Thông tin mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng mua sắm tại chợ bến thành (Trang 53 - 56)

4.2.1. Quốc tịch

Trong quá trình thu thập ý kiến của khách hàng, tác giả không gặp được người có quốc tịch nước ngoài là khách hàng thường xuyên mua sắm tại chợ Bến Thành nên 100% mẫu thu thập ý kiến là của người Việt Nam (nguồn: từ tính toán của tác giả, phụ lục 3, trang viii).

4.2.2. Tình trạng hôn nhân

45

người chưa lập gia đình chiếm tỷ lệ 26,4% (nguồn: từ tính toán của tác giả, phụ lục 3, trang viii).

4.2.3. Mục đích đi chợ

Biến Mục đích được thực hiện nhằm xác định đối tượng là khách hàng thường xuyên mua sắm, ăn uống tại chợ Bến Thành để có lời nhận xét chính xác hơn đối tượng là người chỉ đi tham quan, tham khảo giá cả.

Kết quả như sau: khách hàng đi “mua sắm” chiếm tỷ lệ 91,7%. Khách hàng đến chợ với mục đích “ăn uống” chiếm tỷ lệ 8,3% (nguồn: từ tính toán của tác giả, phụ lục 3, trang viii).

4.2.4. Tần suất đi chợ và giới tính

Tần suất khách hàng đi chợ Bến Thành 01 lần/tuần có tỷ lệ cao nhất (33,8%), kế đến là tần suất đi chợ 02 lần/tuần có tỷ lệ 28%, tần suất đi chợ hàng ngày có tỷ lệ 20,1% và cuối cùng là tần suất đi chợ từ 3 ngày trở lên chiếm tỷ lệ 18,2%.

Khách hàng nữ đi chợ chiếm 77,4% , trong đó: số khách hàng nữ trả lời đi chợ 01 lần/tuần chiếm tỷ lệ cao nhất 30,9%, kế đến là tần suất đi chợ 02 lần/tuần có tỷ lệ 29,2%, đi chợ hàng ngày có tỷ lệ 21% và cuối cùng là tần suất đi chợ từ 3 ngày trở lên chiếm tỷ lệ 18,9%.

Khách hàng nam đi chợ chiếm 22,6%, trong đó: số khách hàng nam trả lời đi chợ 01 lần/tuần chiếm tỷ lệ cao nhất 43,7%, kế đến là tần suất đi chợ 02 lần/tuần có tỷ lệ 23,9%, đi chợ hàng ngày có tỷ lệ 16,9% và cuối cùng là tần suất đi chợ từ 3 ngày trở lên chiếm tỷ lệ 15,5% (nguồn: từ tính toán của tác giả, phụ lục 3, trang ix).

4.2.5. Tần suất đi chợ và nghề nghiệp

Nghề nghiệp được chia thành 6 loại đối tượng. Trong đó, “Buôn bán” là chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp, chủ quán ăn uống…; “Nhân viên” là người làm việc trong doanh nghiệp tại các bộ phận văn phòng, kế toán, kinh doanh, marketing, công nghệ thông tin…; “Khác” là công nhân, lao động tự do,….

“Công chức, viên chức” và “Nhân viên” có tỷ lệ đi chợ cao nhất (23,9%), kế đến là “Nội trợ” (16,9%), “Buôn bán” (16,6%).

Tần suất đi chợ hàng ngày của “Nội trợ” có tỷ lệ cao nhất, kế đến là “Công chức, viên chức”, “Nhân viên”, “Hưu trí” và “Khác”.

46

Tần suất đi chợ 01 lần/tuần của “Công chức, viên chức” có tỷ lệ cao nhất, kế đến là “Nhân viên”, “Buôn bán”, “Khác”, “Hưu trí” và “Nội trợ”.

Tần suất đi chợ 02 lần/tuần của “Nhân viên” có tỷ lệ cao nhất, kế đến là “Buôn bán”, “Công chức, viên chức”, “Khác”, “Nội trợ” và “Hưu trí”.

Tần suất đi chợ từ 3 ngày trở của các đối tượng tương đương nhau (nguồn: từ tính toán của tác giả, phụ lục 3, trang ix).

4.2.6. Độ tuổi đi chợ và giới tính

Độ tuổi từ 40 – 49 có tỷ lệ đi chợ cao nhất (32,5%), kế đến là độ tuổi 31 – 39 có tỷ lệ đi chợ 23,9%, độ tuổi 50 – 59 chiếm 16,9%, độ tuổi 26 – 30 chiếm 15,9%, độ tuổi 21 – 25 chiếm 6,1%, độ tuổi từ 60 trở lên chiếm 4,8%.

Độ tuổi của khách hàng nữ: từ 40 – 49 có tỷ lệ cao nhất là 24,5%, từ 31 – 39 có tỷ lệ 19,1%, từ 50 – 59 có tỷ lệ 16,05%, từ 26 – 30 có tỷ lệ 14,8%.

Độ tuổi của khách hàng nam: từ 40 – 49 có tỷ lệ cao nhất là 35,21%, từ 31 – 39 có tỷ lệ 21,12%, độ tuổi từ 26 – 30 và từ 50 – 59 có cùng tỷ lệ 19,72%. Trong khi đó, không có khách hàng nam độ tuổi 60 trở lên đi chợ thường xuyên (nguồn: từ tính toán của tác giả, phụ lục 3, trang x).

4.2.7. Tần suất đi chợ và thu nhập

Người có thu nhập hàng tháng trên 6 đến 8 triệu đồng có tỷ lệ cao nhất (37,3%), kế đến là người có thu nhập trên 4 đến 6 triệu đồng (29,6%), người có thu nhập trên 8 triệu đồng (25,5%) và cuối cùng là người có thu nhập từ 2 đến 4 triệu đồng.

Tần suất đi chợ 1- 2 lần/ tuần của người có thu nhập trên 6 đến 8 triệu đồng có tỷ lệ cao nhất (37 người). Tần suất đi chợ 1 lần/ tuần của người có thu nhập trên 4 đến 6 triệu đồng và người có thu nhập trên 8 triệu đồng có tỷ lệ tương đương nhau.

Tần suất đi chợ từ 3 - 6 lần/tuần của người có thu nhập trên 6 đến 8 triệu đồng có tỷ lệ xếp cao nhất, kế đến là người có thu nhập trên 8 triệu đồng.

Người có thu nhập trên 4 đến 6 triệu đồng có tỷ lệ đi chợ hàng ngày cao nhất, kế đến là người có thu nhập trên 6 đến 8 triệu đồng (nguồn: từ tính toán của tác giả, phụ

lục 3, trang x).

4.2.8. Thu nhập và nhóm hàng hóa khách hàng quan tâm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Người có thu nhập trên 6 đến 8 triệu đồng có tỷ lệ mua hàng ở 9 nhóm hàng hóa cao hơn 3 nhóm có thu nhập còn lại. Họ tập trung mua thực phẩm chế biến (nhóm 1),

47

thực phẩm tươi sống (nhóm 2), hàng may mặc (nhóm 3), mỹ phẩm (nhóm 5), giầy dép – túi xách nhiều hơn các nhóm hàng hóa còn lại.

Hai nhóm có thu nhập trên 4 đến 6 triệu đồng và trên 8 triệu đồng có tỷ lệ tương tự nhau (nguồn: từ tính toán của tác giả, phụ lục 3, trang x).

4.2.9. Nhóm hàng hóa khách hàng quan tâm với độ tuổi, giới tính

Nam trong độ tuổi 40 – 49 có tỷ lệ mua thực phẩm chế biến (nhóm 1), giầy dép, túi xách, ba lô (nhóm 8) cao hơn các nhóm độ tuổi còn lại.

Nữ trong độ tuổi 40 – 49 thì có tỷ lệ mua thực phẩm tươi sống (nhóm 2), thực phẩm chế biến (nhóm 1), hàng may mặc (nhóm 3), mỹ phẩm (nhóm 5) và giầy dép, túi xách, ba lô (nhóm 8) cao hơn các nhóm độ tuổi còn lại. Nữ trong độ tuổi 31 – 39 cũng có tỷ lệ mua sắm tương tự nhóm nữ trong độ tuổi 40 – 49.

Nữ trong độ tuổi 26 – 30 chủ yếu mua thực phẩm tươi sống (nhóm 2), thực phẩm chế biến (nhóm 1). (nguồn: từ tính toán của tác giả, phụ lục 3, trang xi)

Một phần của tài liệu Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng mua sắm tại chợ bến thành (Trang 53 - 56)