Thực trạng trình độ chuyên môn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học thực hành nghề hàn tại trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 56 - 57)

b, Yêu cầu về năng lực

2.2.1.Thực trạng trình độ chuyên môn

Đội ngũ GV là người trực tiếp và quyết định việc đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Trong những năm qua, đời sống của nhân dân nói chung và của GV dạy nghề ở các trường gặp nhiều khó khăn. Mặc dù vậy đội ngũ GV dạy nghề đã vượt qua thử thách, giữ vững phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, đoàn kết phấn đấu hoàn thiện nhiệm vụ, và đã có đóng góp đáng kể cho việc đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề và các dịch vụ sản xuất khác. Hiện nay đội ngũ GV nghề hàn có nguồn gốc xuất xứ chủ yếu từ các trường Cao đẳng Sư phạm kỹ thuật, Đại học Sư phạm kỹ thuật. Các GV học Cao đẳng đã tích cực học tập, nâng cao trình độ liên thông lên Đại học ở các trường Đại học như: Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, Đại học Sư phạm kỹ thuật Nam Đinh, Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh, Đại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM. Còn lại số GV là những học sinh tốt nghiệp loại khá, giỏi được giữ lại trường sau một thời gian tham gia lao động sản xuất tại xưởng trường. Hiện nay tổng số cán bộ GV nghề hàn là 10 GV trong đó có 9 nam và 1 nữ. Tiến hành khảo sát, điều tra về đội ngũ GV nghề hàn tại trường CĐNCN Thanh Hóa với số lượng 10 GV.

2.2.1.1. Về trình độ chuyên môn

50

Bảng 2.3. Trình độ chuyên môn GV nghề hàn

TT Trình độ đào tạo Số lượng

1 Sau đại học 1 2 Đại học 7 3 Cao đẳng 1 4 GV dạy nghề 1 5 Trung cấp 0 10% 0% 10% 70% 10% GVDN Trung cấp Cao đẳng Đại học Sau đại học

Biểu đồ 2-3. Trình độ chuyên môn gáo viên nghề hàn

Nếu chỉ xét bằng cấp, thì đội ngũ GVDN hiện nay tỉ lệ đã đạt được “chuẩn hóa” chiếm tỉ lệ lớp 70%. Tuy nhiên thực tế số GV có bằng ĐH chất lượng chưa thật cao, do những nguyên nhân sau: Tài liệu chuyên môn phục vụ cho quá trình tự học của HS quá ít, lớp học thường đông hơn so với quy định. Vì vậy lượng học lý thuyết thì quá nhiều, học theo kiểu hàn lâm. Chính vì vậy kết quả học tập không cao, không sát với thực tế sản xuất. Phần thực hành tiến hành rất sơ sài, với vật tư ít, tổ học đông nên tay nghề người học yếu. Chính vì vậy, số GV nghề hàn tuy bằng cấp phần lớn đã đáp ứng nhưng chất lượng nguồn nhân lực GV cần được tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học thực hành nghề hàn tại trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 56 - 57)