Quản lí hoạt động học tập thực hành của học sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học thực hành nghề hàn tại trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 45)

b, Yêu cầu về năng lực

1.7.4.Quản lí hoạt động học tập thực hành của học sinh

Yêu cầu của công tác quản lý là làm cho học sinh hăng hái tích cực trong lao động, học tập, phấn đấu đạt kết quả cao trong học tập đồng thời có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất. Hiện nay một số học sinh cũng như một số gia đình quá thiên về học để có bằng cấp mà bỏ qua mục tiêu học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người để phát triển cho nên không có mục tiêu học tập rõ ràng, cho nên xảy ra hiện tượng học tủ, học lệch, học thêm tràn lan, hiện tượng dạy học theo kiểu áp đặt, chủ yếu là để thi đỗ. chính vì vậy trong qua trình dạy học đặc biệt là dạy thực hành rèn kỹ năng và năng lực hành nghề công tác quản lý rất quan trọng. Nội dung quản lý bao gồm:

- Xây dựng động cơ, thái độ đúng đắn cho học sinh, điều này rất quan trọng vì học sinh học nghề với đối tượng đầu vào như hiện nay về trình độ văn hoá đại đa số là yếu do mới học hết trung học cơ sở hoặc do không thi đỗ vào các trường đại học, Cao đẳng nên ngại học lý thuyết, cho lý thuyết là không quan trọng, cứ rèn tay nghề giỏi là được. Vì nhận thức lệch lạc nên chất lượng học tập bị hạn chế, học sinh giỏi không nhiều. Trong công tác quản lý phải quán triệt với đội ngũ GV trong quá trình giảng dạy, GV phải có sự liên hệ chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn để học sinh hiểu được bản chất của vấn đề cần làm.

- Quản lý việc chấp hành chế độ qui định của học sinh, trong công tác quản lý phải quán triệt cho học sinh những qui định, qui chế về đào tạo như qui chế tuyển sinh, qui chế kiểm tra, xét lên lớp, xét công nhận tốt nghiệp, các văn bản qui phạm pháp luật của nhà nước

- Quản lý việc tự học của học sinh, đôn đốc GV thực hiện nghiêm túc chế độ kiểm tra bài thường xuyên, định kỳ và kết thúc môn học.

- Hàng tháng và định kì phải nắm vững tình hình học tập, kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.

39

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

- Quản lí DHTH nghề ở trường Cao đẳng là bộ phận hữu cơ của quản lí dạy học, quản lí đào tạo và quản lí nhà trường nói chung. Những mảng quản lí khác tại cấp trường xét đến cùng là để hỗ trợ quản lí dạy học và đào tạo của trường.

- Do đó nội dung và yêu cầu quản lí DHTH nghề cần phải tuân thủ quan niệm chung về quản lí dạy học, quản lí DHTH tại cơ sở giáo dục. Điều khác biệt cần lưu ý ở đây là quản lí dạy học giới hạn ở khâu thực hành, và các hoạt động thực hành ở đây có tính chuyên môn nghề nghiệp.

- Do DHTH nghề có những đặc điểm và vai trò đặc thù nên công tác quản lí quá trình này cũng cần bảo đảm được những yêu cầu đặc biệt phù hợp với nó.

- Nội dung chủ yếu của quản lí DHTH nghề bao gồm: Quản lí kế hoạch DHTH, Quản lí nội dung, kế hoạch, chương trình giảng dạy thực hành, Quản lí phương pháp DHTH, Quản lí hoạt động DHTH của GV, Quản lí hoạt động học tập thực hành.

- Trọng tâm của quản lí DHTH nghề là quản lí nội dung, phương pháp DHTH cũng như các hình thức hoạt động của GV và học sinh trong môi trường thực hành, thực tập.

Tác giả đã nêu trong chương 1 cơ sở lý luận về công tác quản lý hoạt động DHTH. Muốn có chất lượng giáo dục tốt cần tăng cường công tác quản lý hoạt động DHTH. Trong đó cần chú trọng toàn diện đến các yếu tố cần có của người GV. Người GV vừa phải có năng lực chuyên môn giỏi, vừa phải rèn luyện để có đạo đức, nhân cách mẫu mực đồng thời cần nắm vững và không ngừng nâng cao các kỹ năng sư phạm. Ngoài ra, người GV cần được rèn luyện các thói quen như: ham học hỏi và tích lũy kiến thức, làm việc khoa học, coi trọng hiệu quả...

40

CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG DẠY HỌC THỰC HÀNH

NGHỀ HÀN TẠI TRƢỜNG CĐNCN THANH HÓA

2.1. Trƣờng CĐNCN Thanh Hóa trên những chặng đƣờng phát triển đã qua

2.1.1. Khái quát chung về nhà trƣờng

Trường CĐNCN Thanh Hóa được thành lập theo Quyết định số 1985- QĐ/BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội trên cơ sở nâng cấp trường Kỹ thuật Công nghiệp. Trường thực hiện chức năng nhiệm vụ đào tạo lao động kỹ thuật sản xuất, dịch vụ ở các trình độ Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề, nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp; tạo điều kiện cho người học có khả năng tìm việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

Kể từ khi thành lập, trường đã trải qua nhiều biến động lịch sử, đã một lần chia tách, bốn lần sát nhập, 14 lần di chuyển địa điểm nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong từng thời kỳ khác nhau. Sau các lần chia tách và sát nhập, năm 1987, trường ổn định về tổ chức và có tên là trường Công nhân Cơ khí Thanh Hóa. Ngày 19/6/1997, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã ra Quyết định số 1123 QĐ-TC/UB đổi tên trường thành trường Kỹ thuật Công nghiệp Thanh Hóa. Ngày 29/12/2006, trường là một trong chín trường Cao đẳng nghề đầu tiên được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội ký quyết định thành lập. Cơ quan chủ quản là Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa.

Địa chỉ: Số 64 đường Đình Hương – Phường Đông Cương – TP Thanh Hóa.

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của trƣờng CĐNCN Thanh Hóa

2.1.2.1. Chức năng của trường CĐNCN Thanh Hóa

Trường CĐNCN Thanh Hóa là một trong các trường công lập nằm trong hệ thống giáo dục, đào tạo quốc dân. Nhà trường có một hệ thống tổ chức đào tạo chặt chẽ tuân thủ theo quy chế Trường CĐNCN Thanh Hóa bộ Lao động thương binh xã hội. Là trường đào tạo lao động kỹ thuật có trình độ Cao đẳng nghề, Trung cấp

41

nghề, Sơ cấp nghề. Hợp tác và liên kết với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và sản xuất để thực hiện đa dạng hoá các mục tiêu và loại hình đào tạo, tổ chức lao động sản xuất, dịch vụ gắn với đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ nhằm khai thác có hiệu quả các cơ sở vật chất, năng lực và trí tuệ của đội ngũ cán bộ, GV, công nhân viên trong nhà trường.

2.1.2.2. Nhiệm vụ của trường CĐNCN Thanh Hóa

- Đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khoẻ, năng lực thích ứng với việc làm trong xã hội.

- Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý kỹ thuật - kinh tế, công nhân kỹ thuật bậc cao các ngành kỹ thuật, đạt tiêu chuẩn quy định và đào tạo theo nhu cầu của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

- Tiến hành nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất, dịch vụ khoa học và công nghệ.

- Quản lý đội ngũ cán bộ, giảng viên, GV, công nhân viên, xây dựng đội ngũ giảng viên của nhà trường đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu tuổi và cơ cấu về giới tính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thực hiện công tác tuyển sinh và QLGD học sinh, sinh viên theo qui định của Bộ Lao động thương binh xã hội.

- Sử dụng và quản lý tốt đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật, tài chính và vốn đầu tư của trường. Thực hiện nghiêm chỉnh các qui định của nhà nước về sử dụng tài chính và bảo quản các phương tiện trang thiết bị kỹ thuật.

- Xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo trình theo quy định.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

2.1.3. Bộ máy tổ chức của trƣờng CĐNCN Thanh Hóa

Thực hiện theo Điều lệ trường Cao đẳng nghề công lập theo quyết định số 1985-QĐ/BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội, gồm có:

42

Hiệu trưởng.

Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo. Phó Hiệu trưởng phụ trách hành chính. - Các phòng chức năng: 07 phòng

Phòng Tổ chức - Hành chính Phòng Khoa học & Kiểm định Phòng Đào Tạo

Phòng Tài vụ

Phòng Quản lý Thiết bị & Vật tư Phòng Tuyển sinh & việc làm Phòng Công tác – HS - SV

- Các khoa chuyên môn: 10 khoa Khoa Điện

Khoa Điện tử-Điện lạnh Khoa Cơ khí

Khoa Công nghệ Ô tô Khoa Công nghệ thông tin

Khoa Kinh tế

Khoa Lý thuyết cơ sở Khoa Sư phạm dạy nghề Khoa May & TKTT Khoa khoa học cơ bản Dưới đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của trường CĐNCN Thanh Hóa

43

* Sơ đồ tổ chức chỉ đạo, điều hành chuyên môn, nghiệp vụ

Sơ đồ 2.2. Tổ chức quản lý, chỉ đạo điều hành của trường CĐNCN Thanh Hóa

2.1.4. Đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân viên của trƣờng

Với mục tiêu phát triển nhà trường trở thành trường chuẩn quốc gia nên mục tiêu phát triển đội ngũ giảng viên sẽ tập trung chủ yếu vào các trình độ cao. Đặc biệt chú trọng tới đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy, đã được tham gia nhiều các chương trình đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn cũng như nghiệp vụ, đã tham gia GV dạy giỏi các cấp, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Có thể nói nhiệm vụ phát triển đội ngũ giảng viên của nhà trường năm nay và những năm tiếp theo là rất lớn, nhất là giảng viên có trình độ cao. Tổng số cán bộ, giảng viên, GV, công nhân viên của nhà trường hiện nay là 198 người; tổng số giảng viên, GV là 166 người, cán bộ quản lý và công nhân viên 32 người. Trình độ đội ngũ giảng viên, GV cơ hữu: trên

44

đại học 42 người, chiếm 25.3% (Trong đó nghiên cứu sinh là 2 người); đại học: 87 người, chiếm 52.4%; cao đẳng: 20 người, chiếm 12%, trung cấp trình độ khác chiếm 10,3% Bảng 2.1. Trình độ GV trường CĐNCN Thanh Hóa TT Trình độ Số lượng Tỷ lệ(%) 1 Nghiên cứu sinh 2 1

2 Thạc sỹ 40 24 3 Đại học 87 52 4 Cao đẳng 20 12 5 Trung cấp và trình độ khác 17 11 Tổng 166 100 1% 24% 52% 12% 11%

Nghiên cứu sinh Thạc sỹ

Đại học Cao đẳng

Trung cấp và trình độ khác

Biểu đồ 2-1. Cơ cấu trình độ GV

Năm 2015 có 19 GV đạt GV dạy giỏi cấp tỉnh; 02 GV đạt giải ba, 01 GV đạt giải khuyến khích Hội giảng GV dạy nghề toàn quốc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.5. Cơ sở vật chất trang thiết bị của trƣờng CĐNCN Thanh Hóa

2.1.5.1. Cơ sở vật chất của nhà trường

Trong những năm qua, mặc dù còn những khó khăn, nguồn kinh phí hạn hẹp nhưng được sự quan tâm của UBND tỉnh Thanh Hóa, Bộ Lao động thương binh xã hội với sự cố gắng của tập thể đội ngũ cán bộ, GV, công nhân viên toàn trường, nhà trường đã đầu tư, cải tạo và xây dựng cơ sở vật chất, môi trường cảnh quan sư phạm, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo được giao. Đặc biệt nhà trường đang tập trung chỉ đạo triển khai các hạng mục trong mục tiêu chiến lược phát triển đến năm 2020, trong đó Trường CĐNCN Thanh Hóa với tổng diện tích 8,6 ha. Nhà học lý thuyết 35 phòng học nhà cao tầng; 09 phòng học (nhà cấp 4A). 03 khu xưởng thực

45

hành: gồm 37 phân xưởng thuộc các nghề; Điện, điện CN, điện tử, điện lạnh, điện nước; Hàn, Tiện, cắt gọt kim loại; Cơ khí Động lực, điện, gầm, máy ô tô; Công nghệ thông tin. Ký túc xá 3 tầng gồm 45 phòng ở lưu lượng 450 đến 500 học sinh; Nhà Văn phòng làm việc 3 tầng; Khu thư viện gồm: 02 phòng máy tính truy cập mạng; phòng đọc, phòng tra cứu tài liệu với trên 5.000 đầu sách phục vụ cán bộ GV và HSSV; 01 hội trường lớn, 03 phòng hội thảo và 02 nghiên cứu thực nghiệm; Hệ thống Căng tin, nhà ăn và sân bóng đá, khu vui chơi TDTT cho học viên, sinh viên. Năm 2015, đưa vào sử dụng hai tòa nhà 9 tầng và 5 tầng mới được xây dựng thuộc hợp phần 4 - Dự án phát triển toàn diện kinh tế - xã hội thành phố Thanh Hóa (CSEDP). Trong đó diện tích hạng mục công trình (diện tích đang sử dụng m2)

- Khu hiệu bộ: 774 - Phòng học lý thuyết: 6205 - Xưởng thực hành: 15797 - Khu phục vụ: Thư viện: 880 Ký túc xá: 504 Nhà ăn: 377 Trạm y tế: 50 Khu thể thao: 2000

- Khác (liệt kê các hạng mục công trình khác nếu có)

2.1.5.2. Trang thiết bị của nhà trường

Trường được thụ hưởng vốn CTMT Quốc gia các năm 2006, 2007, 2008 với tổng vốn là 8 tỉ đồng. Hiện nay, nhà trường đã hoàn thành lắp đặt thiết bị dự án đầu tư từ vốn ODA của CHLB Đức trị giá 970.000 Euro, dự án từ vốn ODA Hàn Quốc trị giá 3,0 triệu USD, dự án đầu tư không hoàn lại thiết bị nghề Hàn của chính phủ Nhật Bản trị giá 91.960 USD. Năm 2015, hoàn thành dự án CTMT Quốc gia về “Đổi mới thiết bị dạy nghề”

46

Căn cứ vào thực tế khả năng, năng lực của nhà trường được thể hiện qua đội ngũ cán bộ giảng viên và GV, cơ sở vật chất và các điều kiện của nhà trường khi được thành lập. Nhà trường đã tiếp tục đề ra nhiều chủ trương và các giải pháp quan trọng vừa củng cố nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện, vừa tiếp tục tăng về quy mô, đa dạng hoá ngành nghề và các loại hình đào tạo theo hướng xã hội hoá giáo dục. Đến nay, nhà trường đã và đang tập trung đào tạo 11 nghề ở các hệ:

Bảng 2.2. Quy mô đao tạo của trường CĐNCN Thanh Hóa

TT Tên nghề

đào tạo Trình độ đào tạo

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Quy mô tuyển sinh Số lượng HS- SV Quy mô tuyển sinh Số lượng HS- SV Quy mô tuyển sinh Số lượng HS- SV 1 Điện Công nghiệp Cao đẳng nghề 250 444 180 328 100 399 Trung cấp nghề 150 389 100 301 80 313 Sơ cấp nghề 20 18 20 25 10 21 2 Công nghệ Ô tô Cao đẳng nghề 150 312 150 262 100 297 Trung cấp nghề 150 298 100 265 80 383 Sơ cấp nghề 20 19 20 17 10 30 3 Điện tử Công nghiệp Cao đẳng nghề 50 95 50 64 30 90 Trung cấp nghề 30 33 50 72 30 79 Sơ cấp nghề 20 07 20 09 10 11 4 Cắt gọt kim loại Cao đẳng nghề 30 25 30 31 30 39 Trung cấp nghề 30 26 50 40 30 70 Sơ cấp nghề 20 2 10 09 10 11 5 Công nghệ hàn Cao đẳng nghề 80 118 110 108 50 130 Trung cấp nghề 150 185 80 156 30 210 Sơ cấp nghề 30 16 20 10 10 35

47 6 CNTT Cao đẳng nghề 30 63 60 49 20 62 Trung cấp nghề 60 40 50 32 20 42 Sơ cấp nghề 10 02 10 03 10 2 7 Kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính Cao đẳng nghề 30 13 30 12 20 18 Trung cấp nghề 30 00 50 00 20 00 Sơ cấp nghề 10 01 10 02 10 00 8 Kế toán doanh nghiệp Cao đẳng nghề 80 136 80 53 20 66 Trung cấp nghề 00 13 40 13 20 08 Sơ cấp nghề 00 00 00 00 00 9 Kỹ thuật máy lạnh & Điều hòa không khí Cao đẳng nghề 50 194 60 187 50 268

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học thực hành nghề hàn tại trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 45)