Lãnh đạo thành phố nhấn mạnh, mô hình PPP là một kênh kêu gọi đầu tư rất mới nhưng sẽ mang lại cho TP HCM nhiều bài học: nâng cao năng lực quản lý, nâng cao hiệu quả thực hiện dự án, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đồng thời hài hòa lợi ích cho cả 3 đối tượng: nhà nước (quản lý dịch vụ), doanh nghiệp (công cấp dịch vụ) và người dân (thụ hưởng dịch vụ).
Tuy nhiên, dù những ưu điểm của hình thức đầu tư PPP được liệt kê khá nhiều, vẫn còn không ít ý kiến tỏ ra rất băn khoăn về hình thức kêu gọi đầu tư này.
Đại diện Đại sứ quán Nhật Bản chỉ ra mô hình đầu tư xây dựng cầu Phú Mỹ đang xảy ra hiện tượng nhà đầu tư tăng mức thu phí do nguồn thu không đảm bảo như dự đoán ban đầu. Vị này thắc mắc rằng, liệu hình thức PPP có thể tính đến những tình huống xấu xảy đến với nhà đầu tư hay không.
Trong khi đó, một doanh nghiệp đề cập đến lo ngại, những rào cản về thủ tục hành chính và đền bù giải phóng mặt bằng tại TP HCM có thể làm chậm quá trình đầu tư và gây thất thoát vốn do trượt giá.
Triều cường tại TP HCM khiến người dân không thể lưu thông dễ dàng. Thành phố đang tính đến chuyện huy động thêm vốn đầu tư để thực hiện các dự án chống ngập.
Ông Tài nhấn mạnh, thành phố sẽ tập trung hỗ trợ cải cách thủ tục hành chính để tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia dự án hình thức PPP. Đồng thời, tùy vào từng tình huống và thời điểm cụ thể, thành phố sẽ ngồi lại với doanh nghiệp giải quyết các vấn đề liên quan đến đền bù giải phóng mặt bằng, trượt giá, hoàn vốn...
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông cho rằng, để huy động nguồn vốn từ khu vực tư nhân xây dựng cơ sở hạ tầng thông qua hình thức PPP, cần xây dựng một hệ thống chính sách mới phù hợp với thông lệ quốc tế trong lĩnh vực này. Điều quan trọng là phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các bộ, ngành Trung ương với các địa phương. Đây là những nhân tố quan trọng, quyết định cho việc thu hút nguồn vốn đầu tư từ khu vực tư nhân.
Ông Đông cũng cho biết thêm, trong quá trình thực hiện huy động vốn theo hình thức PPP, sẽ phải sử dụng đến đội ngũ tư vấn để chuyển giao công nghệ. Hiện nay trên thế giới không có một mô hình PPP nào chuẩn hóa một cách tuyệt đối. Bởi lẽ, mỗi quốc gia có một trình độ, hoàn cảnh phát triển kinh tế khác nhau nên không có mô hình PPP nào giống nhau. "Đây là hình thức hay nhưng không dễ. Lợi thế của Việt Nam là có cả những bài học thành công và thất bại của thế giới để rút kinh nghiệm cho các dự án của mình", ông Đông nói.
Theo dự báo của Bộ Kế hoạch đầu tư, từ nay đến năm 2020, Việt Nam cần khoảng 150 tỷ USD cho nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng then chốt như giao thông,
điện, cấp thoát nước…
Các nguồn vốn truyền thống hiện nay chỉ có thể đáp ứng khoảng 40%-50% nhu cầu vốn, 50%- 60% số vốn còn lại phải huy động từ khu vực tư nhân. Do đó, hình thức đầu tư PPP kết hợp vốn khu vực công với khu vực tư nhân và vốn vay các định chế tài chính, đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu trình Chính phủ cho thực hiện thí điểm tại Việt Nam. Theo Phó chủ tịch thường trực UBND TP HCM Nguyễn Thành Tài, giai đoạn 2011-2015, thành phố cần huy động 15 tỷ USD để đầu tư vào các dự án cấp nước, chống ngập, đường sắt đô thị... bằng hình thức đầu tư mới PPP.
Ngày 24/6, tại Hội nghị về nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng của TP HCM, ông Tài khẳng định, thành phố cam kết ủng hộ, sẵn sàng hợp tác và tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài quan tâm đầu tư các dự án hạ tầng trên.
Ông Tài cũng đề cập đến việc thành phố sẽ thí điểm một hình thức đầu tư mới có tên gọi PPP (Public-Private-Partnership), kết hợp vốn khu vực công với khu vực tư nhân và vốn vay các định chế tài chính để triển khai những dự án hạ tầng.
Theo đó, PPP khác với các dự án đầu tư theo hình thức BOT, BT, ODA ở chỗ, thành phố sẽ ra đề bài, đưa ra thông số, chi tiết cụ thể của dự án; chuẩn bị sẵn sàng môi trường đầu tư, kết hợp với sự tư vấn của chuyên gia nước ngoài và tổ chức đấu thầu để chọn nhà đầu tư thích hợp. Điểm mạnh của hình thức này là hợp đồng PPP được soạn thảo rất chặt chẽ, chi tiết, lường trước được những biến động tốt lẫn xấu và xác định cả những giải pháp xử lý cho từng tình huống xảy ra.