguyên nhân chính nợ xấu ngắn hạn liên tục tăng là do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng, giá cả nguyên vật liệu tăng cao trong khi giá dầu ra thi bấp bênh, dịch bệnh thì xảy ra nhiều và phát sinh nhiều loại dịch bệnh mới, làm cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân gặp nhiều khó khăn, hộ chỉ hoạt động cầm chừng và chờ khối cứu trợ của Nhà nước, vì thế NH không thể thu hồi nợ đúng hạn được làm cho nợ xấu của NH tăng lên.

Nợ xấu trung và dài hạn: Bảng số liệu cho ta thấy nợ xấu trung và dài hạn cũng tăng dần qua 3 năm, do một bộ phận khách hàng bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế nên làm cho việc sản xuất kinh doanh không hiệu quả. Bên cạnh đó, doanh số cho vay giảm mà doanh số dư nợ tăng nên nợ xấu tăng.

Bảng 4.26. Nợ xấu theo kỳ hạn tại NH MHB chi nhánh Hậu Giang trong 6 tháng đầu năm 2012 – 2014.

ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU 6 tháng đầu năm 2012 6tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 6t-2013 / 6t-2012 6t-2014 / 6t-2013

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hậu giang (Trang 64)