Cơ sở giáo dục học

Một phần của tài liệu Ứng dụng graph trong dạy học môn kỹ thuật điện tại trường cao đẳng xây dựng nam định (Trang 38 - 39)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.3. Cơ sở giáo dục học

Theo lý thuyết thông tin, quá trình DH tƣơng ứng với một hệ thống bao gồm 3 giai đoạn: Truyền và nhận thông tin; xử lý thông tin; lƣu trữ và vận dụng thông tin.

Truyền thông tin không chỉ từ GV đến HS mà còn truyền từ HS đến GV (liên hệ ngƣợc) hoặc giữa HS với các phƣơng tiện DH (sách, đồ dùng DH...) hoặc giữa HS với HS. Nhƣ vậy, giữa GV và HS, giữa phƣơng tiện học tập với HS, giữa HS với HS đều có các đƣờng (kênh) để chuyển tải thông tin đó là: Kênh thị giác (kênh hình), kênh thính giác (kênh tiếng), kênh khứu giác... Trong đó, kênh thị giác có năng lực chuyể n tải thông tin nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Graph có tác dụng mô hình hoá các đối tƣợng nghiên cứu và mã hoá các đối tƣợng đó bằng một loại “ngôn ngữ” vừa trực quan, vừa cụ thể và cô đọng. Vì vậy DH bằng Graph có tác dụng nâng cao hiệu quả truyền thông tin nhanh chóng và chính xác hơn.

Xử lý thông tin là sử dụng các thao tác tƣ duy nhằm phân tích thông tin, phân loại thông tin và sắp xếp thông tin vào những hệ thống nhất định (thiết lập mối quan hệ giữa các thông tin). Hiệu quả của những thao tác đó phụ thuộc vào chất lƣợng

30

thông tin và năng lực nhận thức của từng HS. Tuy nhiên, nhờ các Graph mã hoá các thông tin theo những hệ thống logic hợp lý đã làm cho việc xử lý thông tin hiệu quả hơn rất nhiều.

Lƣu trữ thông tin là việc ghi nhớ kiến thức của HS. Những cách DH cổ truyền thƣờng yêu cầu HS ghi nhớ một cách máy móc (học thuộc lòng) vì vậy HS dễ quên. Graph sẽ giúp HS ghi nhớ một cách khoa học, tiết kiệm “bộ nhớ” trong não HS. Hơn nữa, việc ghi nhớ các kiến thức bằng Graph mang tính hệ thống sẽ giúp cho việc tái hiện và vận dụng kiến thức một cách linh hoạt hơn.

Một phần của tài liệu Ứng dụng graph trong dạy học môn kỹ thuật điện tại trường cao đẳng xây dựng nam định (Trang 38 - 39)