1.2 Nội dung của giải pháp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học thực hành nghề hàn tại trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 79)

- Xác định mục tiêu đào tạo đó là đào tạo thợ hàn tham gia trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành nghề hàn có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

- Nêu rõ yêu cầu trình độ đầu vào và thời gian đào tạo tương ứng. - Xác định yêu cầu trình độ đầu ra (kiến thức, kỹ năng, thái độ).

- Sản phẩm đào tạo đáp ứng yêu cầu chung của nghề và phục vụ tốt cho thực tiễn sản xuất ở địa phương cũng như nhu cầu của xã hội.

3.1.3. Cách thức thực hiện giải pháp

- Phân tích các hướng dẫn phát triển chương trình đào tạo, khung chương trình nghề hàn để xác định hướng và cách thức vận dụng cho phú hợp với nhà trường.

- Nhà trường khi xây dựng mục tiêu cần tìm hiểu và bám sát thị trường lao động, bảo đảm chuẩn quốc gia để quản lý và sử dụng lao động thống nhất trên toàn quốc.

- Để thực hiện xây dựng được mục tiêu đào tạo sát với thực tế yêu cầu của doanh nghiệp sản xuất cần phải mở hội nghị bao gồm: Nhà trường, quản lý nghề cấp trên, các doanh nghiệp cần sử dụng lao động nghề hàn tương ứng với nghề hàn nhà trường đào tạo.

3.2. Giải pháp 2: Đổi mới công tác quản lý kế hoạch, nội dung chƣơng trình DHTH nghề hàn

3.2.1. Mục tiêu của giải pháp

Tạo ra nề nếp thực hiện kế hoạch chương trình dạy học nghiêm túc và phù hợp trong hoạt động DHTH nghề hàn.

73

- Lập kế hoạch đào tạo theo từng khoá, từng năm trong đó có kế hoạch chi tiết. Xây dựng nội dung, chương trình giảng dạy vừa phải không quá ngắn cũng không quá dài, phải kết hợp được giữa lý luận và thực tiễn, thực tập kết hợp với sản xuất làm ra sản phẩm tạo ra sự hứng thú cho học sinh.

- Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra kế hoạch, nội dung giảng dạy.

3.2.3. Cách thức tiến hành

- Lập kế hoạch:

+ Tập hợp các văn bản pháp quy của Bộ, Sở giáo dục và đào tạo về quy chế chuyên môn như: quy chế về tổ chức và hoạt động của trường, chỉ thị của Bộ giáo dục và đào tạo về nhiệm vụ năm học, nhiệm vụ năm học được Bộ chủ quản giao cho, các tiêu chí phải thực hiện trong năm học của các Bộ, Ngành hướng dẫn, quy định về khen thưởng thi đua. Từ đó cụ thể hoá chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của GV, công nhân viên và học sinh, tổ chức tổng kết năm học và triển khai nhiệm vụ năm học mới.

+ Vào thời điểm đầu năm học, Hiệu trưởng phải chủ động chỉ đạo lập kế hoạch cụ thể về việc xây dựng nề nếp kỷ cương trong nhà trường đặc biệt là lĩnh vực hoạt động chuyên môn dạy nghề.

+ Nguyên tắc của việc lập kế hoạch chỉ đạo thực hiện nề nếp đơn vị trước tiên phải tuân thủ các quy chế văn bản pháp quy một cách nghiêm túc. Trên cơ sở xây dựng được mục tiêu, kế hoạch, người Hiệu trưởng phải chỉ đạo xây dựng được kế hoạch kiểm tra việc thực hiện các quy định quy chế và nề nếp dạy và học sát với thực tiễn.

+ Trong việc lập kế hoạch xây dựng nề nếp DHTH nghề, lãnh đạo nhà trường phải tìm hiểu và nghiên cứu một cách đầy đủ, chính xác và chi tiết các nội dung quy chế văn bản pháp quy hướng dẫn để từ đó có thể lập được kế hoạch chỉ đạo cho đơn vị mình. Trong kế hoạch cần nêu được các biện pháp cụ thể nhằm thực hiện nhiệm vụ đã đề ra. Bố trí sắp xếp lực lượng, phân công nhiệm vụ cho các phòng ban liên quan như sau:

74

1) Xây dựng kế hoạch thời khoá biểu, kế hoạch thực tập sản xuất. 2) Kế hoạch sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị.

3) Kế hoạch kiểm tra thi hết môn, thi tốt nghiệp, kế hoạch tuyển sinh. 4) Quản lý và kiểm tra việc sổ sách giáo vụ, cấp phát bằng tốt nghiệp. + Khoa và các tổ chuyên môn:

1) Xây dựng kế hoạch GV, lịch giảng dạy môn học. 2) Thống nhất yêu cầu của từng loại giáo án.

3) Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn bao gồm kế hoạch dự giờ, rút kinh nghiệm trong phạm vi chuyên môn của tổ, kế hoạch sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học.

4) Kiểm tra đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh.

+ Các phòng chức năng: Phòng tổ chức hành chính, phòng tài vụ, phòng kế hoạch Phòng vật tư thiết bị, Phòng tài vụ. Với nhiệm vụ được giao trong qui chế tổ chức hoạt động của trường, phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận, tạo nên sự đoàn kết nhất trí cao trong công việc.

- Quản lí chương trình dạy nghề: Ngoài các môn học, mô đun ĐTN bắt buộc nêu trong quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 09/6 năm 2008 của Bộ lao động - thương binh và xã hội về chương trình khung đào tạo. Trường lựa chọn một số môn học tự chọn và phải đảm bảo mục tiêu chung của nghề, đảm bảo thời gian. Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: Lý thuyết 30%; thực hành 70%. Thời gian tối thiểu dành cho các môn học/mô đun ĐTN bắt buộc dạy thực hành chiếm 70% - 80% tổng số thời gian thực học tối thiểu của các môn học/mô đun ĐTN. Thời gian tối thiểu ĐTN tự chọn là 25%. Trên cơ sở chương trình khung, Hiệu trưởng tổ chức khảo sát, đánh giá nhu cầu thị trường và tình hình phát triển công nghiệp của địa phương trên địa bàn và các khu công nghiệp ở các tỉnh lân cận để xác định các môn học, mô đun và các phần tự chọn để đưa vào chương trình đào tạo. Đồng thời chỉ đạo khoa, tổ chuyên môn nghề hàn biên soạn đề cương chi tiết, mô đun đào tạo và kiểm tra việc thực hiện triển khai biên soạn chương trình, giáo trình các môn học.

75

- Quản lí nội dung dạy học: Khi soạn thảo chương trình môn học phải đảm bảo rõ ràng, chính xác, phản ánh được hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Nội dung dạy học vừa phải không quá ngắn cũng không quá dài, phải kết hợp được giữa lý luận và thực tiễn, thực tập kết hợp với sản xuất làm ra sản phẩm, tạo hứng thú cho học sinh. Nếu không quản lý, giám sát nội dung lên lớp của GV theo kế hoạch, theo chương trình đã xây dựng sẽ dẫn tới sự lệch lạc trong đào tạo, mất đi tính hệ thống trong đào tạo. Ngoài ra, GV sẽ tùy tiện dạy theo ý chủ quan của ban thân, không theo mục tiêu chung của nhà trường sẽ làm giảm chất lượng DHTH. Nội dung dạy học quyết định tới chất lượng, trình độ tay nghề người học. Vì vậy khoa Cơ khí kết hợp với các phòng ban liên quan, dưới sự chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường cần tăng cường công tác quản lý nội dung, lập kế hoạch chi tiết, xây dựng chương trình khoa học, có tính cập nhật, phù hợp với điều kiện nhà trường nhằm khai thác tối đa thế mạnh nhà trường. Từ đó nâng cao chất lượng DHTH nghề hàn nói riêng và các nghề nói chung trong nhà trường.

3.3. Giải pháp 3: Nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên DHTH

Nâng cao chất lượng đội ngũ GV được coi là chìa khoá để nâng cao chất lượng giảng dạy. Tục ngữ có câu: “Không thày đố mày làm nên” đã khẳng định vai trò vô cùng to lớn của GV giảng dạy. Để nâng cao chất lượng dạy học và cụ thể hơn là nâng cao chất lượng tay nghề cho học sinh, nhà trường cần phải quan tâm đầu tư hơn nữa tới việc nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề cho đội ngũ GV. Đặc biệt là phải có chiến lược và kế hoạch đào tạo, phát triển, nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên, nhằm đáp ứng kịp với tình trạng và nhiệm vụ hiện nay của nhà trường. Tất cả những gì có ở người thầy như: Phẩm chất đạo đức, lối sống, tính cách, sự hiểu biết về kiến thức về xã hội… đều ảnh hưởng trực tiếp đến người học. Bởi vì thầy là tấm gương sáng để học sinh noi theo, thầy là người tổ chức chỉ đạo việc học tập của học sinh, thầy đóng vai là người huấn luyện học sinh, cho nên thầy có giỏi thì trò mới giỏi (thầy nào trò ấy). Chất lượng đội ngũ GV dạy thực hành nghề hàn là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tay nghề cho học sinh, sinh viên nghề hàn.

76

3.3.1. Mục tiêu của giải pháp

- Giúp đội ngũ GV của trường nâng cao năng lực quản lý chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao tay nghề nghiệp vụ sư phạm cũng như tay nghề thực hành kỹ thuật.

- Khuyến khích học sinh phương pháp tự học tập rèn luyện, phát huy tính tích cực chủ động tự giác của học sinh trong việc học tập thực hành để dần hình thành kỹ năng nghề nghiệp.

3.3.2. Nội dung giải pháp

Với mỗi GV khi thực hiện giảng dạy một môn học /modun cần có kế hoạch phân công cụ thể phương pháp DHTH, có chỉ dẫn lập kế hoạch lên lớp cụ thể trên giáo án và đề cương bài giảng trước khi lên lớp, có kiểm tra đánh giá phương pháp GV lựa chọn trước khi lên lớp. Phương pháp DHTH quyết định rất lớn tới hứng thú người học từ đó kích thích tính tư duy, sáng tạo, chủ động của người học. Nhà trường cần quán triệt quan điểm và thái độ và tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng GV các ngành nghề nói chung và nghề hàn nói riêng. Đổi mới phương pháp DHTH đòi hỏi mỗi GV phải có trình độ chuyên môn vững vàng (cả về lý thuyết lẫn thực hành), có nghiệp vụ sư phạm.

3.3.3. Cách thức thực hiện

- Hàng năm nhà trường tổ chức hội nghị, hội thảo bàn về đổi mới phương pháp giảng dạy. Tổ chức các giờ hội giảng, xây dựng các bài giảng mẫu về thực hiện phương pháp.

- Trong quá trình giảng dạy thực hành GV phải kết hợp tốt các phương pháp dạy học với mục tiêu là rèn kỹ năng cho học sinh. GV phải thao tác mẫu chuẩn xác, hướng dẫn tỷ mỷ, quan tâm tới việc bồi dưỡng những học sinh yếu đồng thời phát hiện và bồi dưỡng những học sinh tiếp thu nhanh, tạo nên sự hứng thú trong quá trình học tập.

- Hướng dẫn kiểm tra phần tự học, tự rèn luyện của học sinh.

- Sử dụng các phương tiện và đồ dùng dạy học hiện đại như máy chiếu, phần mềm, giáo án điện tử. Có kế hoạch đổi mới phương tiện, thiết bị dạy nghề theo hướng hiện đại. Phát động và khuyến khích GV tự viết sáng kiến kinh nghiệm và

77

làm đồ dùng dạy học, làm phong phú phương tiện dạy nghề trong đổi mới phương pháp. Đưa việc làm đồ dùng dạy học của GV trở thành một tiêu chí thi đua hàng năm. Yêu cầu 100% GV đều có đồ dùng phục vụ dạy nghề nhằm phát huy tính linh hoạt, sáng tạo và các khả năng của GV trong việc thực hiện nhiệm vụ. Xây dựng tủ sách thư viện đáp ứng đủ nhu cầu sách giáo khoa, chương trình, tài liệu hướng dẫn, tài liệu tham khảo của GV tham gia dạy nghề.

- Để đánh giá được kết quả của việc đổi mới phương pháp giảng dạy, nhà trường cần vận dụng linh hoạt các hình thức và nội dung kiểm tra: kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất, kiểm tra theo kế hoạch định kỳ hoặc không báo trước; kiểm tra từng mặt công tác hoặc kiểm tra toàn diện.

- Đổi mới phương pháp dạy nghề phải đổi mới ngay từ khâu chuẩn bị bài giảng là soạn giáo án. Đổi mới phương pháp dạy nghề cũng bao gồm đổi mới phương pháp học nghề của học sinh thông qua bố trí hợp lý vị trí thực hành nghề của từng nhóm, cá nhân học sinh. Trong quá trình học tập GV chủ động tạo điều kiện cho học sinh sử dụng kiến thức đã hiểu biết vận dụng vào thực tiễn rèn kỹ năng thực hành nghề một cách sáng tạo khoa học.

- Chỉ đạo cải tiến đổi mới phương pháp dạy nghề bao gồm cả đổi mới cách kiểm tra, đánh giá: Khác với phương pháp dạy trước đây chỉ có GV mới đánh giá kết quả học tập thực hành kỹ thuật, đánh giá sản phẩm học sinh làm ra thì nay học sinh học nghề đều được tham gia tự đánh giá kết quả học tập của chính mình qua sản phẩm tạo ra trong quá trình học tập. Trên cơ sở bản thân học sinh tự đánh giá, các cá nhân khác, nhóm tổ cùng tham gia nhận xét điểm mạnh yếu; ưu, nhược của sản phẩm. GV dạy nghề sẽ có nhận xét chung phân tích tổng hợp các ưu khuyết điểm về sự tiếp thu, kỹ năng tay nghề và kết quả sản phẩm của học sinh một cách khách quan.

- Đổi mới phương pháp dạy học ngoài sự nỗ lực cố gắng của cá nhân GV thì nhà trường phải có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ sư phạm, tay nghề cho đội ngũ GV. Các loại hình bồi dưỡng GV chưa đạt trình độ chuẩn là: Bồi dưỡng thường xuyên cho tất cả GV; bồi dưỡng nâng cao cho GV đã đạt chuẩn, tuỳ theo yêu cầu

78

của nghề nghiệp, nhiệm vụ được phân công hoặc chuẩn thức danh cao hơn. Nội dung bồi dưỡng tập trung vào các vấn đề sau: Kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học.

- Những nội dung bồi dưỡng thường xuyên gồm: Kiến thức chuyên môn, những tiến bộ khoa học mới; Kĩ năng nghề (bao gồm cả việc sử dụng những thiết bị sản xuất hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến của nghề); Phương pháp giảng dạy, phương pháp xây dựng chương trình và sử dụng phương tiện dạy học mới.

- Phương thức bồi dưỡng: Tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng chuyên đề, tham quan, nghiên cứu khảo sát thực tế; Hội thảo khoa học; Bồi dưỡng nghiệp vụ bằng hình thức đi học tại chức hoặc tập huấn nghiệp vụ nâng cao tay nghề.

- Tổ chức và động viên thi đua để nâng cao chất lượng giảng dạy của GV. Cần tổ chức thực hiện thường xuyên phong trào thi đua dạy tốt học tốt, thông qua các đợt thi đua, hội giảng cấp trường, cấp tỉnh. Muốn vậy cần xây dựng tiêu chuẩn GV dạy giỏi cụ thể, rõ ràng. Động viên toàn thể GV đăng ký trở thành GV dạy giỏi.

- Để thực hiện tốt các nội dung trên, Hiệu trưởng phải căn cứ vào yêu cầu xây dựng và phát triển, trình độ hiện có của đội ngũ GV, chủ động chỉ đạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho từng giai đoạn, từng năm học, thực hiện GV được luân phiên bồi dưỡng nghiệp vụ cụ thể. Phân loại, đánh giá các mặt mạnh yếu của từng GV để từ đó bố trí hợp lý công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng: đúng người đúng việc và có hiệu quả. Tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, kinh phí và bố trí hợp lý cho GV trong công việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng cũng như cử người đi dự các lớp đào tạo.

3.4. Giải pháp 4. Đổi mới công tác quản lý hoạt động DHTH của GV

3. 4.1. Mục tiêu của giải pháp

Nhằm tìm hiểu việc thực hiện kế hoạch chương trình và tiến độ thực hiện chương trình của GV nhằm nâng cao tinh thần, trách nhiệm của GV trong giảng dạy.

79

- Tổ chức cho GV nghiên cứu quán triệt nguyên lý phương châm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước.

- Đôn đốc và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch, nội dung giảng dạy môn học và phương pháp giảng dạy của GV cụ thể là:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học thực hành nghề hàn tại trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 79)