Những năm qua tình hình kinh tế trên địa bàn Tỉnh Hậu Giang có bước phát triển, nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh cao nên hoạt động cho vay của chi nhánh ngày càng mở rộng. Tổng doanh số cho vay có sự tăng nhanh chóng trong năm 2012 là do NH đã thực hiện các chính sách hổ trợ cho vay. Nhưng đến năm 2013, chi nhánh thắt chặt trong khâu cho vay, không cho vay đối với các doanh nghiệp, cá nhân không đáp ứng đủ yêu cầu vay vốn của chi nhánh. Chính vì vậy, mà doanh số cho vay của năm 2013 chỉ tăng nhẹ so với năm 2012. Cụ thể, số liệu được thể hiện trong bảng số liệu 4.3 (trang 34):
4.2.1.1. Phân tích doanh số cho vay theo đối tượng
Bảng 4.3. Doanh số cho vay theo đối tượng tại NH MHB chi nhánh Hậu Giang giai đoạn 2011 – 2013.
ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013 2012 / 2011 2013 / 2012 Số tiền Tăng giảm (± %) Số tiền Tăng giảm (± %) DNTN 65.250 82.154 95.700 16.904 25,91 13.546 16,49 Công ty TNHH 85.685 92.512 105.100 6.827 7,97 12.588 13,61 DN khác 15.021 15.265 16.500 244 1,62 1.235 8,09 Cá thể 125.002 120.319 108.250 -4.683 -3,75 -12.069 -10,03 Tổng cộng 290.958 310.250 325.550 19.292 31,75 15.300 28,16
(Nguồn: Phòng kế toán – ngân quỹ ngân hàng MHB chi nhánh Hậu Giang)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, NH mở rộng cho vay đối với các loại hình doanh nghiệp. Trong đó, cho vay cá thể chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay. Doanh số cho vay theo từng loại hình kinh tế tuy có tăng giảm nhưng nhìn chung tương đối ổn định.
Doanh nghiệp tư nhân: Doanh số cho vay tăng và tăng dần tỷ trọng, năm 2011 tỷ trọng chiếm 22,43%, năm 2012 chiếm 26,48%, năm 2013 chiếm 29,40% trong tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân của việc gia tăng này là trên địa bàn ngày càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp buôn bán đa dạng mặt hàng và phong phú như: trang trí nội thất, vật liệu xây dựng, phụ tùng xe các loại, các cửa hàng buôn bán xe gắn máy,…Vì vậy, nhu cầu về vốn đối với doanh nghiệp này là lớn. Một phần là để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, một phần để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Và cũng chính vì vậy mà doanh số cho vay đối tượng này không ngừng tăng lên góp phần gia tăng thu nhập cho NH.
Công ty trách nhiệm hữu hạn: Doanh số cho vay tăng dần qua 3 năm và có tỷ trọng tương đối ổn định trong 2 năm đầu chiếm khoảng 30%, năm 2013 có sự gia tăng chút ít là chiếm 32,28% trong tổng doanh số cho vay và có vai trò quan trọng trong việc gia tăng lợi nhuận cho NH. Kết quả đạt được là do các doanh nghiệp trên địa bàn cần vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư trang thiết bị để thúc đẩy sự phát triển trong hoạt động của công ty cũng như góp phần tăng trưởng kinh tế cho địa phương. Thấy được nhu cầu đó, NH đã dần chuyển dịch cơ cấu sang các doanh nghiệp, mong muốn đem lại lợi ích cho cộng đồng, xã hội và hơn hết là tăng cường quy mô hoạt động cho NH.
Các doanh nghiệp khác: là thành phần chiếm tỷ trọng không cao và tương đối ổn định, luôn chiếm khoảng 6% qua 3 năm trong tổng doanh số cho vay. Mặt dù không mang lại nguồn thu lớn nhưng việc cho vay đối với các doanh nghiệp này thể hiện sự quan tâm, chăm sóc, tôn trọng khách hàng của
NH. Từ đó cho thấy, mọi loại hình kinh tế đều được NH tham gia đầu tư và hỗ trợ. Với tinh thần phục vụ hết mình vì cộng đồng, xã hội, NH không chỉ đạt được mục tiêu lợi nhuận mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế cho Tỉnh nhà.
Cá thể: Cho vay cá thể chủ yếu là cho vay hộ gia đình và cá nhân, doanh số cho vay giảm qua 3 năm, năm 2012 cho vay là 120.319 triệu đồng giảm 4.683 triệu đồng so với năm 2011, do kinh tế biến động và tình hình sản xuất kinh doanh không thuận lợi như: giá lúa giảm mà năng suất cũng giảm, giá thu mua cá tra thấp hơn giá thành sản xuất, tôm bị bệnh chết,… nên NH e ngại cung cấp vốn đối với đối tượng này bởi nguồn trả nợ của họ bị giảm sút, tình hình không ổn định này kéo theo doanh số cho vay năm 2013 cũng giảm.
Bảng 4.4. Doanh số cho vay theo đối tượng tại NH MHB chi nhánh Hậu Giang trong 6 tháng đầu năm 2012 -2014.
ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 6t-2013 / 6t-2012 6t-2014 / 6t-2013 Số tiền Tăng giảm
(± %)
Số tiền Tăng giảm (± %) DNTN 70.130 78.250 88.252 8.120 11,58 10.002 12,78 Công ty TNHH 81.268 115.000 124.020 33.732 41,51 9.020 7,84 DN khác 9.389 10.020 11.520 631 6,72 1.500 14,97 Cá thể 59.713 56.730 45.228 -2.983 -5,01 -11.502 -20,27 Tổng cộng 220.500 260.000 269.020 39.500 54,8 9.020 15,32
(Nguồn: Phòng kế toán – ngân quỹ ngân hàng MHB chi nhánh Hậu Giang)
Nhà nước luôn hướng đến “công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước”, Hậu Giang là 1 trong những Tỉnh được nhà nước chú trọng phát triển kinh tế từ lúc được thành lập nên công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân là hai đối tượng NH cho là có tương lai phát triển và vươn xa mạnh nhất. Vì vậy, 2 đối tượng này được NH quan tâm và chú ý bởi nhìn bảng số liệu cho ta thấy được doanh số cho vay của mỗi 6 tháng đầu năm của 2 đối tượng đều tăng và chiếm tỷ trọng cao so với cá thể và doanh nghiệp khác. Cũng chính vì vậy, mà làm cho doanh số cho vay của đối tượng cá thể giảm qua mỗi 6 tháng đầu năm, 6 tháng đầu năm 2013 giảm 2.983 triệu đồng so với cùng kỳ 2011 và tiếp tục giảm ở 6 tháng đầu năm 2014 giảm 11.502 triệu đồng. Bên cạnh đó, do các đối tượng cá thể này trong sản xuất kinh doanh chưa thật sự tốt, nên NH nhận thấy được những rủi ro có thể xảy ra khi cho các đối tượng này vay quá nhiều nên NH rất thận trọng trong xem xét khi cho họ vay.
4.2.1.2. Phân tích doanh số cho vay theo ngành nghề kinh doanh
Bảng 4.5. Doanh số cho vay theo ngành nghề kinh doanh tại NH MHB chi nhánh Hậu giang giai đoạn 2011 – 2013.
ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013 2012 / 2011 2013 / 2012 Số tiền Tăng giảm (± %) Số tiền Tăng giảm (± %) Nông-Lâm-Thủy sản 2.154 3.502 10.356 1.348 62,58 6.854 195,72 Thương mại-Dịch vụ 83.192 126.525 215.650 43.333 52,09 89.125 70,44 Xây dựng 159.670 135.650 34.253 -24.020 -15,04 -101.397 -74,75 Ngành khác 45.942 44.573 65.291 -1.369 -2,98 20.718 46,48 Tổng cộng 290.958 310.250 325.550 19.292 96,65 15.300 237,89
(Nguồn: Phòng kế toán – ngân quỹ ngân hàng MHB chi nhánh Hậu Giang)
Bảng số liệu thể hiện doanh số cho vay theo ngành nghề có sự biến động mạnh vào năm 2013, cơ cấu cho vay chưa ổn định và thường xuyên dịch chuyển giữa các ngành nghề. Trong đó, ngành thương mại – dịch vụ ngày càng chiếm ưu thế và giữ vai trò quan trọng trong hoạt động cho vay của NH.
Nông – lâm – thủy sản: Doanh số cho vay ngành này tăng qua 3 năm và tăng mạnh năm 2013. Năm 2012 tăng 1.348 triệu đồng so với năm 2011, NH chưa tiếp cận được với nhiều hộ nông dân vì khi đi vay người dân vẫn còn thói quen và theo sự hướng dẫn của Hội nông dân là đi vay ở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, chính vì vậy mà năm 2012 NH chưa tiếp cận tốt được với người dân. Do đó, NH đã có chính sách tốt cho năm 2013 để tiếp cận đối tượng này, nên sang năm 2013 thì doanh số cho vay tăng 6.854 triệu đồng tăng 195,72% so với năm 2012. Do NH nắm bắt được nhu cầu vay vốn của các hộ nông dân như vay: chăn nuôi heo, trâu, bò thịt, gia cầm,.., các loại thủy sản như: cá thát lát, tôm, cá rô,...cũng như trồng các loại cây ăn trái, cây công nghiệp như bưởi, khóm, mía, trồng lúa,..Do chủ yếu sống bằng nghề nông theo thời vụ, chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, cảnh “Được mùa mất giá”. Muốn mở rộng quy mô sản xuất, tu sửa vườn, ao, chuồng, mua sắm máy móc thiết bị thì họ thường nhờ đến nguồn vốn từ NH, thêm vào đó chủ trương của Tỉnh là phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã nên NH đã có những bước đi đúng đắn là cho vay hộ nông dân và các hợp tác xã trên địa bàn. Nông nghiệp được xem là ngành thế mạnh của Tỉnh Hậu Giang nhưng NH đã xác định đây không phải là ngành tập trung vốn cho vay chủ lực của NH nên chiếm tỷ trọng thấp trong doanh số cho vay.
Thương mại – dịch vụ: doanh số cho vay chiếm tỷ trong cao và tăng mạnh năm 2013, tỷ trọng chiếm 66,24% trong tổng doanh số cho vay. Năm 2012 doanh số cho vay tăng 43.333 triệu đồng so với năm 2011, sang năm 2013 tăng hơn gấp đôi là tăng 89.125 triệu đồng so với năm 2012. Đây là kết
hợp với sự phát triển của địa phương. Ngày nay ngành thương mại – dịch vụ đang phát triển mạnh, nhu cầu vốn ngày càng nhiều để phát triển, đa dạng hàng hóa phục vụ tốt hơn cho khách hàng. Thời gian qua, NH đã cố gắng mở rộng phạm vi tín dụng, cho vay với các thủ tục đơn giản hơn các năm trước nhưng vẫn thực hiện theo đúng và đầy đủ các quy định của NHNN như: thủ tục đăng ký bảo đảm NH làm thay cho khách hàng,…. Bên cạnh đó, Hậu Giang là Tỉnh mới chia tách nên các công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân lần lượt ra đời nhiều, đặc biệt là sự tăng thêm chi nhánh của các công ty lớn, nhằm đáp ứng kịp thời cho cuộc sống hiện đại. Ngành này cũng rất nhạy cảm với sự biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước nên nắm bắt được nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp, cán bộ NH đã tích cực trong công tác thẩm định để có thể đáp ứng nhu cầu hợp lý của khách hàng.
Xây dựng: NH MHB nói chung và NH MHB chi nhánh Hậu Giang nói riêng là một trong những NH hàng đầu được các chủ đầu tư quan tâm để yêu cầu vay vốn cho mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế và dân sinh cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, phần lớn là các khoản vay trung và dài hạn. Tuy nhiên, từ năm 2011 – 2013 doanh số cho vay của NH MHB chi nhánh Hậu Giang giảm với tốc độ giảm ngày càng lớn, cụ thể năm 2012 doanh số cho vay giảm 24.020 triệu đồng so với năm 2011 và giảm mạnh năm 2013 giảm 101.397 triệu đồng so với năm 2012. Nguyên nhân, một mặt là do ảnh hưởng chung của nền kinh tế. Mặt khác, là do chính sách cho vay của NH có thay đổi để phù hợp với điều kiện thực tế. Năm 2012, do giá cả nguyên vật liệu leo thang làm cho nhiều công trình chậm tiến độ và bị đình trệ, nhu cầu xây dựng và sửa chữa nhà ở tương đối ít dẫn đến việc cho vay trong lĩnh vực này giảm và ảnh hưởng kéo dài đến năm 2013, cho thấy được tình hình cho vay xây dựng chưa thật sự khả quan nên NH đã mạnh dạng chuyển cơ cấu, trọng tâm sang lĩnh vực khác là thương mai – dịch vụ với thời hạn cho vay chủ yếu là ngắn hạn.
Ngành khác: cho vay ngành khác là chủ yếu cho vay mua xe tải, xà lang và phần lớn là cho vay tiêu dùng, phục vụ đời sống cho người dân. Ngành nghề này chiếm tỷ trọng nhỏ so với ngành Thương mại – dịch vụ và ngành xây dựng nhưng nó thể hiện sự đa dạng trong hoạt động cho vay của NH nhằm đáp ứng nhu cầu vốn chính đáng cho các tổ chức và cá nhân. Đời sống của người dân ngày được nâng cao kéo theo nhu cầu tiêu dùng cũng nhiều hơn làm cho các khoản vay tăng khá nhiều trong năm 2013 tăng 20.718 triệu đồng so với năm 2012. Tuy nhiên, lĩnh vực cho vay này có thời hạn thu hồi vốn lâu, tiềm ẩn nhiều rủi ro nên cũng ít được NH chú trọng.
Bảng 4.6. Doanh số cho vay theo ngành nghề kinh doanh tại NH MHB chi nhánh Hậu Giang trong 6 tháng đầu năm 2012 – 2014.
ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 6t-2013 / 6t-2012 6t-2014 / 6t-2013 Số tiền Tăng giảm (± %) Số tiền Tăng giảm (± %) Nông-Lâm-Thủy sản 2.890 4.500 5.523 1.610 55,71 1.023 22,73 Thương mại-Dịch vụ 90.120 157.000 184.250 66.880 42,60 27.250 14,79 Xây dựng 100.320 72.250 50.520 -28.070 -27,98 -21.730 -30,08 Ngành khác 27.170 26.250 28.727 -920 -3,39 2.477 9,44 Tổng cộng 220500 260.000 269.020 39.500 66,94 9.020 5,88
(Nguồn: Phòng kế toán – ngân quỹ ngân hàng MHB chi nhánh Hậu Giang)
Cũng giống như cả năm, doanh số cho vay ngành thương mại – dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao và luôn tăng qua mỗi 6 tháng đầu năm, tăng mạnh nhất ở 6 tháng đầu năm 2013 là tăng 42,60% so với 6 tháng đầu năm 2012 do tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm 2013 khả quan hơn so với 6 tháng đầu năm 2014 nên 6 tháng đầu năm 2014 tăng nhẹ là tăng 14,79% so với 6 tháng đầu năm 2013. Lĩnh vực này luôn tăng qua mỗi 6 tháng đầu năm vì đây là chiến lược của NH chủ động cho các ngành này vay, NH nhận thấy ngành này trong tương lai sẽ phát triển hơn nữa. Trái lại, ngành xây dựng thì doanh số cho vay giảm liên tục, 6 tháng đầu năm 2012 giảm 27.730 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2011, 6 tháng đầu năm 2014 giảm 30,08% so với cùng kỳ năm trước, do ngành này chủ yếu là cho vay trung và dài hạn mà cho vay trung và dài hạn nhiều sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro nên NH hạn chế cho vay.
Nông – lâm – thủy sản: Doanh số cho vay tăng qua 6 tháng đầu năm của 3 năm, lần lượt 6 tháng đầu năm 2012, 2013 và 2014 là 2.890 triệu đồng, 4.500 triệu đồng, 5.523 triệu đồng, nguyên nhân tăng vì NH mở rộng tín dụng cho ngành này theo chủ trương của Nhà nước do tình hình kinh tế không mấy tốt như việc: thu mua tạm trữ lúa cho nông dân theo chỉ thị của Thủ tướng chính phủ. Ngành khác thì doanh số cho vay tăng giảm không ổn định giảm ở 6 tháng đầu năm 2013 và tăng 6 tháng đầu năm 2014, nguyên nhân do nhu cầu của ngành này không ổn định.
4.2.1.3. Phân tích doanh số cho vay theo kỳ hạn
Bảng 4.7. Doanh số cho vay theo kỳ hạn tại NH MHB chi nhánh Hậu Giang giai đoạn 2011 – 2013 ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013 2012 / 2011 2013 / 2012 Số tiền Tăng giảm (± %) Số tiền Tăng giảm (± %) Ngắn hạn 201.078 284.898 305.200 83.820 41,69 20.302 7,13 Trung và dài hạn 89.880 25.352 20.350 -64.528 -71,79 -5.002 -19,73 Tổng cộng 290.958 310.250 325.550 19.292 -30,1 15.300 -12,6
(Nguồn: Phòng kế toán – ngân quỹ ngân hàng MHB chi nhánh Hậu Giang)
Doanh số cho vay của NH ngày càng tăng cho thấy quy mô tín dụng NH ngày càng được mở rộng. Trong đó, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn cho vay trung và dài hạn. Thực tế cho thấy tín dụng ngắn hạn đã và đang được mở rộng, đóng vai trò chủ yếu trong quá trình sử dụng vốn của NH trong những năm qua.
Cho vay ngắn hạn tăng dần trong những năm qua. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của doanh số cho vay khi mà doanh số cho vay trung và dài hạn giảm đáng kể. Bởi vì, nguồn vốn để cho vay của NH chủ yếu từ huy động ngắn hạn nên yêu cầu thu hồi vốn nhanh. Mục đích của tín dụng ngắn hạn là bổ sung vốn lưu động cho các đơn vị vay vốn để sản xuất kinh doanh, đáp ứng tiêu dùng cá nhân, sữa chữa nhà ở,…Bên cạnh đó, Tỉnh Hậu Giang là vùng chuyên sản xuất nông nghiệp, mà nhu cầu vốn nông nghiệp là ngắn hạn. Ngoài ra, với sự thay đổi chính sách tín dụng theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, phát triển linh hoạt hoạt động tín dụng giúp cho NH ngày càng đáp