Sự cần thiết tồn tại, phát triển hoạt độngcho thuê tài chính cùng với rủi ro trong

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính vietinbank (Trang 83)

Dẫn theo lời của Triết gia Aristotle: “Sự giàu có thực sự không phải nằm trong quyền sở hữu tài sản mà là trong quyền sử dụng nó”. Theo đó, nếu sử dụng tài sản đúng cách thì doanh nghiệp có thể tạo ra tối đa lợi nhuận và các công ty CTTC sẽ còn có nhiều tiềm năng để phát triển khi đây vẫn là một kênh dẫn vốn hiệu quả.

Đặc biệt trong bối cảnh nhiều Doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chế ta ̣o đang muốn mở rộng sản xuất kinh doanh để đón đầu các cơ hội đến từ TPP, ASEAN+1… nhưng không đủ tài sản thế chấp để vay Ngân hàng đầu tư có thể tìm đến công ty CTTC.

Trong điều kiện tiếp cận nguồn vốn tín dụng khó khăn thì các doanh nghiệp nên xem xét đến việc sử dụng hoạt động cho thuê tài chính như là một trong những cách để tồn tại và phát triển.

Theo số liệu của NHNN, cả nước có 11 công ty cho thuê tài chính, nhưng hiện chỉ có 5 công ty cho thuê tài chính trong nước còn hoạt động. Đó là công ty con của các ngân hàng: VietinBank, Vietcombank, BIDV, ACB và Sacombank.

Đa số các công ty cho thuê tài chính còn lại đều chung số phận: thua lỗ, hầu như phải ngừng hoạt động để tập trung thu hồi nợ xấu, hoặc âm thầm đóng cửa. Có thể kể tên một số doanh nghiệp rơi vào tình trạng này, như Công ty Cho thuê tài chính Công nghiệp Tàu thủy Vinashin, ANZ - V/TRAC, Kexim…

74

Việc chuyển đổi hoặc đóng cửa các công ty cho thuê tài chính yếu kém là rất cần thiết để tái thiết lập lại thị trường cho thuê tài chính và có cái nhìn thiện cảm hơn với lĩnh vực này. Theo số liệu của NHNN, đến cuối tháng 6/2014, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của công ty cho thuê tài chính chỉ ở mức 5,83%, trong khi tỷ lệ tối thiểu theo quy định đối với các tổ chức tín dụng là 13%. Con số công bố cách đây vài năm cho thấy, tỷ lệ nợ xấu của công ty cho thuê tài chính lên tới 50%.

Bên cạnh đó theo đánh giá của các chuyên gia tài chính, hoạt động cho thuê tài chính rất phù hợp với điều kiện Việt Nam, do doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm trên 95% tổng số doanh nghiệp. Bởi theo quy định, công ty cho thuê tài chính sẽ mua trang thiết bị, máy móc theo yêu cầu của doanh nghiệp và cho doanh nghiệp thuê lại mà không yêu cầu tài sản thế chấp.

Chính thức hoạt động từ năm 1996, khoảng thời gian 18 năm là khá dài, song đối với các doanh nghiệp Việt Nam, họat động cho thuê tài chính - một hình thức tài trợ tín dụng trung và dài hạn - vốn đã được hình thành và được sử dụng từ rất lâu trên thế giới dường như các Doanh nghiệp Việt Nam chưa biết đến nhiều. Nguyên nhân là do nền kinh tế Việt Nam mới mở cửa chưa được bao lâu, thói quen giao dịch tín dụng với các Ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hầu như không thay đổi của các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, thói quen đó trong thời gian dài vẫn tồn tại ngoài các yếu tố như: lãi suất đi thuê chưa thật sự hấp dẫn, hoạt động cho thuê tài chính trên thực tế còn vướng một số chính sách cơ chế cần sửa đổi, tháo gỡ cho phù hợp với sự phát triển chung của toàn xã hội,… thì một phần lớn là do thông tin về họat động cho thuê tài chính, các tiện ích mà các công ty cho thuê tài chính mang lại cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ thuê tài chính chưa thật đầy đủ hoặc chưa biết gì về Công ty cho thuê tài chính và hoạt động cho thuê tài chính là gì.

46T

Có thể kể ra thuê tài chính mang lại nhiều lợi ích cho cả cá nhân và doanh nghiệp: 46T

Thuê tài chính giúp cho bạn tiếp cận được với rất nhiều loại tài sản, từ những thiết bị văn phòng như máy photocopy, máy tính, đến các phương tiện và các dây chuyền sản xuất hiện đại. Mặc dù thuê tài chính không trực tiếp chuyển vốn cho bạn, nhưng hình thức này

75

hoàn toàn có thể giúp bạn giảm lượng tiền bạn cần để khởi sự hoặc mở rộng doanh nghiệp mà bạn vẫn có tài sản để sử dụng đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Thuê tài chính cũng giúp doanh nghiệp bắt kịp với công nghệ. Điều này đặc biệt quan trọng nếu ngành kinh doanh của bạn phải dựa nhiều vào các công nghệ tân tiến như thế hệ máy tính mới nhất, các công cụ truyền thông, dây chuyền công nghệ mới hoặc các thiết bị khác. Nhiều hợp đồng thuê ngắn hạn có thể sẽ tiết kiệm hơn là việc sau một hai năm lại mua thiết bị mới.

Nếu bạn cần có máy móc, thiết bị ngay lập tức, việc đi thuê sẽ được chấp thuận nhanh hơn nhiều so với các khoản vay tín dụng, và không cần nhiều thủ tục giấy tờ phiền hà, các yêu cầu về tín dụng cũng dễ chịu hơn. Nhất là với các doanh nghiệp đang ở giai đoạn khởi đầu, việc thuê tài chính sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc đi vay ngân hàng.

Cho thuê tài chính đặc biệt có lợi với những công ty có ý định giữ lại tài sản sau khi hết thời hạn thuê. Trong một hợp đồng thuê tài chính, tài sản sẽ hiện dần lên trong bảng cân đối và khoản nợ thì sẽ được hoàn trả dần trong thời gian thuê.

Khi bạn lựa chọn thuê thiết bị thay vì mua, bạn tránh được một khoản tiền trả ngay lớn. Bằng cách dãn khoản thanh toán ra theo vòng đời của tài sản, bạn có thể bù đắp được chi phí thiết bị với các khoản sinh lời từ việc đầu tư đó. Thêm vào đó, việc trả các khoản thanh toán cố định hàng tháng giúp cân đối được các khoản phải trả dự tính, tạo thuận lợi cho việc thu xếp nguồn vốn và báo cáo số liệu.

Sau cùng, việc thuê tài sản cũng có thể sẽ tốn kém hơn việc đi mua, nhưng nếu dòng tiền là một vấn đề quan trọng, vậy thì thuê tài chính sẽ là một lựa chọn rất hấp dẫn, cần thiết tồn tại với thị trường tiền tệ và nền kinh tế Việt Nam nói chung.

46T

*Tuy vậy hoạt động cho thuê tài chính vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro

Ở các nước, hoạt động CTTC hoạt động rất sôi nổi, cạnh tranh rất gay gắt với các NHTM để giành khách hàng, nhưng ở Việt Nam số lượng công ty CTTC ra đời rất ít, hoạt động rất trầm lắng. Sau khi NHNN ban hành quyết định thu hồi giấy phép hoạt động của Công ty CTTC ANZ/V-TRAC 100% vốn nước ngoài do hoạt động kém hiệu quả vào năm 2013, hiện chỉ còn 3 công ty nước ngoài là Công ty TNHH CTTC Quốc tế Việt Nam

76

(VILC), Công ty CTTC Kexim và Công ty TNHH CTTC Quốc tế Chailease cùng với 8 thành viên trực thuộc Hiệp hội CTTC nhưng hiệu quả hoạt động không cao.

Đáng chú ý là các công ty CTTC luôn nằm trong nhóm có tỷ lệ nợ xấu rất cao. Một báo cáo cho thấy năm 2010 chiếm 46% tổng dư nợ, 2011 là 45% và năm 2012 là 46%. Cuối năm 2013, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TPHCM, cho biết tại TPHCM, tỷ lệ nợ xấu tại nhóm các công ty CTTC chiếm cao nhất là 43,22%, tiếp theo là nhóm các công ty tài chính chiếm 22,92%, còn lại là nhóm NHTM và NH liên doanh.

Nguyên nhân khiến các công ty CTTC gặp khó khăn là bởi theo các văn bản quy định về hoạt động đối với lĩnh vực này được ban hành khá lâu và chưa có những điều chỉnh mới để phù hợp với tình hình thực tế. Đa số đơn vị CTTC là công ty con của các NHTM nhưng quy định của NHNN đối với việc NHTM cho công ty CTTC vay khá khắt khe.

Công ty CTTC chỉ được huy động vốn thông qua việc nhận tiền gửi có kỳ hạn từ 1 năm trở lên từ các tổ chức trong và ngoài nước, trong khi việc huy động vốn dài hạn ngay cả Ngân hàng cũng gặp khó nên nguồn vốn để các công ty này hoạt động còn rất hạn chế.

Huy động khó khăn, vốn điều lệ của các công ty CTTC hiện dao động trung bình từ 300-600 tỷ đồng, nhưng theo quy định về tỷ lệ an toàn vốn các đơn vị này chỉ được sử dụng 85% tổng nguồn vốn huy động để thực hiện CTTC và dư nợ tối đa đối với mỗi khách hàng là 25% vốn điều lệ.

Trong khi các quy định về nguồn vốn siết chặt thì hoạt động thuê tài sản lại chưa chặt chẽ, nên các công ty CTTC đối mặt với rủi ro ở mức cao.

Cụ thể, khi DN thuê máy móc thiết bị sử dụng hết thời hạn hợp đồng nhưng vẫn không chuyển giao lại cho đơn vị cho thuê hoặc trả lại tài sản thuê với tình trạng hư hỏng nặng, thậm chí có trường hợp còn tẩu tán tài sản. Khi rơi vào trường hợp này, đơn vị cho thuê có thể khởi kiện nhưng quy trình khởi kiện, thi hành án rất dài, tốn kém chi phí, khiến nhiều công ty bị mất thanh khoản, chỉ còn hoạt động cầm chừng để thu hồi nợ.

77

Theo một chuyên gia kinh tế, vốn cho DNVVN là một bài toán khó vì DNVVN không có tài sản thế chấp, không có báo cáo tài chính rõ ràng minh bạch nên Ngân hàng khó cho vay cũng là nguyên nhân rủi ro và khó khăn cho khâu thẩm định.

Trên cơ sở những lý luận và thực tiễn đã trình bày ở trên, tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động cho thuê tài chính phát triển tương xứng với tiềm năng.

3.2. Giải pháp phát triển hoạt động cho thuê tài chính của Vietinbank Leasing Company.

3.2.1. Giải pháp nâng cao năng lực nguồn vốn

Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, doanh nghiệp nào có chiến lược kinh doanh tốt và chủ động được nguồn vốn kinh doanh thì có nhiều cơ hội giành được thắng lợi trong kinh doanh nếu như các điều kiện so sánh khác như nhau. Chính vì lý do trên mà việc xây dựng chiến lược tạo nguồn vốn của Vietinbank Leasing là việc làm rất cần thiết và cấp bách nhằm nâng cao vị thế của công ty, giúp công ty có đủ năng lực tài chính cần thiết để tài trợ cho các dự án lớn mà không bị giới hạn bởi giới hạn an toàn đã được quy định dẫn đến không cho thuê được hoặc phải cho thuê hợp vốn.

Để nâng cao năng lực tài chính ngoài việc đề nghị Vietinbank cấp thêm vốn hoặc dưới hình thức cho phép Vietinbank Leasing Company được sử dụng phần lợi nhuận còn lại để bổ sung vốn điều lệ nhằm nâng cao vốn tự có lên, thì công ty cho thuê tài chính phải đa dạng hóa các hình thức và các kênh tạo nguồn vốn, cụ thể như:

- Nguồn vốn huy động từ tiền gởi có kỳ hạn của các tổ chức ở trong và ngoài nước. Đây là nguồn vốn hết sức quan trọng, là một đầu vào ổn định giúp cho Công ty cho thuê tài chính không bị hạn chế đẩy mạnh đầu ra. Tuy nhiên, do các Công ty cho thuê tài chính chỉ được huy động vốn có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, do vậy Vietinbank Leasing Company cần thực hiện dịch vụ huy động vốn ủy thác cho các NHTM mà cụ thể qua ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, tạo ra nhiều sản phẩm với mục đích trước mắt là cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn gởi tiền cho phù hợp với thời gian khoản tiền nhàn

78

rỗi và sau nữa là tạo cho khách hàng một một thói quen gửi tiền ở Công ty cho thuê tài chính cũng bình thường như gửi tiền ở các NHTM khác.

- Nguồn vốn có được từ việc phát hành trái phiếu để huy động vốn trung dài hạn là giải pháp quan trọng và lâu dài của Công ty cho thuê tài chính, đặc biệt là nguồn vốn dài hạn. Đây là một trong những kênh huy động vốn đã được quy định tại nghị định số 16 của Chính phủ, nhưng từ trước tới nay chỉ có duy nhất một Công ty cho thuê tài chính quốc tế Việt Nam (VILC) phát hành được 30 tỷ VND. Do vậy, để khuyến khích các Công ty cho thuê tài chính phát hành trái phiếu, NHNN cần tạo điều kiện trao quyền chủ động cho các Công ty CTTC và sớm phê duyệt đề án phát hành trái phiếu của Vietinbank Leasing Company.

- Vietinbank Leasing Company cần duy trì một tỷ lệ đặt cọc, ký cược ở mức độ hợp lý. Điểm lợi lớn nhất của nguồn vốn này là góp phần hạ lãi suất đầu vào nhằm tăng thêm lợi nhuận (vì nguồn vốn chiếm dụng với lãi suất bằng 0%/tháng). Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường bên cạnh việc chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các NHTM trên cùng địa bàn thì Vietinbank Leasing Company cũng còn phải cạnh tranh với chính các Công ty cho thuê tài chính khác. Từ đó cho thấy nếu Vietinbank Leasing Company khai thác thật cao nguồn vốn này mà quên đi đối thủ cạnh tranh thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc mở rộng cho thuê. Do vậy, Công ty cần tranh thủ tối đa nguồn vốn tạm quản lý nhưng phải trong điều kiện có thể, đảm bảo cân đối giữa tăng trưởng nguồn vốn này và việc mở rộng cho thuê.

- Nguồn vốn có được từ việc trả chậm trong việc mua bán máy móc, thiết bị từ các nhà cung ứng tài sản. Nguồn vốn này có thể thực hiện dưới hai hình thức sau:

Một là, thông qua mối quan hệ giữa Vietinbank Leasing Company và các nhà cung ứng tài sản là máy móc thiết bị có thể ký một hợp đồng nguyên tắc trong đó có điều khoản chậm thanh toán cho nhà cung ứng trong một khoản thời gian nhất định. Khoảng thời gian tạm chưa thanh toán cho nhà cung ứng dài hay ngắn còn tùy thuộc vào mức độ đàm phán của hai bên, khả năng tài chính của các nhà cung ứng, mức độ tín nhiệm lẫn nhau giữa nhà cung ứng và Vietinbank Leasing …

79

Hai là, liên kết với các nhà bán hàng trả góp trong và ngoài nước để tạo nguồn cho thuê theo hình thức cho thuê trả góp. Thực hiện được điểm này công ty một mặt mở rộng các hình thức cho thuê cho khách hàng lựa chọn, mặt khác quan trọng là tạo được nguồn vốn với chi phí thấp nhằm góp phần mở rộng cho thuê và tăng thêm lợi nhuận. Đây là hình thức tạo nguồn cho thuê rất tốt vì một mặt trong trường hợp khách hàng sử dụng tài sản không phát huy hiệu quả, thì căn cứ vào hợp đồng nguyên tắc ký giữa Vietinbank Leasing Company với các nhà cung ứng, Vietinbank Leasing Company có thể tiến hành thu hồi tài sản trả lại cho nhà cung ứng; như vậy sẽ hạn chế rủi ro và mặt khác quan trọng hơn là tạo nguồn vốn cho thuê mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty. Để thực hiện được điểm này công ty cần thành lập một ban xây dựng và thực hiện đề án riêng.

- Nguồn vốn có được thông qua liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp và tổ chức tài chính, tín dụng nước ngoài ... nhằm tăng năng lực tài chính phòng chống rủi ro, tăng khả năng cạnh tranh và học hỏi được nhiều kỹ thuật nghiệp vụ cũng như chiến lược kinh doanh của các chuyên gia nước ngoài, để khi hội nhập WTO để không phải lạc hậu hoặc yếu thế và bị thua thiệt ngay trên “sân nhà” khi các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đến mở Chi nhánh và văn phòng đại diện tại Việt Nam và các chi nhánh ngân hàng trong nước không còn được hưởng chế độ đối xử phân biệt (đãi ngộ quốc gia) ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO .

- Nguồn vốn từ nguồn thu nợ các khoản đã xử lý rủi ro mà hiện nay Vietinbank Leasing Company đang hạch toán vào tài khoản thu bất thường. Nguồn vốn này tuy không lớn, nhưng nó có ý nghĩa hết sức quan trọng không những trong việc tạo nguồn

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính vietinbank (Trang 83)