Nội dung quản lý DHTH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học thực hành nghề hàn tại trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 35)

1.6.1 Khái niệm về chất lƣợng, chất lƣợng DHTH

1.6.1.1. Khái niệm về chất lượng

Chất lượng là mức độ hoàn thiện, là đặc trưng so sánh hay đặc trưng tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện, các thông số cơ bản (Oxford Pocket Dictionary). Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) có khả năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra, hoặc nhu cầu tiềm ẩn[18] .

Theo tác giả thì: Chất lượng là sự phù hợp với các tiêu chuẩn (thông số kỹ thuật), mục đích nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Như vậy, chất lượng giáo dục là sự phù hợp với mục tiêu giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội.

1.6.1.2. Khái niệm về chất lượng DHTH

Xuất phát từ các khái niệm về chất lượng và chất lượng giáo dục, tác giả đề tài đưa ra định nghĩa về chất lượng DHTH như sau:

- Chất lượng DHTH là kết quả của quá trình DHTH trùng khớp với mục tiêu dạy học đã đề ra thoả mãn tối đa những nhu cầu của người học thực hành, và nhu cầu người sử dụng lao động của thị trường lao động.

Để đạt được chất lượng DHTH tất nhiên phải đạt được các yêu cầu chuẩn như: Đội ngũ GV dạy thực hành. Cơ sở vật chất trang thiết bị giảng dạy, nội dung, phương pháp, đặc biệt là việc quản lý các hoạt động DHTH của các nhà quản lý

29

trong các cơ sở đào tạo và dạy nghề, tất cả đều nhằm hướng tới một mục đích chung là đảm bảo chất lượng.

1.6.2. Khái niệm về quản lý chất lƣợng

- Quản lý được hiểu là những hoạt động thiết yếu, nảy sinh ra khi có sự nỗ lực tập thể nhằm thực hiện các mục tiêu chung. Trong khi quản lý, chủ thể phải biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất theo mục tiêu đã hướng đích.

- Quản lý được hiểu như là một nghệ thuật nhằm đạt tới một mục tiêu đã đề ra thông qua việc điều khiển, phối hợp, hướng dẫn, chỉ huy hoạt động của người khác.

Cũng theo tài liệu“Bồi dưỡng kiến thức hội nhập kinh tế và dạy nghề” của Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, thì khái niệm quản lý chất lượng được định nghĩa như sau: Quản lý chất lượng là quá trình tổ chức nhằm

đảm bảo cho các sản phẩm trước khi đưa vào sử dụng phải đạt các tiêu chuẩn đề ra và phù hợp với các yêu cầu của các khách hàng sử dụng[14] .

Từ các khái niệm về quản lý chất lượng, tác giả đề tài đưa ra khái niệm về quản lý chất lượng DHTH như sau: Quản lý chất lượng DHTH là quá trình tổ chức các hoạt động DHTH (chức năng) kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, lãnh đạo và kiểm tra, nhằm đạt được mục tiêu đề ra, hoặc đạt được sự thoả mãn những yêu cầu của khách hàng. Việc quản lý chất lượng cũng bao hàm trong nó có cả sự cam kết không ngừng nâng cao chất lượng. Công tác quản lý chất lượng bao gồm các hoạt động chính sau:

- Xác định các mục tiêu và định ra các tiêu chuẩn cần đạt được; - Đối chiếu các tiêu chuẩn cần đạt được với kết quả thực hiện; - Cải tiến để có kết quả tốt hơn.

1.7. Quản lí kế hoạch DHTH

Quản lí kế hoạch DHTH được tiến hành trong quá trình quản lí kế hoạch đào tạo chung. Quản lí kế hoạch bao gồm việc thu thập thông tin, tổ chức lập kế hoạch, giám sát thực hiện mục tiêu, điều chỉnh nội dung, nguồn lực, biện pháp, tiến độ hoạt

30

động và kiểm tra việc tuân thủ các yêu cầu DHTH. Nội dung của kế hoạch DHTH phải thể hiện được:

- Mục tiêu đào tạo thực hành và mục tiêu đào tạo chung. - Thời gian và phân bổ thời gian cho khoá học.

- Thời gian thực học tối thiểu trong hoạt động thực hành.

1.7.1. Quản lí nội dung, kế hoạch, chƣơng trình giảng dạy thực hành

Quản lý nội dung kế hoạch giảng dạy thực hành là một biện pháp quan trọng trong quá trình đào tạo nhằm bảo đảm chất lượng và mục tiêu đào tạo về mặt kỹ thuật và chuyên môn, thường gọi là công tác giáo vụ bao gồm:

- Quản lý thực hiện kế hoạch tiến độ thời gian và các hoạt động giảng dạy, học tập và các hoạt động khác.

- Quản lý nội dung, kế hoạch giảng dạy, học tập thực hành. - Quản lý hoạt động thực tập tay nghề.

1.7.1.1. Quản lý thực hiện tiến độ

Tức là theo dõi, điều độ để đảm bảo hoạt động giảng dạy, học tập, lao động, thể dục, quân sự, được thực hiện đủ nội dung và thời gian qui định, bảo đảm cho khoá học kết thúc đúng thời gian không bị kéo dài. Căn cứ để theo dõi là bảng tiến độ năm học và lịch học tập toàn khoá. Trong quá trình triển khai thực hiện tiến độ trên thực tế có thể do điều kiện khách quan mà tiến độ có thể bị thay đổi. Vì vậy người quản lý phải hết sức nhạy bén, chủ động, một mặt phải giữ vững được các qui định đã ghi trong kế hoạch đào tạo , mặt khác phải tranh thủ mọi điều kiện thuận lợi bảo đảm cho đào tạo đạt được kết quả cao, không được cắt xén tuỳ tiện chương trình và thời gian đào tạo đào tạo .

1.7.1.2. Quản lý nội dung giảng dạy thực hành

Yêu cầu của công tác quản lý là tổ chức và điều khiển để thực hiện đúng và tốt các chương trình môn học để đảm bảo khối lượng và chất lượng kiến thức cho học sinh theo đúng với mục tiêu đào tạo, làm cho học sinh tích cực học tập, lao động biến kiến thức truyền thụ của thầy giáo thành kiến thức của mình từ đó vận dụng vào thực tiễn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

31

1.7.1.3. Quản lí hoạt động thực tập tay nghề

Trong thực hành nghề thì công tác quản lý phải tận dụng mọi điều kiện sẵn có, bám sát tình hình sản xuất, nhu cầu của các doanh nghiệp để đảm bảo cho học sinh được thực tập đầy đủ 3 khâu: Thực tập nghề liên quan, thực tập nghề chuyên môn và thực tập kết hợp với sản xuất để làm tốt điều này cần phải xây dựng được đề cương thực tập, lựa thầy có kinh nghiệm, có tay nghề cao hướng dẫn hoặc ký kết với các doanh nghiệp, nhà máy, công ty hợp đồng kèm cặp.

1.7.2. Quản lí phƣơng pháp DHTH

Trong đào tạo, quản lý phương pháp là một khâu vô cùng quan trọng. Việc đổi mới phương pháp dạy học là nhằm hình thành cho học sinh năng lực tự học, tự nghiện cứu. Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Công tác quản lý đòi hỏi người quản lý phải tìm hiểu bản chất và cách thức áp dụng những mô hình phương pháp dạy học hiệu quả phù hợp với điều kiện địa phương và học sinh nhưng vẫn đảm bảo qui trình đào tạo. Quản lí phương pháp DHTH phải bảo đảm định hướng cho GV và học sinh áp dụng các phương pháp hiệu quả với từng nghề hay chuyên môn, thường xuyên khuyến khích GV sáng tạo trong áp dụng phương pháp tiên tiến và học sinh rèn luyện các kĩ năng học tập theo các phương pháp đó. Tính chất chung của các phương pháp này là:

- Phát huy tính tự giác, tích cực của học sinh.

- Dựa vào hoạt động chủ động của chính người học.

- Tạo ra môi trường học tập năng động, giàu tính nhân văn và các quan - hệ sư phạm có tính dân chủ.

- Tuân thủ các qui trình công nghệ, thao tác mẫu để hình thành kỹ năng - nghề nghiệp cho học sinh.

- Thích hợp với các phương tiện kĩ thuật dạy học, trong đó có công nghệ - thông tin hiện đại.

- Tạo ra nhiều cơ hội thực hành để học sinh trải nghiệm và phát huy sở - trường cá nhân.

32

1.7.3.1. Khái niệm về GV dạy nghề

GV dạy nghề là người dạy lý thuyết, dạy thực hành, hoặc vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành, giảng dạy những môn kỹ thuật cơ sở, trong các cơ sở dạy nghề. GV dạy nghề có chức năng đào tạo nguồn nhân lực lao động kỹ thuật cho xã hội, nguồn lực này trực tiếp lao động sản xuất và tham gia làm ra của cải vật chất cho xã hội.

Như vậy, tác giả có thể định nghĩa về GV dạy nghề như sau: GV dạy nghề là người tổ chức truyền thụ những kiến thức lý luận và kỹ năng của nghề và thái độ nghề nghiệp, trong đó bao gồm lý thuyết nghề và những thao động tác, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, nhằm hướng cho người học đạt được năng lực thực hiện một hay nhiều công việc của nghề.

1.7.3.2. Quản lý giảng dạy của GV

Quản lý giảng dạy của GV có nghĩa là một mặt nâng cao nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm và phương pháp giảng dạy của GV, mặt khác hướng dẫn kiểm tra đôn đốc, để GV hoàn thành đầy đủ các khâu trong qui định về nhiệm vụ của người GV.

Nội dung quản lý bao gồm:

- Tổ chức cho GV nghiên cứu quán triệt nguyên lý phương châm, đường lối giáo dục của Đảng và nhà nước, vị trí của công tác đào tạo nguồn lao động có kỹ thuật cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Đôn đốc và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch, nội dung giảng dạy các môn học và phương pháp giảng dạy của GV; Chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch thời gian, khối lượng và kiến thức;

- Kiểm tra việc thực hiện các bước lên lớp, phương pháp giảng dạy và nội dung kiến thức giảng dạy của GV;

- Thường xuyên kiểm tra việc ghi chép sổ sách mẫu biểu giáo vụ như sổ ghi đầu bài, sổ tay GV, sổ tay GV chủ nhiệm, các phiếu ghi điểm, các báo cáo... qua đó đối chiếu với chương trình và tiến độ môn học để xem xét quá trình giảng dạy của GV;

33

- Dự lớp để theo dõi kiểm tra phát hiện tình hình. Trong quá trình dự giờ phải phân tích các nội dung yêu cầu về bài giảng lý thuyết và yêu cầu về bài giảng thực hành và đánh giá rút kinh nghiệm sau mỗi lần dự giờ của GV.

- Bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ GV: Thông qua việc học tập, trao đổi kinh nghiệm thực tế, hội giảng GV dạy giỏi các cấp;

- Bồi dưỡng về nâng cao nghiệp vụ cho GV về phương pháp giảng dạy, nghiên cứu các tài liệu, gửi đi đào tạo, bồi dưỡng...

1.7.3.3. Một số yêu cầu đối với đội ngũ GV dạy thực hành

a, Yêu cầu về phẩm chất

Phẩm chất là hệ thống các thuộc tính tâm lý biểu thị các mối quan hệ xã hội cụ thể của người đó, các mối quan hệ xã hội này được thể hiện ra hành động, hành vi và cách xử sự với con người, công việc, tổ chức. Nói đến phẩm chất là nói đến thái độ của người đó đối với thế giới hiện thực. Trong giai đoạn hiện nay yêu cầu đối với đội ngũ GV dạy nghề nói chung và dạy thực hành nghề nói riêng thể hiện được một số những phẩm chất và đặc trưng sau đây:

- Lòng yêu nghề: Người GV dạy nghề trước hết phải có lòng yêu nghề, đó là tiêu chuẩn quan trọng nhất đối với người thầy: Bất luận làm nghề gì muốn có kết quả cao trước hết phải có lòng yêu nghề. Người thầy trước hết phải là người yêu nghề. Chỉ những ai tha thiết với nghề dạy học mới trở thành nhà sư phạm chân chính, mới xứng đáng với vị trí“người thầy” trong xã hội. Chỉ những ai yêu nghề mới cảm được cái hay, cái đẹp, cái cao quý của người dạy học. Một điều thực tế hiện nay là đội ngũ GV dạy nghề của chúng ta phần lớn không được đào tạo ở các trường sư phạm, họ vào nghề mà chưa đủ hành trang của nghề. Trong quá trình giảng dạy, họ mới tìm thấy cái hay, cái đẹp của nghề dạy học, từ đó mới nảy nở tình yêu nghề. Lòng yêu nghề của người thầy sẽ được nâng lên nếu có sự quan tâm của xã hội. Sự quan tâm đó thể hiện bằng chính sách đãi ngộ, tạo điều kiện sống và làm việc thuận lợi để GV toàn tâm, toàn ý với công việc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đạo đức chuẩn mực: Xã hội đòi hỏi người thầy phải là người có đạo đức chuẩn mực. Trong mọi hành động, việc làm của người thầy phải có tính chuẩn mực,

34

thái độ ân cần tận tâm thực hiện các nhiệm vụ của mình. Lời nói của thầy bao giờ cũng đi đôi với việc làm. Chỉ khi nào có được những phẩm chất như thế người thầy mới có thể giáo dục, rèn luyện thế hệ trẻ trở thành con người lao động mới. Chỉ có người thầy mẫu mực mới tạo được niềm tin cho học sinh. Niềm tin là cơ sở để hình thành tính tích cực cho tuổi trẻ, để họ biết lao động sáng tạo, biết đấu tranh với những sai trái có hại cho xã hội và cho người khác.

- Uy tín đối với học sinh: Kết quả giáo dục phần nào phụ thuộc vào uy tín của người thầy, lòng yêu nghề, phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn nghề và sư phạm là cơ sở tạo nên uy tín người thầy. GV cần giữ gìn và thường xuyên rèn luyện nâng cao uy tín của mình đối với học sinh. Điều đó không có nghĩa là tự đề cao mình mà để hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo. Học sinh sẽ tự giác hoàn thành những nhiệm vụ và yêu cầu của GV đề ra khi người thầy có được uy tín.

- Kỷ luật nghề nghiệp: Kỷ luật nghề nghiệp là một đòi hỏi cao của quá trình sản xuất, để đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị. Học sinh sau này ra trường sẽ phải thực hiện các quy trình sản xuất chặt chẽ. Để có được đức tính kỷ luật nghề nghiệp, học sinh phải được rèn luyện nghiêm túc khi còn ngồi trên ghế nhà trường từ đó tạo thành thói quen. Muốn rèn luyện cho học sinh tính kỷ luật nghề nghiệp trước hết người thầy phải có được đức tính ấy, đặc biệt là GV dạy thực hành.

Tính kỷ luật nghề nghiệp của người thầy không chỉ thể hiện trong việc thực hiện đúng các quy trình, quy phạm, kế hoạch làm việc mà còn thể hiện ở những đòi hỏi cao và thái độ cương quyết đối với học sinh. Sự dễ dãi, xuề xoà sẽ làm hạn chế việc rèn luyện tác phong nghề nghiệp cho học sinh, vì vậy GV phải rèn luyện để loại bỏ thói quen đó.

Trên đây là một số phẩm chất cao đẹp, trong sáng cần có ở người GV, nó sẽ tạo được quan hệ tốt đẹp, lành mạnh, thuận lợi trong giao tiếp giữa GV và học sinh, nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học và giáo dục học sinh. Mặt khác nó khơi dậy ở học sinh niềm tin, tính tích cực cho mọi hoạt động, hứng thú, say mê… Từ đó mới có được kết quả của việc dạy học ngày càng nâng cao và phát triển.

35

b, Yêu cầu về năng lực

Năng lực là yếu tố quyết định tạo nên nhân cách con người. Dạy nghề vừa mang tính chất chung của nghề dạy học, vừa có nét đặc thù riêng của chuyên môn kỹ thuật, vì vậy người GV dạy nghề phải có cả NLSP và năng lực chuyên môn mới hoàn thành được nhiệm vụ của mình. Dưới đây sẽ phân tích kỹ những yêu cầu về hai năng lực đó đối với người GV dạy nghề.

- Năng lực chuyên môn: Theo tác giả Trần Hùng Lượng thì: Năng lực chuyên môn là một bộ phận quan trọng tạo nên NLSP kỹ thuật của người GV dạy nghề. Do tầm quan trọng của năng lực chuyên môn nên việc tuyển chọn GV dạy nghề từ trước đến nay đều quan tâm trước hết đến tiêu chuẩn về chuyên môn [19] . Chiến lược phát triển đội ngũ GV dạy nghề đã chỉ rõ:„„Phải đào tạo và bồi dưỡng để đội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học thực hành nghề hàn tại trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 35)