Những ứng dụng của Graph trong dạy học

Một phần của tài liệu Ứng dụng graph trong dạy học môn kỹ thuật điện tại trường cao đẳng xây dựng nam định (Trang 40 - 45)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.1. Những ứng dụng của Graph trong dạy học

Lý thuyết Graph đã đƣợc nghiên cứu và ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có lĩnh vực DH. Qua việc tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu về vận dụng lý thuyết Graph trong DH, chúng tôi nhận thấy Graph có một số khả năng ứng dụng cơ bản sau

1.5.1.1. Graph với việc xây dựng cấu trúc hợp lý trong việc soạn bài giảng của GV

Soạn bài là một việc làm đặc thù của GV. Nó biểu hiện rõ năng lực chuyên môn và năng lực sƣ phạm của ngƣời GV. Căn cứ vào mục tiêu của bài học, bài giảng là sản phẩm của quá trình tìm tòi, suy nghĩ, thu thập thông tin, xử lý tài liệu..., là phƣơng án của ngƣời GV trên lớp học.

Để xây dựng đƣợc Graph nội dung bài lên lớp, GV phải nghiên cứu giáo trình, tài liệu tham khảo, đề cƣơng chƣơng trình..., xác định chính xác mục tiêu của bài học. Trên cơ sở đó xác định kiến thức cơ bản cần nắm vững, xác định mối quan hệ giữa các đơn vị kiến thức đó với nhau, thể hiện trực quan bằng sơ đồ. Từ đó cấu trúc lại nội dung giáo trình, tài liệu thành bài giảng của mình một cách hợp lý, khoa học, phù hợp với trình độ lĩnh hội của HS và nội dung bài học.

Graph là công cụ đắc lực cho công việc soạn bài của ngƣời GV vì: Graph trong bài giảng phản ánh đƣợc mục đích, nội dung chính của bài học giúp định hƣớng HS vào những nhiệm vụ cụ thể. Graph giúp cho GV khi soạn bài đảm bảo đƣợc tính logic phát triển của nội dung bài học. Nó thể hiện trực quan cấu trúc logic khoa học của kiến thức và mối liên hệ giữa các kiến thức đó. Qua đó, HS nhận thức

32

đƣợc phƣơng hƣớng giải quyết nhiệm vụ nhận thức. Tính logic và trực quan của Graph giúp GV khi thiết kế bài giảng thể hiện đƣợc rõ tiến trình của bài học, giúp dễ dàng theo dõi đƣợc những hoạt động mà GV và HS đã thực hiện trong tiết học. Graph giúp GV thiết kế bài giảng có sự kết nối logic trực quan giữa kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm đã biết của HS với kiến thức, kỹ năng mới.

Nhƣ vậy, thông qua việc sử dụng Graph để xây dựng cấu trúc hợp lý của bài giảng, ngƣời GV có đƣợc định hƣớng rõ ràng một kế hoạch lên lớp cụ thể ngay từ khi soạn bài, tránh tình trạng soạn quá tỉ mỉ hoặc quá sơ sài.

1.5.1.2. Graph trực quan hóa nội dung trừu tượng giúp nâng cao chất lượng dạy và học trên lớp

Grap có khả năng diễn đạt những khái niệm trừu tƣợng, các mối liên hệ tầng bậc dƣới dạng sơ đồ đơn giản, mang tính khái quát cao. Do đó, việc học ở trên lớp bằng Graph sẽ đem lại cho HS một phƣơng pháp học mới mẻ so với cách học truyền thống trƣớc đây. Thông qua Graph, dƣới sự chỉ đạo của GV, HS có thể nắm vững kiến thức một cách chung nhất, từ đó đi sâu vào kiến thức thành phần cụ thể để minh họa, giải thích cho kiến thức chung. Graph còn giúp HS định hƣớng, tập trung vào kiến thức cơ bản, theo dõi tiến trình logic của nội dung bài học và ghi chép kiến thức dễ dàng hơn. Về mặt tâm lý, việc lƣu giữ trong trí nhớ một nội dung chi tiết trong giáo trình, tài liệu là khó khăn nhƣng sẽ dễ dàng lƣu trong bộ óc một sơ đồ, hình ảnh, một “mạng” kiến thức. Vì vậy, học tập bằng Graph giúp HS có thể lĩnh hội bài trên lớp tốt hơn, tăng tính gợi mở, kích thích suy nghĩ. Từ đó, HS tiếp thu kiến thức mới một cách sinh động, chính xác, làm cho HS nhớ lâu hơn, thuận lợi cho việc phát huy tính tích cực sáng tạo trong hoạt động nhận thức cũng nhƣ trong việc phát hiện và giải quyế t vấn đề trong quá trình học tập của HS.

Sử dụng Graph để DH trên lớp, vai trò của ngƣời GV không phải là ngƣời hoạt động chủ yếu mà chỉ đóng vai trò thiết kế và tổ chức quá trình học tập của HS, còn HS giữ vai trò chủ đạo trong việc lĩnh hội kiến thức.

33

1.5.1.3. Dùng Graph để hệ thống hóa khái niệm

Theo tác giả Hoàng Chúng, trong DH bất cứ một môn học nào, điều quan trọng bậc nhất là hình thành một cách vững chắc cho HS một hệ thống khái niệm. Đó là cơ sở toàn bộ kiến thức, là tiền đề quan trọng để xây dựng cho HS khả năng vận dụng các kiến thức đã học [4, tr.116 ].

Hệ thống hóa chủ yếu là biết sắp xếp khái niệm mới vào hệ thống các khái niệm đã học, nhận biết mối quan hệ giữa các khái niệm khác nhau trong một hệ thống khái niệm. Rộng hơn nữa, việc vận dụng khái niệm để giải quyết các vấn đề nảy sinh không những có tác dụng củng cố khái niệm mà còn là mục tiêu sâu xa của việc học tập khái niệm.

Có thể dùng Graph để hệ thống hóa các khái niệm trong một tổng thể, qua đó mở rộng hiểu biết về đối tƣợng cần nghiên cứu một cách khái quát. Điều đó giúp HS hiểu khái niệm một cách không hình thức, không máy móc.

1.5.1.4. Dùng Graph cấu trúc hóa nội dung tài liệu giáo khoa

Tài liệu giáo khoa là nguồn cung cấp kiến thức cơ bản, cần thiết giúp ngƣời học rèn luyện các kỹ năng học tập môn học. Vậy phải làm thế nào để sử dụng tài liệu giáo khoa có hiệu quả?

Nếu nội dung bài học chỉ đƣợc truyền tới ngƣời học dƣới dạng văn bản thì ngƣời học sẽ có thể kém hứng thú, việc ghi nhớ kiến thức rất khó khăn. Trong DH, dùng Graph để cấu trúc hóa nội dung tài liệu giáo khoa cho phép tạo nên hệ thống kiến thức cho HS, đồng thời cho biết mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức trong một hệ thống nhất định (trong một chƣơng trình, một chƣơng hay một bài). Qua sự chiếm lĩnh hệ thống kiến thức ấy mà HS tự bồi dƣỡng đƣợc phƣơng pháp tự học, tự nghiên cứu. Cấu trúc hóa tài liệu học tập giúp hoạt động DH có hiệu quả hơn, vì nó cho biết mối quan hệ hữu cơ giữa những bộ phận kiến thức trong mối liên hệ logic với nhau. Điều này giúp HS tập trung chú ý, định hƣớng đƣợc các hoạt động trí tuệ vào việc tìm tòi phát hiện ra ý nghĩa cơ bản của tài liệu nghiên cứu để tự chiếm lĩnh hệ thống tri thức mới. Những tri thức HS tự chiếm lĩnh sẽ nhớ lâu hơn, tái hiện chính xác hơn. Vốn kiến thức của HS cũng sẽ đƣợc huy động dễ dàng hơn, tốt hơn để giải quyết

34

những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình tìm tòi những mối liên hệ giữa các yếu tố của kiến thức cần chiếm lĩnh.

1.5.1.5. Dùng Graph hướng dẫn học sinh tự học

Tự học là một hoạt động tâm lý đặc trƣng của con ngƣời. Hoạt động tự học là hoạt động tự giác, tích cực, tự chiếm lĩnh tri thức khoa học bằng hành động của cá nhân hƣớng tới những mục tiêu nhất định. Phƣơng pháp tích cực xem việc rèn luyện phƣơng pháp học tập cho HS không chỉ là biện pháp nâng cao hiệu quả mà còn là mục tiêu của DH. Nếu rèn luyện cho ngƣời học có đƣợc phƣơng pháp, kỹ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con ngƣời, kết quả học tập sẽ nâng lên rất nhiều. Tự học không chỉ có ý nghĩa trong thời gian học tập ở nhà trƣờng mà còn có ý nghĩa lớn trong cuộc đời của mỗi con ngƣời. Tự học bằng Graph có thể đƣợc thực hiện dƣới các hình thức sau:

a. Tự học trên lớp

Đây là hình tức tự học theo hƣớng phát huy tính độc lập, sáng tạo của HS để thu nhận kiến thức mới trong các bài học hoặc hệ thống hóa kiến thức. GV hƣớng dẫn HS nghiên cứu nội dung bài khóa trong SGK hoặc quan sát các mẫu vật, các mô hình cụ thể... để xác định các yếu tố cấu trúc của đối tƣợng nghiên cứu rồi lập Graph thể hiện các mối quan hệ của các yếu tố cấu trúc đó. Hình thức này giúp HS tự học theo sách giáo khoa một cách chủ động. Hoạt động học tập bằng Graph sẽ hình thành cho HS tƣ duy hệ thống. Từ đó có thể phát huy tính độc lập, sáng tạo của HS.

b. Tự học ở nhà

Tự học ở nhà với mục đích thu nhận kiến thức mới hoặc ôn tập, ghi nhớ và vận dụng kiến thức một cách linh hoạt. Bằng Graph, HS có thể lập đƣợc dàn ý cơ bản của các nội dung học tập. Nhờ những Graph thể hiện mối quan hệ của các đơn vị kiến thức, HS sẽ có một phƣơng pháp ghi nhớ bằng “ngôn ngữ” Graph vừa ngắn gọn, lâu bền, dễ tái hiện, dễ vận dụng trong những trƣờng hợp cụ thể.

Thƣờng xuyên hƣớng dẫn HS tự học bằng Graph sẽ giúp cho HS có thói quen để tự học suốt đời một cách khoa học.

35

1.5.1.6. Dùng Graph để ôn tập, củng cố kiến thức hoặc kết hợp với giải quyết vấn đề, kiểm tra đánh giá kết quả học tập

Ôn tập, củng cố kiến thức có tầm quan trọng đặc biệt, giúp SV có một “bức tranh” tổng thể về hệ thống kiến thức, kiến thức cơ bản, trọng tâm sau khi đã học xong một bài học, một số bài, một chƣơng hay một chƣơng trình môn học. Ôn tập, củng cố giúp SV nắm đƣợc kiến thức đã học một cách logic, sâu sắc, có hệ thống và ghi nhớ dễ dàng hơn so với việc ghi nhớ máy móc, rời rạc đồng thời bồi dƣỡng cho SV khả năng khái quát hóa, hệ thống hóa. Có thể sử dụng Graph câm, Graph khuyết để ôn tập, củng cố kiến thức đã học.

Có thể sử dụng Graph khuyết để nêu vấn đề cho HS trong dạy học giải quyết vấn đề hay dạy học nêu vấn đề.

Kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng của quá trình DH, giúp cho việc điều chỉnh quá trình dạy và quá trình học hợp lý để đạt chất lƣợng cao. Khi kiểm tra đánh giá, GV có thể dùng phƣơng pháp trắc nghiệm tự luận, trắc nghiệm khách quan...trong đó có thể dùng sơ đồ Graph. GV có thể sử dụng Graph khuyết, Graph câm để làm đề kiểm tra đánh giá kiến thức của HS.

1.5.1.7. Bản đồ tư duy - ứng dụng điển hình của lý thuyết Graph trong dạy học a. Sử dụng BĐTD trong dạy học

Sử dụng BĐTD trong DH đã và đang đƣợc áp dụng ở nhiều nƣớc có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới và mới đây đã đƣợc nghiên cứu và áp dụng ở Việt Nam nhằm giúp GV truyền thụ kiến thức một cách sinh động, hệ thống và mô hình hóa để HS có thể học, tự học tích cực, có một tƣ duy tổng thể về bài học, giúp dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng kiến thức. Từ kiến thức đƣợc diễn đạt trong nhiều trang sách và cả vận dụng thực tế, BĐTD giúp tinh lọc lại chỉ còn trong một sơ đồ, và ngƣợc lại, từ sơ đồ này, HS hình dung, liên tƣởng và phát triển kiến thức một cách logic. Với màu sắc và hình ảnh, BĐTD tác động đến não bộ giúp HS dễ theo dõi và ghi nhớ đƣợc tốt hơn. Sử dụng BĐTD yêu cầu HS phải tự suy nghĩ để thiết lập nội dung bài học theo cách hiểu của mình nên BĐTD thực sự là một công cụ chống “đọc - chép”, “học vẹt” rất hiệu quả. Có thể sử dụng BĐTD theo các cách sau:

36

- Cho HS làm quen với BĐTD bằng cách giới thiệu với HS một số BĐTD đã đƣợc lập cùng lời dẫn dắt của GV để các em hình dung ra.

- Tập đọc hiểu BĐTD sao cho chỉ cần nhìn vào BĐTD bất kỳ HS nào cũng có thể thuyết trình đƣợc nội dung một bài học hay một chủ đề, một chƣơng theo mạch logic của kiến thức.

- Hƣớng cho HS có thói quen tƣ duy logic theo hình thức sơ đồ hóa trên BĐTD.

- Từ một vấn đề hay chủ đề chính đƣa ra các ý lớn thứ nhất, ý lớn thứ hai, ba... Mỗi ý lớn lại có các ý nhỏ liên quan với nó. Mỗi ý nhỏ lại có các ý nhỏ hơn... Các nhánh này nhƣ “ông, bà”, “bố, mẹ” rồi “con”, “cháu”,... Các đƣờng nhánh có thể là đƣờng thẳng hay đƣờng cong.

b. Giới thiệ u phương tiện thiết kế BĐTD

Có thể thiết kế BĐTD bằng giấy, bảng phụ, phấn màu, bút chì màu,... hoặc dùng phần mềm Mindmap. Vì vậy BĐTD có thể áp dụng tùy với điều kiện của GV và cơ sở vật chất của nhà trƣờng. Điều quan trọng là GV hƣớng cho HS có thói quen lập BĐTD trƣớc hoặc sau khi học một bài hay một chủ đề, một chƣơng để giúp HS có cách sắp xếp kiến thức một cách khoa học, logic.

Một phần của tài liệu Ứng dụng graph trong dạy học môn kỹ thuật điện tại trường cao đẳng xây dựng nam định (Trang 40 - 45)