Các giai đoạn hình thành kỹ năng nghề

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học thực hành nghề hàn tại trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 29)

Kỹ năng nghề là năng lực thực hành nghề có kết quả với chất lượng cần thiết và thời gian tương ứng trong điều kiện nhất định. Khi nghiên cứu các quy luật hình thành kỹ năng nghề, các nhà giáo dục đã đưa ra các giai đoạn hình thành kỹ năng nghề gồm các bước sau:

a/ Quan sát người khác thực hành kỹ năng (và hỏi) để hiểu rõ xem phải làm cái gì? Làm như thế nào? Tiêu chuẩn nào cần đạt được ở mỗi bước và ở toàn bộ kỹ năng? Cần chú ý vấn đề an toàn gì để an toàn kỹ thuật và an toàn người? Các tín hiệu nào cho ta biết đã thực hiện tốt ở mỗi bước và toàn bộ kỹ năng ? Các lỗi nào thường mắc phải và làm thế nào để khắc phục?

23

` b/ Bắt chước thực hiện kỹ năng một cách nỗ lực theo nội dung các công việc như bắt chước từng bước theo đúng trình tự (quy trình) với những kỹ năng khó; chú ý phát hiện đúng những tín hiệu cho biết đã làm đúng ở mỗi bước; tuân thủ các quy tắc an toàn kỹ thuật và an toàn người.

c/ Thực hiện kỹ năng nhiều lần bằng cách làm đi làm lại kỹ năng theo đúng quy trình cho tới khi đạt tốc độ và tiêu chuẩn chất lượng, số lần luyện; số lần luyện tập phụ thuộc vào độ phức tạp và kỹ năng.

d/ Thực hiện kỹ năng trong các tình huống và điều kiện khác nhau qua phát hiện đúng kỹ năng đã học trong các tình huống khác nhau; thực hiện phối hợp với các kỹ năng đã học khác để giải quyết vấn đề[8] .

Vai trò của người hướng dẫn (GV) là rất quan trọng. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo và hoạt động có kế hoạch sau đây sẽ góp phần phát triển kỹ năng của người học. Ở bước trình diễn thì người hướng dẫn trình diễn trong lần đầu tiên phải thật chính xác. Người học phải ghi nhớ và lặp lại cuộc trình diễn cho đến khi tất cả người học đều hiểu rõ quy trình. Khi thực hành từng bước, nếu là quy trình quan trọng, đầu tiên GV phải thực hiện một vài bước kỹ năng đó. Sau đó, người học lặp lại những bước này một cách chính xác. Việc thực hiện từng bước, kéo dài cho đến khi tất cả người học thực hiện đúng quy trình. Khi thực hành độc lập, người học làm việc dưới sự giám sát với mức độ giảm dần của GV cho đến khi họ có thể thực hiện thành thạo. Những hoạt động này càng sát với thực tế công việc càng tốt, kết quả của hoạt động này sẽ đem lại lòng tự tin cho mọi người học.

1.5. Nội dung, phƣơng pháp DHTH

1.5.1. Nội dung DHTH

Theo tác giả Trần Khánh Đức thì nội dung là tập hợp hệ thống các kiến thức về văn hoá - xã hội, khoa học - công nghệ, các kỹ năng lao động chung và chuyên biệt cần thiết để hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực nghề nghiệp phù hợp với một loại hình lao động nghề nghiệp cụ thể[17] . Trong DHTH nội dung của một bài dạy thực hành nghề thường được cấu trúc theo ba giai đoạn hướng dẫn sau:

24

1.5.1.1. Hướng dẫn ban đầu

-Tổ chức ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số học sinh, kiểm tra kiến thức bài cũ có liên quan đến bài học mới, kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh như: thiết bị, dụng cụ đồ nghề;

- Giới thiệu bài mới:

Các đề mục của bài, bài tập ứng dụng và thông báo mục tiêu bài học với học sinh;

Huy động các kiến thức cần thiết, liên hệ kiến thức, kỹ năng kỹ xảo cũ với bài luyện tập mới;

- Bài tập ứng dụng (hướng dẫn trình tự làm bài tập)

Hướng dẫn đọc bản vẽ, phân tích bản vẽ để hiểu kiểu dáng, hình dáng, kích thước và những yêu cầu kỹ thuật cần gia công của các chi tiết sản phẩm;

Giới thiệu những điều kiện để thực hiện bài tập: thiết bị dụng cụ, tài liệu, sổ sách tra cứu;

Hướng dẫn cách thực hiện công việc luyện tập, quy trình công nghệ, trình tự các bước gia công;

Giới thiệu các dạng sai hỏng thường xảy ra, phân tích nguyên nhân, và đề ra các biện pháp để phòng ngừa và khắc phục;

Giới thiệu các phương pháp kiểm tra, tự kiểm tra để xác định chất lượng công việc;

Phổ biến những vấn đề an toàn lao động trong học tập; - Làm mẫu các thao động tác trình tự thực hiện bài tập.

- Kiểm tra mức độ hình thành biểu tượng về trình tự thực hiện công việc của học sinh sau khi họ quan sát thao tác mẫu của GV, (thao tác của học sinh) từ đó có thể bổ sung và điều chỉnh kịp thời.

- Phân công vị trí thực tập, định mức công việc và nhắc nhở về công tác an toàn. (Trong thiết kế mục tiêu, bài học, môn học hay chương trình môn học, thường bao hàm: kiến thức, kỹ năng và thái độ).

25

Mục tiêu kiến thức Mục tiêu kỹ năng Mục tiêu thái độ

Mục tiêu nhận thức cho ta biết sau khi học xong chúng ta mong đợi những gì thay đổi ở người học về mặt kiến thức. Mục tiêu về kỹ năng liên quan đến hoạt động tay chân, người học có khả năng làm được những công việc gì. Mục tiêu thái độ cho biết những thái độ tình cảm gì được hình thành và phát triển ở người học. Các loại mục tiêu được chia thành nhiều mức độ khác nhau.Mục tiêu nhận thức chia làm 6 mức độ: (1) Biết (remember) (2) Hiểu (comprehention) (3) Vận dụng (application) (4) Phân tích (analysis) (5) Tổng hợp (syntesis): (6) Đánh giá (evaluation):

Mục tiêu kỹ năng (psychomotor domain), chia làm 5 mức độ: (1) Bắt chước (imitation):

(2) Sự vận động (manipulaion): . (3) Sự chính xác (precision):

(4) Sự khớp lại với nhau (Articulation): (5) Sự nhập (Naturalisation): Thói

Mục tiêu thái độ (Affective domain). có 5 mức độ: (1) Tiếp nhận (Receiving)

(2) Đáp lại (Responding) (3) Giá trị (Valuing)

(4) Tổ chức (Organisation)

(5) Đặc điểm của một giá trị phức tạp:

1.5.1.2. Hướng dẫn thường xuyên

26

hình thành các kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp cho học sinh, nội dung hướng dẫn thường xuyên bao gồm:

- Theo dõi học sinh đã vào đúng vị trí luyện tập và bắt đầu thực hiện bài tập chưa.

- Thực hiện đúng tiến trình công việc không.

- Việc sử dụng hợp lý sức lực, thời gian, phương tiện kỹ thuật, vật liệu… để đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động.

- Theo dõi nghi chép sự hình thành và phát triển kỹ năng của học sinh.

- Giúp đỡ học sinh giải quyết những khó khăn và các vấn đề phát sinh khi luyện tập, phát hiện và xử lý kịp thời các hiện tượng gây hư hỏng.

- Hướng dẫn học sinh tự kiểm tra.

- Giúp đỡ học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh khá giỏi. - Hướng dẫn vệ sinh công nghiệp.

1.5.1.3. Hướng dẫn kết thúc

- Phân tích những ưu nhược điểm xuất hiện trong quá trình luyện tập trong phạm vi cả lớp và cho từng học sinh.

- Phổ biến kế hoạch học tập cho ca học sau, rút kinh nghiệm trả lời các câu hỏi thắc mắc của học sinh.

- Thông báo kết quả đánh giá cho điểm, chú ý sự phản hồi của GV. - Hướng dẫn bài tập về nhà và chuẩn bị bài luyện tập sau [16] .

1.5.2. Phƣơng pháp DHTH

Trong DHTH thường sử dụng các nhóm phương pháp sau:

- Nhóm phương pháp dùng ngôn ngữ: bao gồm phương pháp kể chuyện kết hợp với miêu tả, phương pháp giảng giải, phương pháp đàm thoại, phương pháp tổ chức các buổi thảo luận và hội thảo, phương pháp hướng dẫn viết.

- Nhóm phương pháp trực quan: bao gồm phương pháp trình bày mẫu, phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, phương pháp tự quan sát, phương pháp tổ chức đi thăm quan.

27

- Nhóm phương pháp thực hành trong DHTH: bao gồm phương pháp hướng dẫn làm mẫu, làm thí nghiệm, phương pháp luyện tập, đây là một trong nhóm phương pháp đóng vai trò chủ đạo. Trong đó phương pháp luyện tập là phương pháp cơ bản của DHTH, không chỉ vì chúng chiếm hầu hết thời gian học tập mà trước hết vì các phương pháp khác đều phụ thuộc vào các bài luyện tập.

+ Phương pháp làm mẫu - quan sát (thầy làm mẫu, học sinh quan sát).

GV thực hiện hành động hoặc động tác kỹ thuật kết hợp với giải thích, nhằm giúp học sinh hình dung rõ ràng từng thao động tác, cử động riêng lẻ của hành động, động tác và trình tự các động tác đó, từ đó họ có thể bắt chước được các hành động làm mẫu, có khả năng thực hiện lại hành động đã được chỉ dẫn và tin tưởng vào sự đúng đắn của nó. Học sinh quan sát tái hiện, hình dung phân tích trên cơ sở đó hình thành động hình vận động (bắt chước).

+ Phương pháp huấn luyện – luyện tập:

Huấn luyện là một phương pháp DHTH, là do GV chỉ đạo mà trong đó việc luyện tập của học sinh được thực hiện. Luyện tập là sự lặp đi lặp lại của hành động hay động tác một cách có hệ thống, có kế hoạch nhằm rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp. Hình thành kỹ năng kỹ xảo là việc thành lập phản xạ có điều kiện.

+ Phương pháp dạy học theo mô đun kỹ năng thực hành nghề:

Môđun là sự tích hợp tất cả các thành phần kiến thức liên quan trong các môn học lý thuyết với kỹ năng để tạo ra một năng lực chuyên môn. Môđun được coi là một phần hợp lý có thể chấp nhận được của một việc hoặc một lĩnh vực công việc, một nghề với hoạt động mở đầu và kết thúc rõ ràng, không thể chia cắt được.

Trong thực tế giảng dạy tuỳ theo đặc điểm của từng bài, điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị giảng dạy và sở trường của mình mà GV có thể lựa chọn, kết hợp các phương pháp giảng dạy cho phù hợp.

1.5.3. Dạy nghề gắn với quá trình sản xuất

Đặc thù cơ bản của dạy nghề là hoạt động dạy - học gắn liền với quá trình sản xuất. Muốn nắm được nội dung nghề nghiệp thì phải trực tiếp nhìn thấy quá trình sản xuất hay ít nhất cũng thấy được mô hình của nó. Chúng ta đã biết, con người sử

28

dụng công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động thông qua các phương tiện điều khiển phức tạp. Như vậy nội dung lao động của người công nhân và nội dung phương pháp dạy nghề trước hết phụ thuộc vào cơ sở kỹ thuật của sản xuất và thay đổi cùng với sự phát triển của nó[20] .

Muốn dạy nghề có kết quả cần phải có một điều kiện cơ bản sau: máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, quỹ thời gian để luyện tay nghề, có đội ngũ GV lý thuyết và thực hành vừa giỏi kỹ thuật nghề nghiệp vừa giỏi nghiệp vụ sư phạm. Đặc biệt phải tính đến việc áp dụng các thành tựu trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ, tổ chức sản xuất. Thiếu điều này dạy nghề không thể đạt được kết quả cao.

1.6. Nội dung quản lý DHTH

1.6.1 Khái niệm về chất lƣợng, chất lƣợng DHTH

1.6.1.1. Khái niệm về chất lượng

Chất lượng là mức độ hoàn thiện, là đặc trưng so sánh hay đặc trưng tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện, các thông số cơ bản (Oxford Pocket Dictionary). Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) có khả năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra, hoặc nhu cầu tiềm ẩn[18] .

Theo tác giả thì: Chất lượng là sự phù hợp với các tiêu chuẩn (thông số kỹ thuật), mục đích nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Như vậy, chất lượng giáo dục là sự phù hợp với mục tiêu giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội.

1.6.1.2. Khái niệm về chất lượng DHTH

Xuất phát từ các khái niệm về chất lượng và chất lượng giáo dục, tác giả đề tài đưa ra định nghĩa về chất lượng DHTH như sau:

- Chất lượng DHTH là kết quả của quá trình DHTH trùng khớp với mục tiêu dạy học đã đề ra thoả mãn tối đa những nhu cầu của người học thực hành, và nhu cầu người sử dụng lao động của thị trường lao động.

Để đạt được chất lượng DHTH tất nhiên phải đạt được các yêu cầu chuẩn như: Đội ngũ GV dạy thực hành. Cơ sở vật chất trang thiết bị giảng dạy, nội dung, phương pháp, đặc biệt là việc quản lý các hoạt động DHTH của các nhà quản lý

29

trong các cơ sở đào tạo và dạy nghề, tất cả đều nhằm hướng tới một mục đích chung là đảm bảo chất lượng.

1.6.2. Khái niệm về quản lý chất lƣợng

- Quản lý được hiểu là những hoạt động thiết yếu, nảy sinh ra khi có sự nỗ lực tập thể nhằm thực hiện các mục tiêu chung. Trong khi quản lý, chủ thể phải biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất theo mục tiêu đã hướng đích.

- Quản lý được hiểu như là một nghệ thuật nhằm đạt tới một mục tiêu đã đề ra thông qua việc điều khiển, phối hợp, hướng dẫn, chỉ huy hoạt động của người khác.

Cũng theo tài liệu“Bồi dưỡng kiến thức hội nhập kinh tế và dạy nghề” của Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, thì khái niệm quản lý chất lượng được định nghĩa như sau: Quản lý chất lượng là quá trình tổ chức nhằm

đảm bảo cho các sản phẩm trước khi đưa vào sử dụng phải đạt các tiêu chuẩn đề ra và phù hợp với các yêu cầu của các khách hàng sử dụng[14] .

Từ các khái niệm về quản lý chất lượng, tác giả đề tài đưa ra khái niệm về quản lý chất lượng DHTH như sau: Quản lý chất lượng DHTH là quá trình tổ chức các hoạt động DHTH (chức năng) kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, lãnh đạo và kiểm tra, nhằm đạt được mục tiêu đề ra, hoặc đạt được sự thoả mãn những yêu cầu của khách hàng. Việc quản lý chất lượng cũng bao hàm trong nó có cả sự cam kết không ngừng nâng cao chất lượng. Công tác quản lý chất lượng bao gồm các hoạt động chính sau:

- Xác định các mục tiêu và định ra các tiêu chuẩn cần đạt được; - Đối chiếu các tiêu chuẩn cần đạt được với kết quả thực hiện; - Cải tiến để có kết quả tốt hơn.

1.7. Quản lí kế hoạch DHTH

Quản lí kế hoạch DHTH được tiến hành trong quá trình quản lí kế hoạch đào tạo chung. Quản lí kế hoạch bao gồm việc thu thập thông tin, tổ chức lập kế hoạch, giám sát thực hiện mục tiêu, điều chỉnh nội dung, nguồn lực, biện pháp, tiến độ hoạt

30

động và kiểm tra việc tuân thủ các yêu cầu DHTH. Nội dung của kế hoạch DHTH phải thể hiện được:

- Mục tiêu đào tạo thực hành và mục tiêu đào tạo chung. - Thời gian và phân bổ thời gian cho khoá học.

- Thời gian thực học tối thiểu trong hoạt động thực hành.

1.7.1. Quản lí nội dung, kế hoạch, chƣơng trình giảng dạy thực hành

Quản lý nội dung kế hoạch giảng dạy thực hành là một biện pháp quan trọng trong quá trình đào tạo nhằm bảo đảm chất lượng và mục tiêu đào tạo về mặt kỹ thuật và chuyên môn, thường gọi là công tác giáo vụ bao gồm:

- Quản lý thực hiện kế hoạch tiến độ thời gian và các hoạt động giảng dạy, học tập và các hoạt động khác.

- Quản lý nội dung, kế hoạch giảng dạy, học tập thực hành. - Quản lý hoạt động thực tập tay nghề.

1.7.1.1. Quản lý thực hiện tiến độ

Tức là theo dõi, điều độ để đảm bảo hoạt động giảng dạy, học tập, lao động, thể dục, quân sự, được thực hiện đủ nội dung và thời gian qui định, bảo đảm cho khoá học kết thúc đúng thời gian không bị kéo dài. Căn cứ để theo dõi là bảng tiến độ năm học và lịch học tập toàn khoá. Trong quá trình triển khai thực hiện tiến độ trên thực tế có thể do điều kiện khách quan mà tiến độ có thể bị thay đổi. Vì vậy người quản lý phải hết sức nhạy bén, chủ động, một mặt phải giữ vững được các qui định đã ghi trong kế hoạch đào tạo , mặt khác phải tranh thủ mọi điều kiện thuận lợi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học thực hành nghề hàn tại trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 29)