Phân tích doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hậu giang (Trang 51 - 58)

Doanh số cho vay phản ánh số lượng và quy mô tín dụng của NH nhưng chưa phản ánh được hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng, vì hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng có thể ở việc khách hàng có trả nợ vay khi tới hạn hay không. Nếu khách hàng trả nợ vay đúng hạn thì chứng tỏ khách hàng đã sử dụng vốn vay của mình một cách có hiệu quả. Do đó, việc thu nợ được xem là công tác quan trọng trong hoạt động tín dụng của NH MHB chi nhánh Hậu Giang góp phần tái đầu tư tín dụng và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn trong lưu thông. Nói cách khác, doanh số cho vay là điều kiện cần, doanh số thu nợ là điều kiện đủ để hoạt động kinh doanh của NH có hiệu quả và phát triển.

Cũng trong năm 2012 tổng doanh số cho vay tăng nên tổng doanh số thu nợ cũng tăng nhưng tăng nhẹ so với tổng doanh số cho vay và cũng tăng nhẹ so với tổng doanh số thu nợ năm 2013, cụ thể tổng doanh số thu nợ năm 2012 tăng 10.887 triệu đồng so với năm 2011, nhưng năm 2013 thì tăng mạnh tăng 36.196 triệu đồng so với năm 2012. Trong một số trường hợp thì khách hàng đi vay chỉ để trả cho khoản nợ trước đó. Mục đích chính là không để khoản nợ đó bị đưa vào nợ quá hạn và bắt buộc bị đóng phạt. Bên cạnh đó, một số khách hàng có được nguồn vốn kinh doanh để mở rộng quy mô, chất

lượng nên hoạt động dần có hiệu quả nên có tiền trả cho NH. Ngoài ra, các khoản vay của chi nhánh chủ yếu là ngắn hạn nên có thời hạn thu nợ ngắn cũng góp phần làm tổng doanh số thu nợ tăng qua các năm, số liệu được thể hiện trong bảng số liệu 4.9 sau:

4.2.2.1. Phân tích doanh số thu nợ theo đối tượng

Bảng 4.9. Doanh số thu nợ theo đối tượng tại NH MHB chi nhánh Hậu Giang giai đoạn 2011 – 2013. ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013 2012 / 2011 2013 / 2012 Số tiền Tăng giảm (± %) Số tiền Tăng giảm (± %) DNTN 61.002 77.379 82.700 16.377 26,85 5.321 6,88 Công ty TNHH 66.184 69.421 87.649 3.237 4,89 18.228 26,26 DN khác 12.712 11.535 15.251 -1.177 -9,26 3.716 32,21 Cá thể 103.749 96.199 105.130 -7.550 -7,28 8.931 9,28 Tổng cộng 243.647 254.534 290.730 10.887 15,2 36.196 74,63

( Nguồn: Phòng kế toán – ngân quỹ ngân hàng MHB chi nhánh Hậu Giang)

Qua bảng số liệu trên, nhìn chung việc theo dõi quản lý thu hồi nợ tại NH rất tốt, do thường xuyên đôn đốc nhắc nhở nợ đến hạn, phân kỳ thu nợ hợp lý với thu nhập của khách hàng, phù hợp chu kỳ sản xuất kinh doanh.

Doanh nghiệp tư nhân: Doanh số thu nợ tăng do doanh số cho vay tăng, tình hình thu nợ diễn biến khá tốt, năm 2012 tăng 16.377 triệu đồng so với năm 2011. Ở năm 2013 doanh số thu nợ cũng khả quan, vẫn tăng so với năm trước nhưng tốc độ tăng chậm lại, tăng 5.321 triệu đồng. Một phần do những khoản cho vay trung và dài hạn có thời hạn thu hồi vốn chậm, đó là những khoản nợ năm trước chưa thu hồi về kịp. Nhìn chung, doanh số thu nợ tăng qua các năm là phải kể đến thiện chí trả nợ của khách hàng khi mà hoạt động kinh doanh của họ được tiến triển tốt hơn cũng như sử dụng vốn đúng mục đích. Điều này cho thấy sự đúng đắn trong việc lựa chọn khách hàng, đó là những doanh nghiệp có phương án sản xuất khả thi, có tài sản đảm bảo, có uy tín cộng thêm vào đó là sự tích cực trong việc quản lý nợ của NH nên phần nào đem lại kết quả tốt cho công tác thu hồi nợ.

Công ty trách nhiệm hữu hạn: Số liệu qua 3 năm cho ta thấy việc đầu tư vốn liên tục vào các công ty TNHH trên địa bàn là một việc làm đúng đắn, bởi vì ngoài việc doanh số cho vay tăng thì công tác thu nợ cũng đạt kết quả tương đối tốt.. Điều này thể hiện qua doanh số thu nợ của năm 2012, tăng 3.237 triệu đồng chiếm tỷ lệ là 4,89%, thu nợ đáng kể là năm 2013, tăng 18.228 triệu đồng tăng 26,26%. Đây là loại hình doanh nghiệp đang phát triển ở địa phương, các doanh nghiệp luôn cố gắng mở rộng thương hiệu, nâng cao uy tín bằng cách đáp ứng nhu cầu làm hài lòng tất cả mọi khách hàng của doanh

nghiệp. Đồng thời, do các doanh nghiệp được kinh doanh trong điều kiện thuận lợi nên đã đem về những thành quả tốt, nguồn vốn của doanh nghiệp được luân chuyển thường xuyên nên nợ NH cũng không khó để thanh toán đối với họ. Năm 2013 tốc độ tăng khá cao là vì một số khoản nợ của những năm trước đã đến hạn.

Doanh nghiệp khác: Doanh số thu nợ của năm 2012 có giảm nhẹ so với năm 2011, cụ thể là giảm 1.177 triệu đồng, nguyên nhân do doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, giá cả nguyên vật liệu tăng, chi phí đầu vào tăng, cần vốn để kinh doanh làm cho khả năng trả nợ cho NH giảm. Nhưng qua năm 2013 thì tăng nhẹ so với năm 2012, tăng 3.716 triệu đồng, do NH đẩy mạnh công tác thu nợ. Tuy nhiên, xét về giá trị tương đối thì con số tăng này không đáng kể và tỷ trọng doanh số thu nợ đối với doanh nghiệp này cũng khá thấp. Vì vậy, nếu nói về cơ cấu thì các doanh nghiệp này cũng không ảnh hưởng lớn đến tổng doanh số thu nợ của NH.

Cá thể: Từ năm 2011 – 2013 doanh số thu nợ có sự biến động nhẹ. Cũng giống như loại hình các doanh nghiệp khác, doanh số thu nợ cá thể năm 2012 giảm còn năm 2013 thì tăng, cụ thể là năm 2012 doanh số thu nợ giảm 7.550 triệu đồng so với năm 2011, do giảm trong doanh số cho vay. Đặc biệt năm 2013 doanh số cho vay giảm mà doanh số thu nợ lại tăng, tăng 8.931 triệu đồng so với năm 2012, do có những khoản nợ của năm trước đã đến hạn thu hồi, bên cạnh đó thì công việc kinh doanh của khách hàng cũng khá tốt nên làm cho doanh số thu nợ tăng. Trong các đối tượng trên thì cá thể chiếm tỷ trọng lớn nhất không chỉ doanh số cho vay mà còn là doanh số thu nợ. Thông qua đó ta thấy, sự cân đối về công tác vay và thu nợ để đảm bảo nguồn vốn hoạt động và đem lợi nhuận về cho NH. Bên cạnh đó, không thể bỏ qua sự giám sát của NH sau khi giải ngân, nhắc nhở khách hàng trở nợ gốc, lãi đúng hạn, đầy đủ, từ chối cho vay những khách hàng có rủi ro cao nên cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hồi nợ.

Bảng số liệu 4.10 (trang 43) cho ta thấy: Đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân doanh số thu nợ tăng qua 6 tháng đầu năm 2013 và 2014 nhưng tốc độ tăng có chiều hướng giảm. Nhìn chung, công tác thu hồi nợ đối với đối tượng này tăng liên tục, do các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, các doanh nghiệp đạt được hiệu quả này cũng 1 phần là do NH hổ trợ vốn hết mình cho các doanh nghiệp.

Bảng 4.10. Doanh số thu nợ theo đối tượng tại NHMHB chi nhánh Hậu Giang trong 6 tháng đầu năm 2012 – 2014.

ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 6t-2013 / 6t-2012 6t-2014 / 6t-2013 Số tiền Tăng giảm (± %) Số tiền Tăng giảm (± %) DNTN 60.162 75.590 83.132 15.428 25,64 7.542 9,98 Công ty TNHH 50.711 70.250 55.783 19.539 38,53 -14.467 -20,59 DN khác 6.364 10.249 6.710 3.885 61,05 -3.539 -34,53 Cá thể 50.503 60.301 43.645 9.798 19,40 -16.656 -27,62 Tổng cộng 167.800 216.390 189.270 48.650 144,62 -27.120 -72,76

(Nguồn: Phòng kế toán – ngân quỹ ngân hàng MHB chi nhánh Hậu Giang)

Công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp khác và cá thể thì đều tăng ở 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân tăng của đối tượng công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp khác là do doanh số cho vay của 2 đối tượng này tăng, còn đối tượng cá thể tăng là do NH xem xét kỹ trước khi cho vay vì thế trong khâu thu nợ cũng khá tốt. Nhưng sang 6 tháng đầu năm 2014 thì tất cả các đối tượng này doanh số thu nợ đều giảm, đối với đối tượng công ty trách nhiệm hữu hạn là khách hàng mục tiêu của NH nên NH chấp nhận rủi ro khi cho vay nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp vượt qua thời kỳ khó khăn cũng như góp phần vào chính sách chung của Tỉnh Hậu Giang. Đối tượng doanh nghiệp khác và cá thể giảm là do tình hình sản xuất kinh doanh gặp khó khăn nên 2 đối tượng này giữ vốn để sản xuất kinh doanh tiếp tục.

Nông – lâm – thủy sản: Bảng số liệu 4.11 (qua trang 44) cho ta thấy doanh số thu nợ tăng nhẹ qua các năm, năm 2012 tăng 1.440 triệu đồng so với năm 2011, năm 2013 tăng 1.764 triệu đồng so với năm 2012, trong khi đó doanh số cho vay tương đối thấp. Điều này cho thấy tình hình thu nợ đối với ngành này là rất tốt. Trong những năm gần đây tình hình xuất khẩu gạo và các sản phẩm nông sản khác của người nông dân tương đối ổn định cùng với sự hổ trợ của chính quyền địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân sản xuất. Bên cạnh đó, người dân có ý thức sử dụng vốn đúng mục đích, chăm lo chăn nuôi, trồng trọt để cải thiện cuộc sống gia đình và trả nợ, hơn nữa phần lớn những món vay này có giá trị không lớn nên công tác thu nợ cũng dễ dàng hơn.

4.2.2.2. Phân tích doanh số thu nợ theo ngành nghề kinh doanh

Bảng 4.11. Doanh số thu nợ theo ngành nghề kinh doanh tại NH MHB chi nhánh hậu giang giai đoạn 2011 – 2013.

ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013 2012 / 2011 2013 / 2012 Số tiền Tăng giảm (± %) Số tiền Tăng giảm (± %) Nông-Lâm-Thủy sản 2.654 4.094 5.858 1.440 54,26 1.764 43,09 Thương mại-Dịch vụ 77.045 75.226 176.572 -1.819 -2,36 101.346 134,72 Xây dựng 125.786 120.340 50.503 -5.446 -4,33 -69.837 -58,03 Ngành khác 38.162 54.874 57.797 16.712 43,79 2.923 5,33 Tổng cộng 243.647 254.534 290.730 10.887 91,36 36.196 125,11

(Nguồn: Phòng kế toán – ngân quỹ ngân hàng MHB chi nhánh Hậu Giang)

Thương mại – dịch vụ: Doanh số thu nợ không tăng qua các năm như doanh số cho vay, năm 2012 doanh số thu nợ giảm nhẹ giảm còn 75.226 triệu đồng giảm 1.819 triệu đồng so với năm 2011, do tình hình kinh tế có nhiều biến động ảnh hưởng nhiều đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp đặc biệt là dịch vụ cầm đồ. Một số khách hàng muốn giữ vốn để duy trì hoạt động sản xuất nên khả năng trả nợ của khách hàng giảm dẫn đến công tác thu hồi nợ cũng gặp không ít khó khăn, mà NH tập trung cho vay nhiều nhưng công tác thu nợ chưa thật sự tốt. Bước sang năm 2013 doanh số thu nợ tăng khá mạnh, đạt 176.572 triệu đồng tăng 101.346 triệu đồng so với năm 2012, do nhiều món nợ vay đến hạn thu hồi, thêm vào đó cán bộ tín dụng cũng thường xuyên đôn đốc nhắc nhở khách hàng. Bên cạnh đó, việc kinh doanh của khách hàng cũng khá hơn nên họ chủ động trả nợ vay cho NH.

Xây dựng: Doanh số thu nợ qua các năm giảm và giảm mạnh năm 2013, cụ thể năm 2012 giảm nhẹ giảm 4,53% so vơi năm 2011 nhưng sang năm 2013 giảm mạnh 138,28% so với năm 2012. Đối với ngành xây dựng thì có các khoản vay trung và dài hạn, năm 2012 có nhiều khoản vay chưa đến hạn thu hồi, một số khách hàng tuy đã đến hạn trả nợ nhưng vì trong quá trình hoạt động họ không đủ khả năng tài chính. Với năm 2013 thì doanh số cho vay của năm trước và năm nay giảm mạnh, thêm vào đó giá cả nguyên vật liệu tăng cũng là một trong những trở ngại cho cán bộ tín dụng hoàn thành tốt nhiệm vụ thu nợ của mình.

Ngành khác: Mục tiêu của NH là tập trung vốn cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh và lĩnh vực xây dựng, không khuyến khích mở rộng đầu tư cho nhóm ngành này mà chủ yếu cho vay để giữ chân khách hàng. Doanh số thu nợ tăng khá tốt ở năm 2012 tăng 16.712 triệu đồng, NH gặp không ít khó khăn nhưng nhờ công tác giám sát, đôn đốc khách hàng trả nợ của cán bộ tín dụng làm tốt nên năm 2013 tiếp tục tăng, đảm bảo nguồn vốn cho NH hoạt

Bảng 4.12. Doanh số thu nợ theo ngành nghề kinh doanh tại NH MHB chi nhánh Hậu Giang trong 6 tháng đầu năm 2012 – 2014.

ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU 6tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 6t-2013 / 6t-2012 6t-2014 / 6t-2013 Số tiền Tăng giảm (± %) Số tiền Tăng giảm (± %) Nông-Lâm-Thủy sản 2.812 4.103 5.123 1.291 45,91 1.020 24,86 Thương mại-Dịch vụ 60.077 140.145 129.992 80.068 133,28 -10.153 -7,24 Xây dựng 88.560 40.480 29.320 -48.080 -54,29 -11.160 -27,57 Ngành khác 16.351 31.662 24.835 15.311 93,64 -6.827 -20,90 Tổng cộng 167.800 216.390 189.270 56.590 218,54 -27.120 -30,85

(Nguồn: Phòng kế toán – ngân quỹ ngân hàng MHB chi nhánh Hậu Giang)

Nhìn chung doanh số thu nợ có sự biến đổi khác nhau tùy theo ngành nghề kinh doanh, cụ thể ngành nghề nông – lâm – thủy sản doanh số thu nợ tăng nhẹ qua 6 tháng đầu năm 2013 và 2014, còn ngành nghề thương mại – dịch vụ thì doanh số thu nợ tăng mạnh ở 6 tháng đầu năm 2013 và giảm nhẹ ở 6 tháng đầu năm 2014. Nguyên nhân là do NH đẩy mạnh thu hồi những khoản nợ do tình hình kinh tế khó khăn nên ngành nông – lâm – thủy sản tăng liên tục. Bên cạnh đó, doanh số cho vay của ngành nghề nông – lâm – thủy sản và thương mại – dịch vụ tăng qua 6 tháng đầu năm 2013 và 2014 nên doanh số thu nợ tăng, đặc biệt doanh số cho vay ngành thương mại – dịch vụ tăng khá mạnh ở 6 tháng đầu năm 2013 và theo đó cũng có 1 số khoản nợ đã đến thời hạn đáo hạn nên doanh số thu nợ cũng tăng mạnh tăng 80.068 triệu đồng tăng 133,28% so với cùng kỳ năm trước, sang 6 tháng đầu năm 2014 thì giảm nhẹ giảm 7,24% so với cùng kỳ năm trước nhưng so với tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm 2014 công tác thu hồi nợ được như vậy là đã khá tốt.

Đối với ngành nghề xây dựng thì doanh số thu nợ giảm liên tục qua 6 tháng đầu năm 2013 và 2014, do doanh số cho vay ở đối tượng này cũng giảm liên tục. Ngành nghề khác thì doanh số thu nợ tăng giảm không ổn định, ở 6 tháng đầu năm 2013 tăng 7.311 trệu đồng so với cùng kỳ năm trước và giảm nhẹ ở 6 tháng đầu năm 2014 giảm 2.827 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước, nhưng đối với sự tăng giảm này không đáng kể gì khi trong thời kỳ kinh tế khó khăn.

4.2.2.3. Phân tích doanh số thu nợ theo kỳ hạn

Bảng 4.13. Doanh số thu nợ theo kỳ hạn tại NH MHB chi nhánh Hậu Giang giai đoạn 2011 – 2013. ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013 2012 / 2011 2013 / 2012 Số tiền Tăng giảm (± %) Số tiền Tăng giảm (±%) Ngắn hạn 167.727 230.848 272.426 63.121 37,63 41.578 18,01 Trung và dài hạn 75.920 23.686 18.304 -52.234 -68,80 -5.382 -22,72 Tổng cộng 243.647 254.534 290.730 10.887 -31,17 36.196 -4,71

(Nguồn: Phòng kế toán – ngân quỹ ngân hàng MHB chi nhánh Hậu Giang)

Bảng số liệu cho ta thấy được doanh số thu nợ ngắn hạn tăng mạnh qua các năm. Xuất phát từ việc tăng dần tỷ trọng các món vay ngắn hạn mà đặc điểm của cho vay ngắn hạn là vòng vay vốn nhanh, khoản vay phát sinh sẽ nhanh chóng được thu hồi trong năm phù hợp với vòng vay một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Thêm đó, ý thức hoàn trả vốn của khách hàng nên công tác thu hồi nợ ngắn hạn có nhiều thuận lợi. Mặt khác, do công tác thẩm định đúng quy trình tín dụng của cán bộ tín dụng, do tình hình kinh tế của Hậu Giang có bước phát triển khá cao, khách hàng sử dụng vốn ngày càng đúng mục đích và phát huy hiệu quả. Ngoài ra, cán bộ tín dụng còn tạo được mối quan hệ với

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hậu giang (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)