NHỮNG VƯỚNG MẮC TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hậu giang (Trang 75 - 76)

MHB CHI NHÁNH HẬU GIANG

Hiện nay, việc triển khai các sản phẩm, dịch vụ của NH vẫn còn chậm so với yêu cầu phát triển kinh tế của Hậu Giang và so với các NHTM khác trên địa bàn như thanh toán bằng ngoại tệ, dịch vụ bảo lãnh, tài trợ xuất nhập khẩu,…Sức cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các NH trên địa bàn. Đặc biệt, việc khai trương các chi nhánh, phòng giao dịch của các NHTM khác sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoạt động kinh doanh của NH MHB chi nhánh Hậu Giang nói riêng, mà quan trọng là vấn đề cạnh tranh lãi suất và một số hoạt động dịch vụ. Mặt khác, trong xu thế hiện nay là một sự cạnh tranh tiềm ẩn đối với các NH nước ngoài với khả năng tài chính với kinh nghiệm thương trường. Nợ xấu của NH thấp nhưng rủi ro tiềm ẩn này sẽ dẫn đến tổn thất nguồn vốn cho NH và phải tốn nhiều công sức, chi phí cho việc thu hồi và xử lý cho những khoản nợ phát sinh. Khoảng cách giữa vốn huy động và doanh số cho vay vẫn còn khá lớn nên chi nhánh không chủ động trong kinh doanh của mình, nhiều khi vẫn bị động do vốn huy động không đủ cho vay mà phải nhận vốn điều chuyển từ Hội sở. Doanh số cho vay cao nhưng trong đó NH tập trung cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp. Hầu hết khách hàng vay tiền đều được giải ngân bằng tiền mặt, chưa tạo được thói quen bằng cách chuyển khoản bằng các NHTM khác, dẫn đến nguồn vốn cho vay chưa thật sự được kiểm tra chặt chẽ. Cán bộ tín dụng quản lý địa bàn quá rộng lớn nên việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay ít nhiều cũng có hạn chế, không nhắc nhở kịp thời những món vay.

- Từ môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh: Những năm qua do không ổn định của nền kinh tế vĩ mô và chính sách kinh tế của nước ta làm cho hoạt động kinh doanh của NH bị ảnh hưởng, cũng như ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Bên cạnh đó, những năm qua kinh tế nước ta có nhiều bất ổn do giá vàng, giá xăng dầu tăng mạnh, dịch cúm gia cầm liên tục xảy ra,…Vì những biến động bất lợi của thị trường đã tạo ra khó khăn cho khách hàng trong việc trả nợ đúng hạn cho NH. Việc xử lý nợ áp dụng chế tài tín dụng, chế tài đảm bảo xử lý tài sản đảm bảo đối với khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng còn gặp khó khăn, vướng mắc, tốn kém về thời gian và tiền. - Từ phía khách hàng: Khách hàng không thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với NH nói riêng và cam kết hợp đồng tín dụng nói chung, buộc NH phải xử lý các biện pháp chế tài và các quy định pháp luật để giải quyết. Các yếu tố dẫn đến khách hàng vi phạm hợp đồng là: trong quá trình sản xuất kinh doanh thì bị thiên tai, dich bệnh,…thiệt hại đến kết quả sản xuất; Sử dụng vốn sai mục đích, đây là vấn đề chủ quan của khách hàng như tự ý thay đổi mục đích

sử dụng vốn vay so với hợp đồng, do đó công tác theo dõi của cán bộ tín dụng gặp không ít khó khăn; Thông tin khách hàng thiếu hoặc không chính xác, sự cần vốn và phục vụ kinh doanh là rất cần thiết, cho nên một số khách hàng không ngần ngại cung cấp những thông tin thiếu hoặc không trung thực để cho NH thấy được là mình làm ăn có hiệu quả để được vay vốn nhanh hơn.

- Từ phía Ngân hàng: Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế địa phương được duy trì ở mức độ cao trong nhiều năm gần đây, tuy nhiên thu nhập bình quân đầu người còn thấp, tiết kiệm có phần còn khiêm tốn. Các doanh nghiệp thì vốn hoạt động chủ yếu là vốn vay, nhu cầu đầu tư cao nên thu nhập, khả năng tích lũy thấp. Sự cạnh tranh về thị trường vốn của NH ngày càng cao với các tổ chức khác như: NH, bảo hiểm,… Quá trình xem xét, thẩm định, theo dõi khách hàng chưa thật sự hoàn chỉnh.

5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HƠN NỮA HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NH MHB CHI NHÁNH HẬU GIANG

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hậu giang (Trang 75 - 76)