HƯỚNG ĐI MỚI CẦN KHUNG PHÁP LÝ ĐỦ RỘNG

Một phần của tài liệu Tài liệu tham khảo về PPP pptx (Trang 47 - 49)

Th. Dương

Ngày 3/3, UBND TP Hà Nội, Công ty Gide Loyrette Nouel Việt Nam và Tập đoàn Veolia Environment (Pháp) đã tổ chức Hội thảo về “Hợp tác Nhà nước- tư nhân (PPP) trong các dự án phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ công”. Mô hình hợp tác công tư (PPP) trong việc nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng được coi là hướng đi đúng đắn của VN trong giai đoạn này. Tuy nhiên, để mô hình này có thể thực sự hoàn thiện và đem lại lợi ích như mong muốn rất cần có một chính sách, một khung pháp lý đủ rộng.

PPP- Mới nhưng không lạ

PPP là hình thức đầu tư mới đang được nghiên cứu ở VN, có khả năng to lớn để thu hút thêm nguồn vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng của VN. Theo bà Vũ Quỳnh Lê, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ đấu thầu, Bộ Kế hoạch và đầu tư: Hiện nay nhu cầu cho đầu tư cơ sở hạ tầng của Việt Nam khoảng 16 tỷ USD/năm trong khi khả năng đááp ứng của Nhà nước chỉ khoảng 7-8 tỷ USD.Từ nay đến năm 2020, vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng ước tính chiếm khoảng từ 10% đến 11% GDP. Trong điều kiện tài chính hiện tại thì khả năng cân đối ngân sách nhà nước dành cho đầu tư phát triển cũng có những hạn chế nhất định.

Cụ thể, tổng chi ngân sách cho đầu tư phát triển chung trong giai đoạn 2001 2010 khoảng 60 tỷ USD, chiếm khoảng 8,4% so với GDP; trong đó chi cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng như: giao thông thủy lợi, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản khoảng 50%. Điều này cho thấy khả năng nguồn vốn của Chính phủ khó có thể đáp ứng hết được nhu cầu cho đầu tư cơ sở hạ tầng.

Thực tế thời gian qua, việc huy động các nguồn vốn khác tham gia vào đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng đã được thực hiện dưới hình thức xã hội hóa hay Nhà nước và nhân dân cùng làm thể hiện cụ thể ở nhiều công trình được đầu tư xây dựng dưới các hình thức BT (xây dựng, chuyển giao), BOT (xây dựng, vận hành, chuyển giao)... Tuy nhiên, khung pháp lý cũng như cơ chế vẫn chưa khuyến khích được tư nhân cùng tham gia đầu tư vào lĩnh vực này do quá trình phê duyệt và cấp phép còn nhiều phức tạp, mức thu hồi vốn thấp, vai trò trách nhiệm của bên nhà nước cũng như tư nhân còn thiếu rõ ràng.Hậu quả là sự yếu kém về kết cấu hạ tầng không chỉ là rào cản đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, mà nó còn làm suy giảm sức hấp dẫn và cạnh tranh của môi trường đầu tư của Việt Nam.

Cũng trong hội thảo này, ông Nicolas Renard, chuyên gia đến từ Tập đoàn Veolia, doanh nghiệp có nhiều dự án đầu tư theo mô hình PPP tại nhiều nước cho biết: Tại một số án thực hiện hình thức PPP, vốn đầu tư của nhà nước vào các công trình đầu tư phát triển hạ tầng được phía doanh nghiệp trúng thầu tạo hiệu quả tối ưu khi áp dụng những công nghệ quản lý, vận hành mới,... Thậm chí nhiều dự án doanh nghiệp còn thực hiện theo hình thức DBO (thiết kế- xây dựng- vận hành) tiết kiệm được chi phí đầu tư của nhà nước nhưng hiệu quả thực tế lại cao, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, cũng theo ông Nicolas Renard để mô hình PPP thành công, cũng cầu có những khung pháp lý đủ rộng vì thực tế trong suốt thời hạn của một dự án cơ sở hạ tầng, các nhà đầu tư tư nhân phải đối mặt với nhiều rủi ro mà họ cần xem xét: rủi ro đấu thầu, rủi ro đàm phán, rủi ro xây dựng, rủi ro hoạt động và rủi ro từ Chính phủ. Nếu được thực hiện đúng đắn, khuôn khổ PPP có khả năng giảm bớt rủi ro, đặc biệt trong các giai đoạn ban đầu, sàng lọc các dự án không phù hợp và chú trọng hơn vào các dự án chất lượng cao hơn, đặc biệt là các dự án phục vụ trực tiếp cho tốc độ đô thị hóa nhanh, quy mô dân số và mật độ xây dựng phát triển mạnh như các đô thị ở Việt Nam hiện nay.

Tuy có rất nhiều ưu việt, nhưng ông Nguyễn Văn Tứ, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Nội cũng lưu ý: PPP tạo sự bình đẳng giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân chính vì thế một khung pháp lý chặt chẽ trong việc kiểm tra, giám sát cũng cần hoàn thiện. Hà Nội cũng xây dựng những chính sách khuyến khích xã hội hóa lĩnh vực văn hóa xã hội, các dự án hạ tầng đô thị như giao thông, cấp, thoátnước, điện... Vì thế, nếu hình thức PPP được thực hiện phải thể hiện sự ưu việt hơn các hình thức khác và có được những giám sát chặt chẽ về năng lực tài chính, kinh nghiệm... của những nhà đầu tư tư nhân. Những dự án thực hiện theo hình thức PPP phải tạo được sự phát triển bền vững, tạo động lực thu hút đầu tư...

Một phần của tài liệu Tài liệu tham khảo về PPP pptx (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w