Đặc điểm của Graph

Một phần của tài liệu Ứng dụng graph trong dạy học môn kỹ thuật điện tại trường cao đẳng xây dựng nam định (Trang 34 - 36)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.3. Đặc điểm của Graph

1.3.3.1. Tính khái quát và tính hệ thống

Sơ đồ Graph chủ yếu là sơ đồ hình cây. Đó là cây kiến thức đƣợc sắp xếp theo thứ tự tầng bậc tƣơng ứng với trình tự kiến thức của bài học từ đầu tiên đến kết thúc một cách chọn lọc nhất, cơ bản nhất, quan trọng nhất qua các đỉnh của Graph và ta thấy mối quan hệ của các đơn vị kiến thức ấy qua các cung của Graph. Sơ đồ Graph thể hiện những kiến thức trọng tâm mà HS cần lĩnh hội, ghi nhớ, củng cố và khắc sâu. Một Graph chỉ có một đỉnh xác định đề tài của Graph (đỉnh xuất phát), các đỉnh còn lại là đỉnh chính, đỉnh phụ và đỉnh nhánh. Các đỉnh này đƣợc sắp xếp theo thứ tự tầng bậc, tạo nên tính hệ thống của Graph.

26

Nhƣ vậy, Graph có thể thể hiện toàn bộ nội dung cơ bản của một bài học hay một chƣơng, một mục. Khi nhìn vào Graph, ta có thể dễ dàng nhận thấy tổng thể nội dung kiến thức bài học, logic phát triển của các đơn vị kiến thức.

Sử dụng Graph trong DH, ngƣời học vừa có đƣợc cái nhìn bộ phận riêng biệt vừa có cái nhìn tổng thể khái quát vấn đề, thấy đƣợc mối quan hệ biện chứng giữa các đơn vị kiến thức. Từ đó HS sẽ hiểu bài sâu hơn, nhớ bài tốt hơn, phát huy đƣợc khả năng nhận thức một cách tự lực, tích cực, tƣ duy khái quát cao và giúp HS tái hiện kiến thức của bài học nhanh nhất, logic nhất mà vẫn đảm bảo đầy đủ và chính xác.

1.3.3.2. Tính logic

Do sự sắp xếp hệ thống các kiến thức nên các Graph mang tính logic cao. Tính logic của Graph thể hiện ở sự rõ ràng, rành mạch trong các mối quan hệ ngang, dọc, rẽ nhánh...giữa các đơn vị kiến thức. Nhìn vào một Graph, ta có thể dễ dàng nhận thấy logic phát triển của vấn đề (vấn đề bắt đầu từ đâu và phát triển nhƣ thế nào). Đặc điểm này của Graph giúp HS tiếp thu kiến thức một cách rõ ràng, rành mạch, phát triển tƣ duy logic cho HS.

1.3.3.3. Tính trực quan

Trực quan là công cụ tác động trực tiếp đến giác quan của HS, giúp các em nắm bắt mọi vấn đề dễ dàng hơn. Một Graph nội dung đƣợc bố trí với những hình khối đẹp, có sự sắp xếp hợp lý, rõ ràng, không rối mắt kèm theo những ký hiệu màu sắc, nét đậm, nhạt hợp lý. Các đơn vị kiến thức trong bài học đƣợc mã hóa bằng những từ ngữ ngắn gọn, súc tích, đƣợc bố trí khoa học trong Graph. Tất cả tạo nên một Graph có hình thức đẹp, mạch lạc, rõ ràng đạt giá trị thẩm mỹ, hấp dẫn, thu hút sự chú ý của ngƣời học.

Nhƣ vậy, Graph có tính trực quan. Hình ảnh trực quan của Graph sẽ huy động đƣợc sự tham gia của nhiều giác quan, giúp HS hứng thú hơn với bài học, giúp kích thích khả năng suy luận, khiến não bộ trở nên linh hoạt hơn. Nếu GV sử dụng Graph trong DH một cách hợp lý, thƣờng xuyên sẽ giúp HS rèn luyện đƣợc thao tác tƣ duy, tích cực, chủ động, sáng tạo trong lĩnh hội kiến thức. HS sẽ nhớ bài nhanh và nhớ lâu.

27

1.3.3.4. Tính súc tích

Những nội dung kiến thức đƣa vào Graph đã đƣợc cô đọng tới mức tối đa bằng những từ ngữ ngắn ngọn, súc tích nhất. Do đó, Graph nêu lên đƣợc những dấu hiệu bản chất nhất của kiến thức trong bài, loại trừ những gì rƣờm rà, nằm ngoài trật tự logic của bài.

HS không phải học thuộc lòng mà chỉ cần ghi nhớ những dấu hiệu cơ bản của đối tƣợng nghiên cứu và các mối quan hệ của các yếu tố trong một hệ thống nhất định đƣợc thể hiện trong Graph.

Một phần của tài liệu Ứng dụng graph trong dạy học môn kỹ thuật điện tại trường cao đẳng xây dựng nam định (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)