Thị Trường cho thuê tài chính tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính vietinbank (Trang 39)

2.1.2.1 Sự ra đời hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam:

Từ năm 1990, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh và khá ổn định so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Các doanh nghiệp có cơ hội đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Bên cạnh các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài như: ODA, WB… các doanh nghiệp còn được các tổ chức tín dụng trong nước cho vay đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, việc cho vay của các tổ chức tín dụng, đặc biệt là vốn trung và dài hạn để trang bị máy móc thiết bị và công nghệ còn nhiều khó khăn, tỷ lệ tài trợ thấp.

Ngày 27/5/1995 Thống đốc NHNN Việt Nam đã ban hành quyết định số 149/QĐ- NHNN về việc ban hành thể lệ tín dụng thuê mua. Ngày 09/10/1995, chính phủ ban hành nghị định số 64/NĐ-CP V/v quy định quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam. Cơ sở pháp lý đầu tiên cho hoạt động cho thuê tài chính ra đời.

2.1.2.2- Về mạng lưới hoạt động cho thuê tài chính:

Đến cuối năm 2014, hiện tại có 11 công ty cho thuê tài chính được thành lập và cấp phép hoạt động tại Việt Nam. Trong đó gồm 8 công ty thuộc Ngân hàng Thương mại, DNNN và 3 công ty 100% vốn nước ngoài và liên doanh.

30

Bảng 2.1: Bảng danh sách các Công ty CTTC Việt Nam

Đơn vị tính: tỷ đồng

STT TÊN CÔNG TY ĐỊA CHỈ

SỐ GIẤY PHÉP NGÀY CẤP VỐN ĐIỀU LỆ 1 Công ty4T4TCTTC TNHH MTV Công

nghiệp Tàu thuỷ

VINASHIN Finance Leasing Company Limited

Tầng 1 và Tầng 2 Toà nhà 34T, Khu đô thị

Trung Hoà - Nhân

Chính, Cầu Giấy, Hà Nội 79/GP-NHNN ngày 19/3/2008 300 2 Công ty CTTC TNHH MTV Kexim

Việt Nam (100% vốn nước ngoài)

Kexim Vietnam Leasing Company

Tầng 9 Diamond Plaza, 34 Lê Duẩn, Quâ ̣n 1, TP.Hồ Chí Minh 02/GP- CTCTTCngày 20/11/1996 276,2 3 Công ty4T4TCTTC TNHH MTV Ngân hàng Á Châu

Asia Commercial Bank Leasing Company Limited

131 Châu Văn Liêm,

phường 14, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh 06/GP-NHNN ngày 22/5/2007 200 4 Công ty CTTC TNHH MTV Ngân

hàng Công thương Việt Nam

Industrial and Commercial Bank of Vietnam Leasing Company Limited

16 Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội 04/GP- CTCTTC ngày 20/3/1998 800 5 Công ty CTTC TNHH MTV Ngân

hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

BIDV Financial Leasing Company Ltd

Toà nhà 472 472A-

472C Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 2, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh 08/GP- CTCTTC ngày 27/10/1998 448 6 Công ty TNHH MTV CTTC Ngân

hàng Ngoại thương Việt Nam

25T1, N05, đường Hoàng Đạo

05/GP-

31

VCB Leasing Company Limited Thúy,4T4TPhường Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

ngày 25/5/1998

7

Công ty CTTC I Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt

Nam

Agribank no.1 Leasing Company

4 Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa, Hà Nội 06/GP- CTCTTC ngày 27/8/1998 200 8

Công ty CTTC II Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt

Nam

Agribank no.2 Leasing Company

422 Trần Hưng Đạo, phường 2, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh 07/GP- CTCTTC ngày 27/8/1998 350 9 Công ty TNHH MTV CTTC Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín

Sacombank Leasing Limited Company 230 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3,4T4TTP.Hồ Chí Minh 04/GP-NHNN ngày 12/4/2006 300 10

Công ty TNHH CTTC Quốc tế Việt Nam (100% vốn nước ngoài)

Vietnam4T4TInternational Leasing Company Limited

P 902, Centre Tower 72-74 Nguyễn Thi ̣ Minh Khai, Phường 6, Quâ ̣n 3, TP.Hồ Chí Minh 117/GP-NHNN ngày 24/4/2008 (Cấp lại) 350 11 Công ty TNHH CTTC Quốc tế Chailease (100% vốn nước ngoài)

Chailease4T4TInternational Leasing Company Limited

Phòng 2801-04 tầng 28, Sài Gòn Trade Centre,

37 Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh 09/GP- NHNN4T4Tngày 09/10/2006 200

32

+ 07 Công ty cho thuê tài chính đóng trụ sở tại TP Hồ Chí Minh. + 04 Công ty đóng trụ sở tại trụ sở tại Hà Nội.

Ngoài ra còn có các chi nhánh, Phòng giao dịch của các Công ty cho thuê tài chính ở các tỉnh, thành phố.

Tuy nhiên, bên cạnh một số các công ty CTTC đã đi vào hoạt động ổn định, kinh doanh có lãi, đang ngày càng khẳng định vị thế, mở rộng qui mô thì cũng còn một số công ty còn rất mới, mới bắt đầu bước chân vào lĩnh vực này, như:

- Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng TMCP Á Châu. - Công ty cho thuê tài chính Chailease.

- SBL: Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín.

Có một số Công ty cho thuê tài chính làm ăn thua lỗ, đặc biệt có Công ty cho thuê tài chính trực thuộc Ngân hàng thương mại Việt Nam, trực thuộc DNNN làm ăn thua lỗ trầm trọng dẫn tới mất khả năng thanh toán và ảnh hưởng tới uy tín của Ngân hàng trực thuộc cũng như hoạt động của các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế liên quan.

Theo số liệu của NHNN, cả nước có 11 công ty cho thuê tài chính, nhưng hiện chỉ có 5 công ty cho thuê tài chính trực thuộc Ngân hàng thương mại Việt Nam còn hoạt động theo Hiệp hội cho thuê tài chính. Đó là công ty con của các ngân hàng: VietinBank, Vietcombank, BIDV, ACB và Sacombank và 02 Công ty có vốn nước ngoài đó là Công ty TNHH CTTC Quốc tế Chailease, Công ty TNHH CTTC Quốc tế Việt Nam (VILC).

2.1.2.3- Tăng trưởng dư nợ trên thị trường CTTC Việt Nam:

Với hơn 16 năm hoạt động, CTTC tại Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể, dư nợ cho thuê tài chính ngày càng tăng. Nếu bắt đầu với cột móc năm 1998, dư nợ toàn thị trường cho thuê tài chính chỉ có 300 tỷ đồng, thì đến năm 2013 đạt 14.762 tỷ đồng, năm 2014 đạt 15.493 tỷ. Tình hình thị trường CTTC có sự tăng trưởng rõ rệt theo thống kê từ năm 2008 đến 2014 như sau:

33

Bảng 2.2 Dư nợ các Công ty cho thuê tài chính Việt Nam hiện nay

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Thời điểm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Dư nợ cho thuê tài chính 10,440 11,683 13,008 14,249 13,986 14,762 15,493 Tốc độ tăng trưởng 33.76% 11.91% 11.34% 9.54% -1.85% 5.55% 4.95%

Hình 2.1: Tăng trưởng dư nợ thị trường cho thuê tài chính Việt Nam

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước, 2014

Theo thống kê của Hiệp hội CTTC, hoạt động của các doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực này đang rơi rụng dần cả về số lượng cũng như quy mô hoạt động. Từ mười hai thành viên ban đầu, đến nay, Hiệp hội chỉ còn tám thành viên sau khi BIDV sáp nhập hai công ty CTTC. Dư nợ toàn hệ thống CTTC tính đến cuối năm 2013 tăng 5,55% so với cùng kỳ năm 2012 gần 14.700 tỷ đồng. Cũng theo thông tin từ Hiệp hội, mặc dù trên danh sách Hiệp hội vẫn có tám thành viên, nhưng trên thực tế, chỉ còn năm Công ty tham gia hoạt động bình thường với dư nợ hơn 7.732/13.688 tỷ đồng (theo số liệu 2014 hiệp hội cho thuê tài chính) và 02 Công ty có vốn nước ngoài đó là Công ty TNHH CTTC Quốc tế Chailease, Công ty TNHH CTTC Quốc tế Việt Nam (VILC) không tham gia hiệp hội. Ba công ty còn lại hầu như không còn hoạt động kinh doanh, chủ yếu tập trung vào xử lý nợ quá hạn với số lượng lớn chiếm từ 75% đến 99% tổng dư nợ. Trong đó, Công ty CTTC 1-

34

Agribank (ALC1) có hơn 1.208 tỷ đồng dư nợ nhưng tỷ lệ nợ nhóm 3,4,5 chiếm tới 71,56 %. Với ALC2, dư nợ cho thuê tài chính giảm 17,5% xuống còn hơn 4.462 tỷ đồng tỷ lệ nợ xấu chiếm 99,56%, chủ yếu là do thu được nợ nhưng nợ xấu lại đang có xu hướng tăng thêm và chuyển nhóm sâu hơn. Bức tranh này cho thấy một màu ảm đạm khi các công ty CTTC đang phải vật lộn để tìm con đường đi cho riêng mình.

Tuy nhiên, điều đó không phản ánh toàn bộ bức tranh hoạt động thực tại của các công ty CTTC. Bởi nợ xấu lớn của các công ty này là do hệ quả của một chu kỳ phát triển kinh tế khi nhiều công ty CTTC và ngân hàng lao vào lĩnh vực tàu thuyền vận tải, thiết bị thi công xây dựng... Với những Công ty rút chân ra nhanh hơn hoặc thành lập sau đó như Sacombank Leasing, ACB Leasing, hoạt động kinh doanh trong những năm qua lại cho thấy mô hình này vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển. Năm 2013, một số công ty CTTC ghi nhận hoạt động hiệu quả như VCB Leasing dư nợ tăng 19,74% đạt hơn 2.004 tỷ đồng; VietinBank Leasing company tăng 8,93% đạt hớn 1.443 tỷ đồng. Với Sacombank Leasing tăng 21,34% đạt hơn 1.236 tỷ đồng, Công ty BIDV Financial Leasing đạt 2.101 tỷ đồng, ACB Leasing tăng 12,45% đạt hơn 947 tỷ đồng, mặc dù tăng trưởng dư nợ không cao 4,95% năm 2014 là dò thụt lùi của 03 Công ty hoạt động không hiểu quả chỉ tập trung xử lý thu hồi nợ nên dư nợ giảm mạnh, nhưng chất lượng tăng trưởng khá tốt với tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu hơn 20%.

Bảng 2.3 Kết quả hoạt động qua 03 năm của một số công ty cho thuê tài chính

ĐVT: Triệu đồng

Công ty

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Dự nợ Nợ xấu LNTT Dự nợ xấuNợ LNTT Dự nợ xấuNợ LNTT CTTC Vietinbank Leasing 1,328 3.47% 75,727 1,381 2.53% 76,485 1,443 2.79% 83,505 CTTC VCB 1,240 1.83% 63,986 1,612 2.30% 51,121 2,004 2.11% 53,355 CTTC BIDV 3,123 13.20% (218,879) 2,554 9.73% 27,035 2,101 8.37% 35,581 CTTC Sacombank 852 1.20% 82,112 989 1.43% 75,145 1,236 1.18% 78,104 CTTC ACB 778 2.70% 71,076 973 3.54% 68,993 947 4.56% 10,849

35

2.1.3 Cơ sở pháp lý cho hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam hiện nay

Ngày 27/5/1995, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ban hành Quyết định số 149/QĐ- NHNN về việc ban hành thể lệ tín dụng thuê mua. Ngày 09/10/1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 64/NĐ-CP “V/v quy định quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động Công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam”. Ngày 09/02/1996, Thống đốc NHNN VN ban hàng Thông tư số 03/TT-NH5 hướng dẫn thi hành Nghị định 64/CP. Cơ sở pháp lý đầu tiên của Việt Nam cho hoạt động cho thuê tài chính ra đời

Hiện nay, hoạt động cho thuê tài chính vẫn tuân theo các quy định về hoạt động tín dụng của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước, bên cạnh đó, có một số Nghị định và Thông tư hướng dẫn riêng cho hoạt động cho thuê tài chính:

2.1.3.1 Các quy định của Chính phủ về hoạt động cho thuê tài chính:

- Sau gần mười lăm năm thực hiện Nghị định 64/CP của Chính phủ và sau gần ba năm kể từ khi Luật các Tổ chức tín dụng có hiệu lực thi hành, ngày 02 tháng 5 năm 2001 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2001/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính.

- Sau một thời gian thực hiện, ngày 19/5/2005 Chính phủ ban hành Nghị định số 65/2005/NĐ-CP quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001 của Chính phủ.

- Đến ngày 25/8/2008, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số 95/2008/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001 về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính.

2.1.3.2 Các quy định của Ngân hàng nhà nước về hoạt động cho thuê tài chính: - Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 16/2001/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính, NHNN VN đã ban hành Thông tư số 08/2001/TT- NHNN để hướng dẫn thực hiện Nghị định số 16/2001/NĐ-CP.

- Quyết định số 731/2004/QĐ-NHNN ngày 16/6/2004 ban hành Quy chế tạm thời về hoạt động cho thuê vận hành của các Công ty cho thuê tài chính.

36

- Thông tư số 05/2006/TT-NHNN ngày 15/7/2006 của NHNN Việt Nam hướng dẫn một số nội dung về hoạt động cho thuê tài chính và dịch vụ ủy thác cho thuê tài chính quy định tại Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 05 năm 2001 và Nghị định số 65/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ.

- Thông tư số 07/2006/TT-NHNN ngày 07 tháng 9 năm 2006 của NHNN Việt Nam hướng dẫn về hoạt động mua và cho thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính theo quy định tại Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 05 năm 2001 và Nghị định số 65/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ; và Thông tư số 02/2007/TT-NHNN ngày 21/5/2007 sửa đổi khoản 5 Thông tư số 07/2006/TT-NHNN.

- Thông tư số 08/2006/TT-NHNN ngày 12 tháng 10 năm 2006 của NHNN Việt Nam hướng dẫn hoạt động cho thuê tài chính hợp vốn của các Công ty cho thuê tài chính theo quy định tại Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 05 năm 2001 và Nghị định số 65/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ;

- Thông tư số 09/2006/TT-NHNN ngày 23 tháng 10 năm 2006 của NHNN Việt Nam hướng dẫn hoạt động bán khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính theo quy định tại Nghị định số 65/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 05 năm 2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính;

- Về việc trích lập dự phòng và xử lý rủi ro đối với khoản tín dụng cho thuê tài chính, các Công ty cho thuê tài chính thực hiện theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 04 năm 2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

37

2.1.3.3 Các quy định mới có hiệu lực trong năm 2014:

- Ngày 07/05/2014, Chính phủ có Nghị định số 39/2014NĐ-CP Nghị định về họat động của các Công ty Tài chính và Các Công ty cho thuê tài chính có hiệu lực từ ngày 25/06/2014. Thông tư hướng dẫn hoạt động của Công ty cho thuê tài chính nhằm hướng dẫn hoạt động cho thuê tài chính, mua và cho thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính, cho vay bổ sung vốn lưu động đối với bên thuê tài chính, cho thuê vận hành thay thế cho Quyết định số 05/2006/TT-NHNN, Thông tư số 07/2006/TT-NHNN, Thông tư số 02/2007/TT-NHNN.

Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 02/2013/TT-NHNN “Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài” vả Thông tư 09/2014 /TT-NHNN ngày 18/03/2014 của NHNN Việt Nam “ V/v Sửa đổi một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 » thay thế cho Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN; Thông tư có

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính vietinbank (Trang 39)