Những tồn tại trong hoạt động DHTH nghề hàn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học thực hành nghề hàn tại trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 74)

b, Yêu cầu về năng lực

2.9. Những tồn tại trong hoạt động DHTH nghề hàn

Với đặc điểm là nghề truyền thống của nhà trường, trải qua hơn 50 năm phát triển và trưởng thành. Đội ngũ gíáo viên nghề hàn trong những năm qua đã được khoa Cơ khí và được nhà trường quan tâm đầu tư cả về chất cũng như về lượng, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được tình tình thực tế. Đội ngũ giảng viên còn thiếu về số lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu trình độ chuyên môn, tay nghề. Đặc biệt việc xóa bỏ tổ môn đã làm giảm đáng kể khả năng kiểm tra, giám sát và quản lý DHTH nghề hàn. Trước yêu cầu phải nâng cao chất lượng DHTH, đặc biệt trước những đòi hỏi, thách thức mới của thị trường nguồn nhân lực, sự cạnh tranh trong đào tạo bên cạnh vấn đề cần phải củng cố các thế mạnh về uy tín, thương hiệu sẵn có. Cần phải xây dựng đội ngũ GV nghề hàn ngày càng năng động, đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hiện nay có nhiều GV giảng dạy nghề hàn trong đó phần lớn là GV tuổi cao, không có điều kiện đi học chuyển đổi hoặc

68

nâng cao trình độ, vì thế trong số GV này bị hạn chế về trình độ ngoại ngữ cũng như trình độ tin học. Trong quá trình công tác và giảng dạy, khi tiếp cận với các phương tiện thiết bị hiện đại còn nhiều lúng túng, gây không ít khó khăn đến công tác chuyên môn. Do vậy chất lượng lượng DHTH nghề thấp. Thiết bị giảng dạy trong nhà trường tuy đã được lãnh đạo nhà trường và cấp trên hết sức quan tâm, đầu tư theo mục tiêu hàng năm. Có nhiều máy hàn bị hỏng không có phụ tùng và linh kiện thay thế. Các thiết bị hàn tự động hóa chưa được đầu tư trang bị nên một số môn học thực hành phải dạy chay trên mô hình. Một số máy móc thiết bị hiện đại nghề hàn do không được chuyển giao công nghệ đầy đủ nên phần lớn đội ngũ GV chưa vận hành và sử dụng thành thạo. Nhiều máy móc không sử dụng đến do kém chất lượng, không phù hợp với công nghệ hiện đại. Các thiết bị dạy học, mô hình dạy học đang còn thiếu ảnh hưởng lớn tới việc đổi mới và đa dạng hóa phương pháp dạy học. Nên việc DHTH trở nên nhàm chán không gây hứng thú người học. Chính vì vậy cần phải có biện pháp tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị giảng dạy tiên tiến, hiện đại góp phần nâng cao chất lượng DHTH nghề hàn trong nhà trường.

Nội dung dạy học nghề hàn trong nhà trường mang tính cứng nhắc, thiếu linh hoạt và tính thực tiễn, chậm thay đổi với sự thay đổi ở ngoài xã hội và yêu cầu của người học. Chưa thích ứng được với các loại hình đào tạo ở ngoài xã hội, chưa quan tâm chú trọng đến việc đào tạo theo yêu cầu của người học, mà chỉ đào tạo những gì mà nhà trường có. Trong quá trình DHTH giáo viên thường nặng về việc truyền thụ kiến thức, chưa quan tâm đúng mức đến việc truyền thụ kỹ năng thực hành nghề, GV chưa sát sao tới uốn nắn tay nghề, không làm mẫu, không chỉ dẫn kỹ thuật cụ thể cho người học, dẫn đến tay nghề của học sinh, sinh viên không cao, các cơ sở, doanh nghiệp sử dụng lao động vẫn phải mất thời gian để đào tạo lại.

Phương pháp DHTH nghề còn mang nặng phương pháp truyền thống, thầy rót kiến thức, trò tiếp nhận theo một chiều, chưa thực sự áp dụng những phương pháp dạy học mới, lấy học sinh làm trung tâm, trong đó thầy giữ vai trò chủ đạo, tổ chức hướng dẫn việc tiếp thu kiến thức cho người học.

69

được quan tấm đúng mức. Trong khi đó căn bệnh thành tích vẫn còn phổ biến ở một số cơ quan trường học và một số tư duy của cán bộ lãnh đạo. Việc kiểm tra đánh giá chất lượng vẫn còn tình trạng „„vừa đá bóng vừa thổi còi‟‟, nhà trường tự tổ chức và đào tạo, nhà trường tự tổ chức thi và kiểm tra, nhà trường tự đánh giá kết quả. Tuy đã xây dựng chuẩn đầu ra nghề hàn. Nhưng chưa có hình thức tổ chức, kiểm tra chất lượng tay nghề của người học sau mỗi khóa học, chưa có cơ sở phương tiện kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm, chưa có tiêu chuẩn cụ thể để áp dụng đánh giá mà chỉ tổ chức thi tốt nghiệp theo bộ đề thi của tổng cục dạy nghề ban hành. Đó là chưa kể đến việc xây dựng các mục tiêu chương trình đào tạo trong nhà trường đôi khi chưa phù hợp, chưa có tính khả thi. Chính vì vậy việc kiểm tra đánh giá chưa xác thực. Nên chất lượng DHTH chưa cao.

Một nguyên nhân quan trọng nữa dẫn đến chất lượng tay nghề của HS - SV học nghề hàn chưa được nâng cao, đó là trong quá trình ĐTN hiện nay nhà trường chưa xây dựng mối liên hệ giữa nhà trường và các doanh nghiệp, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất ngoài xã hội. Chưa vận dụng nguyên lý: „„học đi đôi với hành, lý luận phải gắn liền với thực tiễn‟‟ trong nhà trường. Quá trình DHTH nghề hàn GV chưa gắn kết các bài học trong nhà trường với các sản phẩm ngoài thị trường và xã hội đang cần. Phần lớn GV còn thiếu kinh nghiệm thực tế, ít tìm tòi sáng tạo, chưa tâm huyết uốn nắn tay nghề. Còn nhiều GV tay nghề yếu không giám uốn nắn tay nghề cho người học khi dạy thực hành. Có GV bỏ lớp, làm việc riêng, không quan tâm tới quá trình học thực hành của người học dẫn đến chất lượng DHTH kém chất lượng.

Những vấn đề nêu trên là những tồn tại trong công tác quản lý hoạt động DHTH nghề hàn của trường CĐNCN Thanh Hóa. Chính vì thế, học sinh học nghề hàn sau khi ra trường chỉ đáp ứng được với các cơ sở sản xuất nhỏ, yêu cầu chất lượng lao động không cao. Với các công ty, doanh nghiệp đòi hỏi lao động chất lượng cao người học thường không đáp ứng được mà phải đi đào tạo bổ xung.

70

KẾT LUẬN CHƢƠNG II

Chất lượng ĐTN hàn của trường CĐNCN Thanh Hóa đã được nâng lên và đáp ứng được một phần nhu cầu nguồn lao động cho xã hội, nhưng cũng cần nhìn một cách tổng thể thì còn nhiều bất cập cần phải được sửa đổi, bổ sung đáp ứng nhu cầu về nguồn lao động chất lượng cao cho xã hội. Qua việc nghiên cứu thực trạng về công tác quản lý hoạt động DHTH nghề hàn tại trường CĐNCN Thanh Hóa, chúng tôi nhận thấy công tác quản lý DHTH có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tồn tại và phát triển, nâng cao uy tín, vị thế, hình ảnh của nhà trường trong thời kỳ hội nhập, tôi xin đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý hoạt động DHTH nghề hàn tại trường CĐNCN Thanh Hóa ở phần tiếp theo của luận văn nhằm góp phần nâng cao chất lượng DHTH tại trường CĐNCN Thanh Hóa.

71

CHƢƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DẠY HỌC THỰC HÀNH TẠI TRƢỜNG CĐNCN THANH HÓA

Từ cơ sở lý luận của công tác QLDH, DHTH. Qua nghiên cứu thực trạng về DHTH nghề hàn tại trường CĐNCN Thanh Hóa. Tác giả đề suất một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động DHTH nhằm nâng cao chất lượng DHTH nghề hàn tại trường CĐNCN Thanh Hóa như sau:

Sơ đồ 3.1. Các giải pháp nâng cao chất lượng DHTH nghề hàn

3.1. Giải pháp 1: Đổi mới mục tiêu chƣơng trình đào tạo trình độ trung cấp nghề, Cao đẳng nghề hàn

72

3.1.1. Mục tiêu của giải pháp

Xây dựng mục tiêu đào tạo sát với yêu cầu sản xuất thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng ĐTN hàn.

3. 1.2. Nội dung của giải pháp

- Xác định mục tiêu đào tạo đó là đào tạo thợ hàn tham gia trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành nghề hàn có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

- Nêu rõ yêu cầu trình độ đầu vào và thời gian đào tạo tương ứng. - Xác định yêu cầu trình độ đầu ra (kiến thức, kỹ năng, thái độ).

- Sản phẩm đào tạo đáp ứng yêu cầu chung của nghề và phục vụ tốt cho thực tiễn sản xuất ở địa phương cũng như nhu cầu của xã hội.

3.1.3. Cách thức thực hiện giải pháp

- Phân tích các hướng dẫn phát triển chương trình đào tạo, khung chương trình nghề hàn để xác định hướng và cách thức vận dụng cho phú hợp với nhà trường.

- Nhà trường khi xây dựng mục tiêu cần tìm hiểu và bám sát thị trường lao động, bảo đảm chuẩn quốc gia để quản lý và sử dụng lao động thống nhất trên toàn quốc.

- Để thực hiện xây dựng được mục tiêu đào tạo sát với thực tế yêu cầu của doanh nghiệp sản xuất cần phải mở hội nghị bao gồm: Nhà trường, quản lý nghề cấp trên, các doanh nghiệp cần sử dụng lao động nghề hàn tương ứng với nghề hàn nhà trường đào tạo.

3.2. Giải pháp 2: Đổi mới công tác quản lý kế hoạch, nội dung chƣơng trình DHTH nghề hàn

3.2.1. Mục tiêu của giải pháp

Tạo ra nề nếp thực hiện kế hoạch chương trình dạy học nghiêm túc và phù hợp trong hoạt động DHTH nghề hàn.

73

- Lập kế hoạch đào tạo theo từng khoá, từng năm trong đó có kế hoạch chi tiết. Xây dựng nội dung, chương trình giảng dạy vừa phải không quá ngắn cũng không quá dài, phải kết hợp được giữa lý luận và thực tiễn, thực tập kết hợp với sản xuất làm ra sản phẩm tạo ra sự hứng thú cho học sinh.

- Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra kế hoạch, nội dung giảng dạy.

3.2.3. Cách thức tiến hành

- Lập kế hoạch:

+ Tập hợp các văn bản pháp quy của Bộ, Sở giáo dục và đào tạo về quy chế chuyên môn như: quy chế về tổ chức và hoạt động của trường, chỉ thị của Bộ giáo dục và đào tạo về nhiệm vụ năm học, nhiệm vụ năm học được Bộ chủ quản giao cho, các tiêu chí phải thực hiện trong năm học của các Bộ, Ngành hướng dẫn, quy định về khen thưởng thi đua. Từ đó cụ thể hoá chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của GV, công nhân viên và học sinh, tổ chức tổng kết năm học và triển khai nhiệm vụ năm học mới.

+ Vào thời điểm đầu năm học, Hiệu trưởng phải chủ động chỉ đạo lập kế hoạch cụ thể về việc xây dựng nề nếp kỷ cương trong nhà trường đặc biệt là lĩnh vực hoạt động chuyên môn dạy nghề.

+ Nguyên tắc của việc lập kế hoạch chỉ đạo thực hiện nề nếp đơn vị trước tiên phải tuân thủ các quy chế văn bản pháp quy một cách nghiêm túc. Trên cơ sở xây dựng được mục tiêu, kế hoạch, người Hiệu trưởng phải chỉ đạo xây dựng được kế hoạch kiểm tra việc thực hiện các quy định quy chế và nề nếp dạy và học sát với thực tiễn.

+ Trong việc lập kế hoạch xây dựng nề nếp DHTH nghề, lãnh đạo nhà trường phải tìm hiểu và nghiên cứu một cách đầy đủ, chính xác và chi tiết các nội dung quy chế văn bản pháp quy hướng dẫn để từ đó có thể lập được kế hoạch chỉ đạo cho đơn vị mình. Trong kế hoạch cần nêu được các biện pháp cụ thể nhằm thực hiện nhiệm vụ đã đề ra. Bố trí sắp xếp lực lượng, phân công nhiệm vụ cho các phòng ban liên quan như sau:

74

1) Xây dựng kế hoạch thời khoá biểu, kế hoạch thực tập sản xuất. 2) Kế hoạch sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị.

3) Kế hoạch kiểm tra thi hết môn, thi tốt nghiệp, kế hoạch tuyển sinh. 4) Quản lý và kiểm tra việc sổ sách giáo vụ, cấp phát bằng tốt nghiệp. + Khoa và các tổ chuyên môn:

1) Xây dựng kế hoạch GV, lịch giảng dạy môn học. 2) Thống nhất yêu cầu của từng loại giáo án.

3) Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn bao gồm kế hoạch dự giờ, rút kinh nghiệm trong phạm vi chuyên môn của tổ, kế hoạch sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học.

4) Kiểm tra đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh.

+ Các phòng chức năng: Phòng tổ chức hành chính, phòng tài vụ, phòng kế hoạch Phòng vật tư thiết bị, Phòng tài vụ. Với nhiệm vụ được giao trong qui chế tổ chức hoạt động của trường, phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận, tạo nên sự đoàn kết nhất trí cao trong công việc.

- Quản lí chương trình dạy nghề: Ngoài các môn học, mô đun ĐTN bắt buộc nêu trong quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 09/6 năm 2008 của Bộ lao động - thương binh và xã hội về chương trình khung đào tạo. Trường lựa chọn một số môn học tự chọn và phải đảm bảo mục tiêu chung của nghề, đảm bảo thời gian. Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: Lý thuyết 30%; thực hành 70%. Thời gian tối thiểu dành cho các môn học/mô đun ĐTN bắt buộc dạy thực hành chiếm 70% - 80% tổng số thời gian thực học tối thiểu của các môn học/mô đun ĐTN. Thời gian tối thiểu ĐTN tự chọn là 25%. Trên cơ sở chương trình khung, Hiệu trưởng tổ chức khảo sát, đánh giá nhu cầu thị trường và tình hình phát triển công nghiệp của địa phương trên địa bàn và các khu công nghiệp ở các tỉnh lân cận để xác định các môn học, mô đun và các phần tự chọn để đưa vào chương trình đào tạo. Đồng thời chỉ đạo khoa, tổ chuyên môn nghề hàn biên soạn đề cương chi tiết, mô đun đào tạo và kiểm tra việc thực hiện triển khai biên soạn chương trình, giáo trình các môn học.

75

- Quản lí nội dung dạy học: Khi soạn thảo chương trình môn học phải đảm bảo rõ ràng, chính xác, phản ánh được hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Nội dung dạy học vừa phải không quá ngắn cũng không quá dài, phải kết hợp được giữa lý luận và thực tiễn, thực tập kết hợp với sản xuất làm ra sản phẩm, tạo hứng thú cho học sinh. Nếu không quản lý, giám sát nội dung lên lớp của GV theo kế hoạch, theo chương trình đã xây dựng sẽ dẫn tới sự lệch lạc trong đào tạo, mất đi tính hệ thống trong đào tạo. Ngoài ra, GV sẽ tùy tiện dạy theo ý chủ quan của ban thân, không theo mục tiêu chung của nhà trường sẽ làm giảm chất lượng DHTH. Nội dung dạy học quyết định tới chất lượng, trình độ tay nghề người học. Vì vậy khoa Cơ khí kết hợp với các phòng ban liên quan, dưới sự chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường cần tăng cường công tác quản lý nội dung, lập kế hoạch chi tiết, xây dựng chương trình khoa học, có tính cập nhật, phù hợp với điều kiện nhà trường nhằm khai thác tối đa thế mạnh nhà trường. Từ đó nâng cao chất lượng DHTH nghề hàn nói riêng và các nghề nói chung trong nhà trường.

3.3. Giải pháp 3: Nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên DHTH

Nâng cao chất lượng đội ngũ GV được coi là chìa khoá để nâng cao chất lượng giảng dạy. Tục ngữ có câu: “Không thày đố mày làm nên” đã khẳng định vai trò vô cùng to lớn của GV giảng dạy. Để nâng cao chất lượng dạy học và cụ thể hơn là nâng cao chất lượng tay nghề cho học sinh, nhà trường cần phải quan tâm đầu tư hơn nữa tới việc nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề cho đội ngũ GV. Đặc biệt là phải có chiến lược và kế hoạch đào tạo, phát triển, nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên, nhằm đáp ứng kịp với tình trạng và nhiệm vụ hiện nay của nhà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học thực hành nghề hàn tại trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 74)