Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng mua sắm tại chợ bến thành (Trang 42 - 46)

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu

Xác định vấn đề, mục tiêu, đối

tượng, phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và mô hình có liên quan Mô hình nghiên cứu đề xuất Xây dựng bản câu hỏi khảo sát Thảo luận nhóm tập trung (10 người) Phỏng vấn thử (n = 30)

Hiệu chỉnh bản câu hỏi Thu thập dữ liệu

(phương pháp chọn mẫu thuận tiện, phỏng vấn trực tiếp)

Phân tích dữ liệu và kiểm định giả thuyết bằng phương pháp:

-Thống kê mô tả đố tượng được phỏng vấn -Kiểm tra độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha -Phân tích nhân tố khám phá EFA

-Phân tích hồi quy và kiểm định mô hình

Báo cáo kết quả nghiên cứu

34

3.2. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện qua 2 bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.

3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ dùng phương pháp định tính được thực hiện qua hai bước:

Bước 1: thảo luận nhóm tập trung để thảo luận về 7 câu hỏi và bản câu hỏi khảo sát đã được tác giả chuẩn bị sẵn (phụ lục 1) nhằm khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng.

Nhóm 10 người tham gia thảo luận gồm 07 tiểu thương, 01 người trong ban quản lý chợ, 01 người cửa hàng trưởng thuộc 01 doanh nghiệp đang hoạt động tại chợ, 01 người bảo vệ (kiêm phụ trách quản lý sạp và tình hình kinh doanh của tiểu thương). Tác giả chọn lựa những người tham nhóm có thời gian buôn bán, quản lý, làm việc ở chợ Bến Thành trên 10 năm, có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh ở chợ Bến Thành. Kết quả buổi thảo luận:

 10/10 người cơ bản thống nhất nội dung bản câu hỏi khảo sát, đọc dễ hiểu và dễ cho lời nhận xét.

 09/10 người cho rằng hai câu “Hàng hóa đa dạng chủng loại”,“Có nhiều hàng hóa phù hợp với nhu cầu” bổ sung nghĩa cho nhau nên chỉ cần chọn một câu để khảo sát.

 07/10 người cho rằng chợ Bến Thành (trước đây tên là chợ Sài Gòn) nổi tiếng bán hàng ngon nhất, nó bao hàm cả chất lượng cao nên không cần câu “Hàng hóa có chất lượng cao”.

 07/10 người cho rằng “Lối đi thông thoáng” là không phù hợp vì chỉ có ít lối đi được thông thoáng.

 07/10 người cho rằng “Khu bán hàng tươi sống (thịt, rau củ quả, thủy hải sản) không trơn trượt” là không phù hợp vì cơ sở vật chất chưa đảm bảo.

Bước 2: Phỏng vấn thử 30 khách hàng thường xuyên mua sắm tại chợ Bến Thành. Khách hàng thường xuyên là khách hàng đi chợ Bến Thành ít nhất 01 lần/01 tuần trong 3 tháng, từ tháng 6 đến tháng 8/2015.

Mục đích của phỏng vấn thử nhằm tìm hiểu mức độ cảm nhận của khách hàng về bản câu hỏi khảo sát và khám phá thêm các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của

35

khách hàng. Từ đó, hiệu chỉnh bản câu hỏi khảo sát, phát triển thang đo sự hài lòng của khách hàng phù hợp với ngữ cảnh nghiên cứu.

Kết quả thu thập dữ liệu: “Giá cả hàng hóa rẻ hơn nơi khác” và “Giá cả ổn định do có nhiều sản phẩm tham gia chương trình bình ổn giá” không được đánh giá cao, mức độ nhận xét rất thấp.

Tác giả đã đi khảo sát thực tế về các ý kiến của nhóm thảo luận và kết quả phỏng vấn thử. Qua quan sát thực tế, chợ được phân lô sạp với mật độ dày so với diện tích nhà lồng chợ nên phần lớn có lối đi nhỏ hẹp và bị lấn chiếm để hàng hóa, vật dụng. Tiểu thương khu bán hàng tươi sống thường xuyên dùng nước để tưới rau, sử dụng nước đá để giữ lạnh thủy hải sản, đổ nước thải ra lối đi nên không phải lúc nào cũng “không trơn trợt”. Trong chợ cũng không có nhiều sạp bán sản phẩm tham gia chương trình bình ổn giá và cũng có ít mặt hàng là “Hàng hóa có chất lượng cao”.

Trên cơ sở đó, tác giả đã hiệu chỉnh bản câu hỏi và xây dựng lại thang đo. Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu là thang đo Likert 5 điểm (dùng cho các biến định lượng), được quy ước như sau:

1: Hoàn toàn không đồng ý 2: Không đồng ý

3: Trung dung 4: Đồng ý

5: Hoàn toàn đồng ý

Ký hiệu Nội dung biến đo lường HH HÀNG HÓA

HH 1 Hàng hóa đa dạng chủng loại

HH 2 Có nhiều hàng hóa không tìm thấy ở nơi khác HH 3 Có nhiều hàng hóa phù hợp với sở thích HH 4 Hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng HH 5 Hàng hóa an toàn sử dụng

HH 6 Thực phẩm tươi ngon hơn nơi khác HH 7 Có nhiều món ăn ngon

36

GC1 Có thể thương lượng giá

GC2 Giá cả tương xứng với chất lượng của hàng hóa

GC3 Giá cả phù hợp với túi tiền

TC TIN CẬY

TC1 Uy tín của tiểu thương

TC2 Dễ dàng đổi, trả hàng hóa bị hỏng

TC3 Giao hàng đúng như cam kết với khách hàng

TC4 Mua được hàng hóa với giá sỉ nếu là khách hàng thân quen

TDPV THÁI ĐỘ PHỤC VỤ

TDPV1 Người bán chào hàng nhiệt tình, lịch sự

TDPV2 Người bán vui vẻ hướng dẫn khách tham quan, mua sắm và sử dụng các dịch vụ tại chợ

TDPV3 Người bán tư vấn, giải đáp tận tình mọi thắc mắc của khách hàng TDPV4 Người bán vẫn vui vẻ dù khách không mua hàng

TDPV5 Người bán sẵn sàng cho khách dùng thử sản phẩm chế biến

TL TIỆN LỢI

TL1 Dễ dàng so sánh giá bán, mẫu mã, chủng loại hàng hóa

TL2 Phương thức thanh toán đa dạng (tiền mặt, thẻ tín dụng, chuyển khoản)

TL3 Tiết kiệm thời gian mua sắm TL4 Chợ tọa lạc ở vị trí thuận lợi

TL5 Có thể nợ tiền mua hàng nếu là khách hàng thân quen

CSVC CƠ SỞ VẬT CHẤT

CSVC1 Quầy sạp được thiết kế theo ngành hàng dễ tìm kiếm CSVC2 Nhà lồng chợ sạch sẽ

CSVC3 Nhà vệ sinh sạch sẽ

HL SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG

HL1 Tôi hài lòng sau khi mua sắm tại chợ Bến Thành

HL2 Tôi tiếp tục mua sắm tại chợ Bến Thành trong tương lai

37

3.2.2. Nghiên cứu chính thức dùng phương pháp định lượng thông qua phỏng vấn bằng bản câu hỏi khảo sát nhằm thu thập dữ liệu để xử lý, phân tích nhằm kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá, kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu bằng phương pháp hồi quy, kiểm định sự khác biệt giữa các biến định tính với biến định lượng.

Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện, bất cứ khách hàng nào đã từng mua sắm tại chợ Bến Thành đều được phỏng vấn trực tiếp bằng bản câu hỏi. Đối tượng khảo sát có độ tuổi từ 21 tuổi trở lên.

Theo Hair & ctg (2006), để phân tích nhân tố khám phá (EFA) thì kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát (observations) / biến đo lường (items) là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát.

Chọn kích thước mẫu trong phân tích hồi quy phụ thuộc nhiều yếu tố, Tabachnick & Fidell (2007) cho rằng kích cỡ mẫu cần phải đảm bảo theo công thức kinh nghiệm thường dùng:

n ≥ 8p + 50

trong đó: n: là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết p: là số lượng biến độc lập của mô hình

Do đó, cỡ mẫu dự kiến để đạt yêu cầu phân tích nhân tố khám phá và hồi quy là khoảng 290 bản câu hỏi. Ngoài ra, để dự phòng bản câu hỏi khảo sát thu về không sử dụng được, tác giả dự kiến mẫu khảo sát là 320 bản câu hỏi.

3.3. Mô tả dữ liệu

Bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp và phát bản câu hỏi khảo sát cho người được khảo sát tự trả lời. Kết quả có 320 bản khảo sát phát ra, thu về 320 bản, trong đó có 06 phiếu trả lời không hợp lệ. Các phiếu bị loại do người trả lời phiếu khảo sát không cung cấp đầy đủ thông tin hoặc thông tin bị loại bỏ do người được điều tra đánh cùng một loại lựa chọn…Như vậy, có 314 bản khảo sát đạt yêu cầu được sử dụng cho phân tích dữ liệu. Thời gian khảo sát diễn ra 7 giờ đến 19 giờ hàng ngày (chợ ngày), từ tháng 09 đến tháng 10 năm 2015.

Một phần của tài liệu Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng mua sắm tại chợ bến thành (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)