Thực trạng vận dụng Graph trong dạy học môn Kỹ thuật điện ở trƣờng

Một phần của tài liệu Ứng dụng graph trong dạy học môn kỹ thuật điện tại trường cao đẳng xây dựng nam định (Trang 47)

8. Cấu trúc luận văn

1.6. Thực trạng vận dụng Graph trong dạy học môn Kỹ thuật điện ở trƣờng

Cao đẳng Xây dựng Nam Định

1.6.1. Quan điểm chung về đổi mới PPDH ở trường Cao đẳng Xây dựng Nam Định

Các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và Chính phủ về yêu cầu đổi mới PPDH hiện nay đã đƣợc pháp chế hóa trong luật giáo dục và đƣợc Nhà trƣờng triển khai thực hiện. GV Nhà trƣờng luôn quyết tâm thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ kính yêu

“Dù khó khăn gian khổ đến đâu cũng phải thi đua Dạy tốt - Học tốt”. Các thế hệ

thầy và trò đã đoàn kết, nhất trí, nêu cao tinh thần trách nhiệm và sáng tạo trong công việc, gắn bó với đơn vị, vƣợt qua mọi khó khăn, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng đào tạo, đƣa Nhà trƣờng ngày càng lớn mạnh không ngừng. Đứng trƣớc yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế, thực hiện công cuộc đổi mới, đòi hỏi phải có những thay đổi về nhận thức trong các hoạt động của mình: Trong lĩnh vực đào tạo Nhà trƣờng đã thực hiện đổi mới toàn diện, về nội dung và chƣơng trình đào tạo, về quy mô và phạm vi đào tạo, về ngành, chuyên ngành và cấp đào tạo. Nhà trƣờng không ngừng đẩy mạnh phong trào "Dạy tốt - Học tốt", từng bƣớc nâng cao chất lƣợng GV và chất lƣợng đào tạo; khai thác sử dụng các thiết bị dạy học tiên tiến, đổi mới PPDH, nâng cao hiệu quả giảng dạy.

39

Trong những năm vừa qua, trƣờng Cao đẳng Xây dựng Nam Định luôn chú trọng tới việc đổi mới PPDH các bộ môn và là vấn đề đƣợc quan tâm đặt lên hàng đầu. Hằng năm, Nhà trƣờng tổ chức Hội giảng cấp khoa, cấp trƣờng và chọn cử GV tham gia Hội giảng cấp cao hơn. Đó là dịp để các GV trong Nhà trƣờng thể hiện sự vận dụng đổi mới phƣơng pháp và sử dụng đồ dùng DH có hiệu quả. Hội giảng cũng là một phong trào lớn của nhà trƣờng nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua “Hai tốt”, tạo điều kiện để GV trong toàn trƣờng giao lƣu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sƣ phạm. Sau Hội giảng, BGH Nhà trƣờng chỉ đạo các khoa, tổ chuyên môn tổ chức rút kinh nghiệm, xác định rõ mặt mạnh cần đƣợc phát huy, mặt hạn chế cần đƣợc khắc phục về phƣơng pháp, hình thức tổ chức giờ lên lớp, sử dụng đồ dùng DH... Phong trào hội giảng cũng là cơ sở để Nhà trƣờng đánh giá thực trạng chất lƣợng giảng dạy của đội ngũ GV để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phƣơng pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của tiến trình hội nhập và phát triển.

Đổi mới PPDH các môn học nói chung và môn Kỹ thuật điện nói riêng đều theo guồng quay chung, xuất phát từ quan điểm chung của Nhà trƣờng về đổi mới PPDH.

1.6.2. Thực trạng dạy học môn Kỹ thuật điện ở trường Cao đẳng Xây dựng Nam Định hiện nay

Với mục tiêu đánh giá khách quan thực trạng DH môn Kỹ thuật điện ở trƣờng Cao đẳng Xây dựng Nam Định hiện nay, luận văn tập trung điều tra, khảo sát vào những vấn đề sau:

- Phƣơn g pháp học tập môn học, ý thức, thái độ học tập môn học của SV. - Trình độ, năng lực chuyên môn, năng lực sƣ phạm, mức độ hiểu biết về phƣơng pháp Graph của GV.

- Điều kiện cơ sở vật chất của Nhà trƣờng.

Tác giả đã tiến hành trao đổi trực tiếp, dự giờ một số GV đang trực tiếp giảng dạy môn Kỹ thuật điện và các môn học khác, quan sát thực tiễn, nghiên cứu thực tế, khảo sát và điều tra các lớp học trong trƣờng qua các phiếu điều tra theo mẫu nhƣ ở

40

phụ lục 1. Số lƣợng GV và SV đƣợc khảo sát là: 20 GV và 150 SV. Tổng hợp kết quả điều tra nhƣ sau:

Tổng hợp kết quả điều tra thực trạng giảng dạy của GV

Nội dung khảo sát Số lƣợng Tỉ lệ %

Phƣơng pháp dạy học chủ yếu Thuyế t trình 20 100 Đàm thoại 15 75 Trực quan 13 65 Dạy học nêu vấn đề 10 50 Chƣơng trình hóa 6 30 Angorit hóa 6 30

Kỹ thuậ t công não 3 15

Dạy học bằng Graph 5 25

Phƣơng tiện dạy học

Phấn, bảng 20 100 Máy chiếu 18 90 Mô hình 7 35 Vật thật 6 30 Quan niệm về phƣơng pháp Graph Là phƣơng pháp dạy học 10 50

Là phƣơng tiện dạy học 8 40

Quan niệm khác 2 10

Cách sử dụng phƣơng pháp Graph

Soạn bài 5 25

Giảng bài mới 10 50

Ôn tập, tổng kết 18 90

Kiểm tra, đánh giá 5 25

Mức độ sử dụng

Rất thƣờng xuyên 0 0

Thƣờng xuyên 4 20

Ít sử dụng 9 45

41

Tổng hợp kết quả điều tra thực trạng của sinh viên

Nội dung khảo sát Số lƣợn g Tỉ lệ %

Ý thức học tập

Yêu thích môn học 28 42

Không yêu thích môn học 87 58

Lý do thích Thầy (cô) giảng bài hay 39 26

Bài học dễ học, dễ thuộc 24 16

Lý do không thích

Bài học tẻ nhạt, khô khan 36 24

Phƣơng pháp dạy học của thầy (cô)

còn nặng về truyề n đạt kiến thức 30 20 Phƣơng pháp dạy học của thầy (cô)

không thu hút đƣợc sự tập trung, chú ý 21 14

Phƣơng pháp học tập trung chủ yếu

Học thuộc lòng bài giảng của thầy (cô) 60 40 Kết hợp vở ghi với tài liệu, giáo trình 45 30 Ghi nhớ ý chính, tự học tập theo ý hiểu

và tham khảo tài liệu, giáo trình 30 20

Ý kiến khác 15 10 Kết quả học tập Loại giỏi 12 8 Loại khá 33 22 Loại trung bình 102 68 Loại yếu, kém 3 2 Mức độ hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ Rất thƣờng xuyên 0 0 Thƣờng xuyên 12 8 Ít sử dụng 36 24 Không sử dụng 102 68

Từ kết quả điều tra thu đƣợc ở trên, tác giả nhận thấy thực trạng DH môn Kỹ thuật điện ở trƣờng Cao đẳng Xây dựng Nam Định hiện nay có các nét nổi bật sau:

1.6.2.1. Về giáo viên

42

Đa số GV có tâm huyết với nghề nghiệp, có hiểu biết sâu sắc về bộ môn, có tay nghề vững và nhạy cảm trƣớc yêu cầu của xã hội, của đối tƣợng giảng dạy, vẫn có nhiề u giờ dạy tốt, phả n ánh đƣợc tinh thần của xu thế mới.

b. Về mức độ thường xuyên sử dụng các phương pháp dạy học

Không ít GV đã có chú ý tới việc đổi mới PPDH, sử dụng kết hợp, linh hoạt và sáng tạo các PPDH. Tuy nhiên, các GV vẫn sử dụng các PPDH truyền thống nhƣ đã dạy từ trƣớc đến nay là chủ yếu. Phƣơng pháp trực quan, thuyết trình có kết hợp đàm thoại đƣợc các GV sử dụng nhiều. Các phƣơng pháp DH tích cực nhƣ nêu vấn đề, chƣơng trình hóa, công não… ít đƣợc GV thực hiện và đặc biệt là phƣơng pháp Graph sử dụng sơ đồ, đồ thị, mạng mạch... ít đƣợc GV chú ý.

c. Về khả năng sử dụng các phương tiện dạy học

GV thƣờng xuyên sử dụng các phƣơng tiện DH nhƣng khả năng sử dụng phƣơng tiện DH còn chƣa đƣợc phong phú, chủ yếu là ứng dụng công nghệ thông tin trong DH, sử dụng máy tính, máy chiếu. Vẫn có GV sử dụng phƣơng tiện còn mang tính hình thức, không hiệu quả. Ngƣợc lại, có GV lạm dụng một loại phƣơng tiện quá mức.

1.6.2.2. Về sinh viên

a. Sự hứng thú đối với môn học

Số đông SV chỉ coi môn học là nhiệm vụ, tỉ lệ SV yêu thích môn học chƣa cao, đặc biệt còn một lƣợng không nhỏ SV không yêu thích môn học. Qua trao đổi với SV cho thấy, một trong những nguyên nhân mà SV chƣa thích học là do nội dung môn học khá trừu tƣợng, khó hiểu, khó ghi nhớ. Mặt khác, cách dạy của một số GV chủ yếu là thuyết trình và đàm thoại nên thiếu tính trực quan, không kích thích đƣợc hứng thú học tập của SV. Khi học, SV chủ yếu là nghe giảng, xem GV làm mẫu, SV học thụ động, luôn luôn phụ thuộc vào GV. SV chƣa đƣợc tự giác, tự do, tự khám phá kiến thức.

b. Vai trò, ý nghĩa của môn học

Đa số SV thấy đƣợc vai trò, ý nghĩa của môn học là quan trọng vì có tính thực tiễn cao, nội dung môn học trang bị cho SV những hiểu biết cần thiết về một số thiết

43

bị điện thƣờng gặp trên công trƣờng xây dựng, về việc thiết kế và thi công chống sét, thiết kế mạng điện thi công trên công trƣờng, về an toàn điện, có những hiểu biết về điện trong công trình để có thể phối kết hợp tốt trong công tác thiết kế kiến trúc, đồng thời có một số hiểu biết về kỹ thuật điện thƣờng gặp trong sản xuất và đời sống. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số ít SV chƣa thấy đƣợc tầm quan trọng của môn học.

1.6.2.3. Về cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất của Nhà trƣờng hiện nay phục vụ tốt cho cả bậc Cao đẳng và Trung cấp với tổng diện tích gần 10 ha gồm 03 cơ sở đào tạo. Nhà trƣờng có hệ thống các phòng học khang trang, có thƣ viện, xƣởng thực hành, sân vận động, nhà thi đấu đa năng... Nhiều phòng học ở cơ sở chính đã đƣợc trang bị máy chiếu. Trƣờng cũng có Kí túc xá, Trạm y tế phục vụ cho nhu cầu nhà ở, sinh hoạt và chăm sóc sức khoẻ cho SV. Cảnh quan môi trƣờng, khuôn viên trong trƣờng luôn đƣợc giữ gìn xanh, sạch, đẹp, làm cho trƣờng Cao đẳng Xây dựng Nam Định trở thành môi trƣờng giáo dục lành mạnh.

Nhìn chung, cơ sở vật chất và trang thiết bị của nhà trƣờng dành cho bộ môn Điện khá đầy đủ và hiện đại, hoàn toàn đáp ứng đƣợc yêu cầu về đổi mới PPDH bộ môn.

1.6.3. Nguyên nhân của thực trạng trong dạy và học môn Kỹ thuật điện

- Mặc dù các PPDH tích cực đã đƣợc chú ý của đông đảo GV nhƣng việc sử dụng các PPDH này chƣa hiệu quả, vẫn còn nhiều bất cập vì PPDH tích cực đòi hỏi ngƣời GV không những phải nắm vững nội dung kiến thức một cách có hệ thống mà còn phải gia công tài liệu rất nhiều, phải đầu tƣ nhiều thời gian và công sức hơn khi soạn giáo án. GV phải có năng lực tổ chức, điều hành để giờ học đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, GV phải biết sử dụng các phƣơng tiện DH hiện đại nhƣ máy tính, các phần mềm ứng dụng vào thiết kế bài giảng, phải biết khai thác thông tin cập nhật trên mạng internet để bài giảng luôn cập nhật, sinh động.

- Việc vận dụng Graph trong quá trình DH còn hạn chế. Phần lớn GV chƣa biết cách hoặc chƣa có thói quen lập sơ đồ Graph trong quá trình soạn bài và sử dụng

44

chúng trên lớp. SV chƣa có thói quen học tập, hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ. Vì vậy, việc phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức trên cơ sở suy luận còn hạn chế. Một số lƣợng khôn g nhỏ SV chƣa chăm chỉ học hành.

- GV và SV đều bị ảnh hƣởng của những thói quen dạy và học “cũ” (sợ “cháy” giáo án, sợ không “trung thành” với giáo trình, không an tâm khi SV im lặng trong một thời gian - dù là ngắn, còn ham giảng giải... SV chƣa quen với lối tự làm việc, tự học,...). Không ít GV chỉ tập trung truyền đạt kiến thức mà ít chú ý đến việc hƣớng dẫn SV phƣơng pháp học, kỹ năng tìm tòi, nghiên cứu, đặc biệt là kỹ năng tự cấu trúc hóa nội dung học tập theo cách hiểu của mình.

- Nội dung kiến thức trong mỗi tiết học quá nhiều, hoàn toàn là lý thuyết và bài tập, không có phần thực hành mà thời lƣợng dành cho môn học ít (mặc dù đã có nhiều lần chỉnh lý đề cƣơng chƣơng trình) khiến SV gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức. Khi đánh giá kết quả lại chủ yếu chú trọng vào nội dung nên nếu áp dụng theo phƣơn g pháp tích cực thì không đủ thời gian.

- Điều kiện cơ sở vật chất nói chung của Nhà trƣờng khang trang nhƣng chƣa có các giảng đƣờng chuyên dụng đƣợc trang bị các thiết bị hỗ trợ giảng dạy phù hợp cho đào tạo chuyên ngành có những yêu cầu riêng theo chiều sâu ngoài máy chiếu đƣợc trang bị cho các phòng học. Các phƣơng tiện DH khác tuy có khá hơn trƣớc nhƣng vẫn còn thiếu thốn nhiều, việc cung cấp tài liệu về Graph chƣa có. Do đó, việc sử dụng Graph trong DH còn mang tính chất sơ khai. HS còn chƣa hiểu hết Graph, các em quan niệm Graph đơn giản là sơ đồ, hình vẽ mà thầy, cô dùng để minh họa cho kiến thức.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Đổi mới PPDH nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học trong đào tạo nghề là một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay ở các cơ sở đào tạo nghề trong nƣớc nhằm đáp ứng nhu cầu thị trƣờng lao động.

Nâng cao chất lƣợng dạy và học môn Kỹ thuật điện ở trƣờng Cao đẳng Xây dựng Nam Định là một trong những vấn đề rất đƣợc nhà trƣờng quan tâm, chú trọng. Môn Kỹ thuật điện có đặc điểm phần lớn là lý thuyết và bài tập mà không có thực

45

hành, kiến thức khá trừu tƣợng. Vì thế để nâng cao chất lƣợng DH, GV cần biết vận dụng các PPDH có tính trực quan giúp SV dễ quan sát, ghi nhớ và nhớ lâu.

Graph là một lý thuyết thuộc lĩnh vực Toán học từ lâu đã đƣợc các nhà nghiên cứu giáo dục học nghiên cứu và sử dụng vào trong DH. DH bằng Graph có những ƣu điểm:

- Ngôn ngữ của Graph vừa có tính trực quan – cụ thể vừa có tính khái quát – trừu tƣợng nên có ƣu thế tuyệt đối trong việc mô hình hóa cấu trúc cũng nhƣ mô hình hóa lôgic phát triển của các sự vật, hiện tƣợng từ đơn giản đến phức tạp dƣới dạng sơ đồ.

- Trong dạy học, Graph giúp GV thiết kế các hoạt động phức tạp, xây dựng sơ đồ cấu trúc logic của hoạt động học tập, diễn tả hệ thống các nhiệm vụ - mục tiêu, công đoạn, con đƣờng thực hiện hoạt động khác nhau từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc.

Vận dụng Graph trong DH môn Kỹ thuật điện sẽ làm tăng tính trực quan thông qua các sơ đồ giúp SV dễ theo dõi và ghi nhớ tốt hơn, do đó kích thích đƣợc hứng thú học tập cho SV.

Thực trạng dạy và học môn Kỹ thuật điện ở trƣờng Cao đẳng Xây dựng Nam Định cho thấy GV có tâm huyết với nghề nghiệp, có đủ chuyên môn và nghiệp vụ sƣ phạm nhƣng việc vận dụng Graph trong DH còn hạn chế vì chƣa thấy đƣợc lợi ích của phƣơng pháp này. Mặt khác, GV ngại đầu tƣ công sức, thời gian. SV thích học môn học vì tính thực tiễn cao nhƣng ít hứng thú vì trừu tƣợng và khó nhớ.

Vì vậy, cần có những nghiên cứu cụ thể về vận dụng Graph trong DH bộ môn Kỹ thuật điện với nguyên tắc, qui trình hƣớng dẫn GV rõ ràng giúp GV dễ vận dụng mới nâng cao đƣợc chất lƣợng DH bộ môn.

46

Chƣơ ng 2

ỨNG DỤNG GRAPH VÀO DẠY HỌC MÔN KỸ THU ẬT ĐIỆN CHO SINH VIÊN TRƢỜ NG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG 2.1. Phân tích vị trí, mục tiêu, đặc điểm nội dung môn học Kỹ thuật điện

2.1.1. Vị trí, mục tiêu môn học Kỹ thuật điện

2.1.1.1. Vị trí môn học

Môn học đƣợc bố trí vào học kỳ IV của khóa học và sau khi SV học xong các môn học cơ sở.

Môn Kỹ thuật điện là môn học ứng dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhƣ Toán, Vật lý vào thực tiễn đời sống.

2.1.1.2. Mục tiêu môn học

Sau khi học xong chƣơng trình, SV có thể nắm đƣợc: - Những khái niệm, định luật cơ bản về mạch điện.

- Cấu tạo, nguyên lý làm việc, cách sử dụng máy biến áp, động cơ điện ba pha. - Bố trí lƣới điện cho công trình nhỏ, tính toán đƣờng dây cấp điện sử dụng. - Tính toán chống sét cho công trình xây dựng, các vấn đề về bảo vệ an toàn điện.

Một phần của tài liệu Ứng dụng graph trong dạy học môn kỹ thuật điện tại trường cao đẳng xây dựng nam định (Trang 47)