KHÁI QUÁT NGUỒN VỐN

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hậu giang (Trang 41)

NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH HẬU GIANG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

Ngân hàng là một tổ chức tài chính trung gian với hoạt động chủ yếu là “Đi vay để cho vay”. Do đó, nguồn vốn là yếu tố rất quan trọng đối với bất kỳ NH nào. Để đáp ứng nhu cầu vốn cho sự phát triển kinh tế thì việc tạo lập vốn cho NH là vấn đề quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Vốn không những giúp cho NH tổ chức được mọi hoạt động kinh doanh mà còn góp phần quan trọng trong việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của mỗi thành phần kinh tế nói riêng cũng như sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Nguồn vốn hoạt động của NH tăng trưởng hàng năm vừa tạo điều kiện cho NH mở rộng đầu tư tín dụng vừa đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng trên địa bàn.

Ngoài vốn điều chuyển do NH MHB cung cấp, còn lại là nguồn vốn của NH do tự huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Trong những năm qua, nhu cầu vốn của mọi thành phần kinh tế ngày càng cao và ngày càng trở nên cấp thiết. Vì vậy, việc NH phát huy tốt công tác huy động vốn không những góp phần mở rộng kinh doanh, tăng cường vốn cho nền kinh tế mà còn gia tăng lợi nhuận cho NH, ổn định nguồn vốn, giảm tối đa việc sử dụng vốn từ NH MHB.

4.1.1. Tình hình nguồn vốn của NH MHB chi nhánh Hậu Giang giai đoạn 2011 – 2013

Để chủ động trong việc cho vay thì NH phải xem trọng công tác huy động vốn. Khi nguồn vốn huy động được nhiều thì NH sẽ chủ động trong công tác cho vay, đồng thời sẽ giảm được chi phí trong việc sử dụng nguồn vốn do hội sở chuyển xuống (vốn điều chuyển). Chính vì tầm quan trọng đó, trong những năm qua NH MHB chi nhánh Hậu Giang đã dùng nhiều biện pháp để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong người dân cũng như doanh nghiệp nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh của mình, được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.1. Tình hình nguồn vốn của NH MHB chi nhánh Hậu Giang giai đoạn năm 2011 – 2013

ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013 2012 / 2011 2013 / 2012 Số tiền Tăng giảm (± %) Số tiền Tăng giảm (± %) Vốn huy động 128.565 175.652 210.500 47.087 36,63 34.848 19,84

1. Tiền gửi tiết kiệm 43.700 108.502 149.473 64.802 148,29 40.971 37,76 - Tiền gửi KKH 800 3.525 5.025 2.725 340,63 1.500 42,55 - Tiền gửi có kỳ hạn 42.900 104.977 144.448 62.077 144,70 39.471 37,60 2. Tiền gửi TCKT 79.240 58.497 40.502 -20.743 -26,18 -17.995 -30,76 3. Giấy tờ có giá 5.625 8.653 20.525 3.028 53,83 11.872 137,20 Vốn điều chuyển 196.347 180.548 165.120 -15.799 -8,05 -15.428 -8,55 Tổng nguồn vốn 324.912 356.200 375.620 31.288 9,63 19.420 5,45

( Nguồn: Phòng kế toán – ngân quỹ ngân hàng MHB chi nhánh Hậu Giang)

Tổng nguồn vốn liên tục tăng qua các năm và được hình thành từ hai nguồn chủ yếu là vốn huy động và vốn điều chuyển từ NH MHB (Hội sở). Bảng số liệu cho ta thấy được vốn huy động mỗi năm đều tăng, nhưng vốn điều chuyển thì mỗi năm đều giảm. Điều này cho thấy, NH đã tận dụng mọi hình thức và phát huy tối đa việc huy động vốn từ các nguồn khác ngoài nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở. Đồng thời, với việc tăng nhanh chóng của nguồn vốn huy động chứng tỏ NH có thể đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng cao của người dân. Vốn huy động là loại vốn vô cùng quan trọng đối với NH, trong đó chiếm tỷ trọng cao là tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi tổ chức kinh tế:

Tiền gửi tiết kiệm: đây là loại tiền nhàn rỗi trong dân cư, chiếm tỷ trọng tương đối lớn (34% năm 2011, 62% năm 2012, 73% năm 2013) trong tổng vốn huy động. Trong thời kỳ khó khăn của năm 2012 trong 1 năm mà lãi suất giảm liên tục 5 lần, với năm 2013 tình hình kinh tế có khó khăn nhưng vẫn ổn định hơn năm 2012 vậy mà trong 2 năm qua tiền gửi tiết kiệm vẫn có sự gia tăng về tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn là do sự cố gắng không ngừng của toàn thể cán bộ NH để đáp ứng nhu cầu của khách hàng như tiết kiệm có kỳ hạn thưởng ngay hiện vật, tặng quà vào các dịp lễ, rút thăm trúng hưởng,…NH còn tập trung vào các đối tượng có thu nhập không ổn định: trúng số, nhận tiền bồi thường của Nhà nước từ các khu quy hoạch, mua bán bất động sản, những người có người thân ở nước ngoài,…Ngoài ra, rất nhiều cơ quan, công ty,…đã thực hiện trả lương qua tài khoản thẻ nên các đối tượng này mở tài khoản để thuận tiện cho việc kiểm tra và chi tiêu, đồng thời họ cũng được hưởng lãi từ số dư trong tài khoản nên tiền gửi không kỳ hạn cũng gia tăng qua các năm.

Tiền gửi của các tổ chức kinh tế: chủ yếu bao gồm tiền gửi không kỳ hạn của các doanh nghiệp hay còn gọi là tiền gửi thanh toán. Đây là loại tiền

gửi mà khi gửi vào có thể rút ra bất kỳ lúc nào mà không cần phải báo trước cho NH và NH có nhiệm vụ phải thỏa mãn yêu cầu đó của khách hàng. Loại tiền gửi này không nhằm mục đích lãi suất mà nhằm để thanh toán, chi trả trong kinh doanh. Khách hàng gửi tiền là các doanh nghiệp, các đơn vị kinh doanh, do yêu cầu công việc để đảm bảo thanh toán nên các doanh nghiệp thường chọn các hình thức không kỳ hạn. Mặt dù, đối với tiền gửi không kỳ hạn, người gửi tiền có thể gửi vào và rút ra bất kỳ lúc nào, song giữa việc gửi tiền vào và rút ra có sự chênh lệch về thời gian và số lượng nên trên các tài khoản này luôn có số dư, NH có thể huy động số dư đó làm nguồn vốn tín dụng để cho vay. Loại tiền này giảm qua các năm. Nguyên nhân giảm này là do năm 2012 lãi suất giảm và bất ổn hơn so với năm 2011 nên năm 2012 lượng tiền gửi giảm 20.743 triệu đồng so với năm 2011, năm 2013 lãi suất huy động thấp nhưng ổn định hơn nên năm 2013 lượng tiền gửi có giảm nhưng giảm nhẹ hơn giảm 17.995 triệu đồng so với năm 2012, tuy tốc độ giảm không mạnh nhưng có phần nào được cải thiện so với năm 2012.

Giấy tờ có giá là hình thức huy động chiếm tỷ trọng nhỏ trong vốn huy động nhưng cũng không kém phần quan trọng trong điều tiết tiền tệ. Nguồn vốn này biến động mạnh tăng mạnh qua mỗi năm, tăng mạnh nhất năm 2013 tăng 11.872 triệu đồng. Vì NH muốn hoạt động tự lực, muốn giảm lượng vốn điều chuyển từ Hội sở nên NH tập trung vào tất cả các nguồn có thể huy động được, thêm vào đó tuy phát hành GTCG tốn kém nhưng nhu cầu mua GTCG của khách hàng ngày một tăng vì lãi suất GTCG cao hơn so với tiền gửi nên GTCG mỗi năm đều tăng.

Qua bảng số liệu 4.2 (ở trang 33) ta thấy được vốn huy động tăng qua mỗi 6 tháng đầu năm, đây là kết quả có được từ công tác huy động vốn của NH. NH luôn nổ lực mở rộng hoạt động trên địa bàn Tỉnh nhằm tăng cường công tác huy động vốn, tạo nguồn vốn cho đầu tư tín dụng. Công tác huy động vốn luôn được chú trọng với nhiều hình thức huy động, đa dạng hóa thời hạn cũng như khung lãi suất cho khách hàng lựa chọn. Công tác tiếp cận và chăm sóc khách hàng cũng được thực hiện tốt hơn. Vốn huy động của NH được phân theo nhiều loại khác nhau như theo thời hạn, theo đối tượng. Do đề tài không tập trung phân tích sâu tình hình huy động vốn nên chỉ đề cập đến vốn huy động theo đối tượng gồm: tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, giấy tờ có giá.

Tiền gửi tiết kiệm đều tăng qua mỗi 6 tháng đầu năm và thường thì 6 tháng đầu năm luôn cao hơn 6 tháng cuối năm. Tâm lý chung của người dân là gửi tiết kiệm để kiếm thêm lợi nhuận để vào cuối năm họ rút tiền để chuẩn bị Tết như: mua sắm đồ trong gia đình để đón tết, những người kinh doanh nhỏ lẻ thì lấy thêm hàng hóa để buôn bán…vì nhu cầu của con người ngày càng tăng nên lượng tiền gửi tiết kiệm ngày càng tăng. Điều đó cho thấy quy mô, uy tín của NH ngày càng được nâng cao.

4.1.2. Tình hình nguồn vốn của NH MHB chi nhánh Hậu Giang trong 6 tháng đầu năm 2012 – 2014

Bảng 4.2. Tình hình nguồn vốn của NH MHB chi nhánh Hậu Giang trong 6 tháng đầu năm 2012 – 2014

ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 6t-2013 / 6t-2012 6t-2014 / 6t-2013 Số tiền Tăng giảm (± %) Số tiền Tăng giảm (± %) Vốn huy động 131.574 146.550 230.350 73.976 35,99 24.800 12,07

1. Tiền gửi tiết kiệm 95.843 114.345 190.665 18.502 19,30 76.320 66,75 - Tiền gửi KKH 2.063 2.050 2.035 -13 -0,63 -15 -0,73 - Tiền gửi có kỳ hạn 93.780 112.295 188.630 18.515 19,74 76.335 67,98 2. Tiền gửi TCKT 30.630 32.205 34.365 1.575 5,14 2.160 6,71 3. Giấy tờ có giá 5.101 - 5.320 -5.101 -100,00 5.320 100,00 Vốn điều chuyển 160.060 109.250 162.150 -50.810 -46,51 52.900 48,42 Tổng nguồn vốn 291.634 314.800 392.500 23.166 7,36 77.700 24,68

( Nguồn: Phòng kế toán – ngân quỹ ngân hàng MHB chi nhánh Hậu Giang)

Tiền gửi doanh nghiệp là một phần không thể thiếu trong cơ cấu của nguồn vốn huy động của NH. Tuy tiền gửi doanh nghiệp không có tính ổn định cao, nhưng nó đem lại khả năng thanh khoản khá lớn cho NH. Đó là lý do vì sao NH quan tâm đến nguồn vốn này, NH luôn có những chính sách thu hút doanh nghiệp gửi tiền nên 6 tháng đầu năm 2013 và 2014 tiền gửi của các tổ chức kinh tế có tăng nhẹ, cụ thể 6 tháng đầu năm 2013 tăng 1.575 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012, 6 tháng đầu năm 2014 tăng 2.160 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2013.

4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH HẬU TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

4.2.1. Phân tích doanh số cho vay

Những năm qua tình hình kinh tế trên địa bàn Tỉnh Hậu Giang có bước phát triển, nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh cao nên hoạt động cho vay của chi nhánh ngày càng mở rộng. Tổng doanh số cho vay có sự tăng nhanh chóng trong năm 2012 là do NH đã thực hiện các chính sách hổ trợ cho vay. Nhưng đến năm 2013, chi nhánh thắt chặt trong khâu cho vay, không cho vay đối với các doanh nghiệp, cá nhân không đáp ứng đủ yêu cầu vay vốn của chi nhánh. Chính vì vậy, mà doanh số cho vay của năm 2013 chỉ tăng nhẹ so với năm 2012. Cụ thể, số liệu được thể hiện trong bảng số liệu 4.3 (trang 34):

4.2.1.1. Phân tích doanh số cho vay theo đối tượng

Bảng 4.3. Doanh số cho vay theo đối tượng tại NH MHB chi nhánh Hậu Giang giai đoạn 2011 – 2013.

ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013 2012 / 2011 2013 / 2012 Số tiền Tăng giảm (± %) Số tiền Tăng giảm (± %) DNTN 65.250 82.154 95.700 16.904 25,91 13.546 16,49 Công ty TNHH 85.685 92.512 105.100 6.827 7,97 12.588 13,61 DN khác 15.021 15.265 16.500 244 1,62 1.235 8,09 Cá thể 125.002 120.319 108.250 -4.683 -3,75 -12.069 -10,03 Tổng cộng 290.958 310.250 325.550 19.292 31,75 15.300 28,16

(Nguồn: Phòng kế toán – ngân quỹ ngân hàng MHB chi nhánh Hậu Giang)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, NH mở rộng cho vay đối với các loại hình doanh nghiệp. Trong đó, cho vay cá thể chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay. Doanh số cho vay theo từng loại hình kinh tế tuy có tăng giảm nhưng nhìn chung tương đối ổn định.

Doanh nghiệp tư nhân: Doanh số cho vay tăng và tăng dần tỷ trọng, năm 2011 tỷ trọng chiếm 22,43%, năm 2012 chiếm 26,48%, năm 2013 chiếm 29,40% trong tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân của việc gia tăng này là trên địa bàn ngày càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp buôn bán đa dạng mặt hàng và phong phú như: trang trí nội thất, vật liệu xây dựng, phụ tùng xe các loại, các cửa hàng buôn bán xe gắn máy,…Vì vậy, nhu cầu về vốn đối với doanh nghiệp này là lớn. Một phần là để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, một phần để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Và cũng chính vì vậy mà doanh số cho vay đối tượng này không ngừng tăng lên góp phần gia tăng thu nhập cho NH.

Công ty trách nhiệm hữu hạn: Doanh số cho vay tăng dần qua 3 năm và có tỷ trọng tương đối ổn định trong 2 năm đầu chiếm khoảng 30%, năm 2013 có sự gia tăng chút ít là chiếm 32,28% trong tổng doanh số cho vay và có vai trò quan trọng trong việc gia tăng lợi nhuận cho NH. Kết quả đạt được là do các doanh nghiệp trên địa bàn cần vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư trang thiết bị để thúc đẩy sự phát triển trong hoạt động của công ty cũng như góp phần tăng trưởng kinh tế cho địa phương. Thấy được nhu cầu đó, NH đã dần chuyển dịch cơ cấu sang các doanh nghiệp, mong muốn đem lại lợi ích cho cộng đồng, xã hội và hơn hết là tăng cường quy mô hoạt động cho NH.

Các doanh nghiệp khác: là thành phần chiếm tỷ trọng không cao và tương đối ổn định, luôn chiếm khoảng 6% qua 3 năm trong tổng doanh số cho vay. Mặt dù không mang lại nguồn thu lớn nhưng việc cho vay đối với các doanh nghiệp này thể hiện sự quan tâm, chăm sóc, tôn trọng khách hàng của

NH. Từ đó cho thấy, mọi loại hình kinh tế đều được NH tham gia đầu tư và hỗ trợ. Với tinh thần phục vụ hết mình vì cộng đồng, xã hội, NH không chỉ đạt được mục tiêu lợi nhuận mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế cho Tỉnh nhà.

Cá thể: Cho vay cá thể chủ yếu là cho vay hộ gia đình và cá nhân, doanh số cho vay giảm qua 3 năm, năm 2012 cho vay là 120.319 triệu đồng giảm 4.683 triệu đồng so với năm 2011, do kinh tế biến động và tình hình sản xuất kinh doanh không thuận lợi như: giá lúa giảm mà năng suất cũng giảm, giá thu mua cá tra thấp hơn giá thành sản xuất, tôm bị bệnh chết,… nên NH e ngại cung cấp vốn đối với đối tượng này bởi nguồn trả nợ của họ bị giảm sút, tình hình không ổn định này kéo theo doanh số cho vay năm 2013 cũng giảm.

Bảng 4.4. Doanh số cho vay theo đối tượng tại NH MHB chi nhánh Hậu Giang trong 6 tháng đầu năm 2012 -2014.

ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 6t-2013 / 6t-2012 6t-2014 / 6t-2013 Số tiền Tăng giảm

(± %)

Số tiền Tăng giảm (± %) DNTN 70.130 78.250 88.252 8.120 11,58 10.002 12,78 Công ty TNHH 81.268 115.000 124.020 33.732 41,51 9.020 7,84 DN khác 9.389 10.020 11.520 631 6,72 1.500 14,97 Cá thể 59.713 56.730 45.228 -2.983 -5,01 -11.502 -20,27 Tổng cộng 220.500 260.000 269.020 39.500 54,8 9.020 15,32

(Nguồn: Phòng kế toán – ngân quỹ ngân hàng MHB chi nhánh Hậu Giang)

Nhà nước luôn hướng đến “công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước”, Hậu Giang là 1 trong những Tỉnh được nhà nước chú trọng phát triển kinh tế từ lúc được thành lập nên công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân là hai đối tượng NH cho là có tương lai phát triển và vươn xa mạnh nhất. Vì vậy, 2 đối tượng này được NH quan tâm và chú ý bởi nhìn bảng số liệu cho ta thấy được doanh số cho vay của mỗi 6 tháng đầu năm của 2 đối tượng đều tăng và chiếm tỷ trọng cao so với cá thể và doanh nghiệp khác. Cũng chính vì vậy, mà làm cho doanh số cho vay của đối tượng cá thể giảm qua mỗi 6 tháng đầu năm, 6 tháng đầu năm 2013 giảm 2.983 triệu đồng so với cùng kỳ 2011 và tiếp tục giảm ở 6 tháng đầu năm 2014 giảm 11.502 triệu đồng. Bên cạnh đó,

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hậu giang (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)