3.3.1. Phân tích định tính
Các tiêu chí đánh giá bao gồm:
- Sự phối hợp giữa việc sử dụng máy vi tính với công nghệ multimedia và tổ chức hoạt động nhận thức của sinh viên;
- Tính tích cực học tập của SV thông qua các biểu hiện: hành vi, cử chỉ, sắc mặt của SV; Mức độ tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài (cường độ, số lượt SV tham gia, tốc độ tham gia, sự chuyển hoá vận dụng kiến thức nhanh và chính xác; Tinh thần thái độ học tập trong lớp (trật tự, chăm chú nghe giảng) và sự chuẩn bị bài, sự rèn luyện kỹ năng ở nhà.
- Mức độ tăng cường trí nhớ thông qua các biểu hiện: nắm nội dung bài học ngay tại lớp, số ý kiến xây dựng bài có chất lượng. Sự chuyển hoá kiến thức đã học và vận dụng vào giải quyết các nhiệm vụ học tập trong các hoàn cảnh tương tự- trong các hoàn cảnh phát sinh tình huống mới có vấn đề.
- Sự phát triển tư duy biểu hiện ở sự chuyển hoá kiến thức đã học và vận dụng vào giải quyết các nhiệm vụ học tập trong các hoàn cảnh phát sinh tình huống mới có vấn đề (chất lượng các câu trả lời, số lượt phát biểu tham gia xây dựng bài, sự vận dụng kiến thức để giải quyết các nhiệm vụ học tập, kết quả kiểm tra sau mỗi tiết học).
71
Kết quả thu được như sau:
- Phân tích các hoạt động và thái độ của SV trong quá trình dạy học
Căn cứ vào kết quả bài kiểm tra viết, kết hợp với các câu hỏi kiểm tra vấn đáp trong quá trình DH, kết quả hoạt động làm việc của các nhóm, đồng thời tiến hành dự giờ, thăm lớp tác giả nhận thấy động cơ học tập và tính tích cực học tập của SV ở lớp TN cao hơn so với lớp ĐC.
- Phân tích chất lượng bài kiểm tra của học sinh:
+ Khả năng vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi: Độ biến thiên về điểm kiểm tra tại các lớp là khác nhau, kết quả các bài kiểm tra thể hiện số SV ở nhóm TN có kết quả học tập tốt nhiều hơn ở lớp ĐC. Điều đó chứng tỏ kết quả thu được ở các lớp thực nghiệm có độ tin cậy cao, ổn định hơn so với lớp đối chứng.
+ Về độ bền kiến thức sau thực nghiệm: Sau thực nghiệm 2 tuần, chúng tôi tiến hành kiểm tra độ bền kiến thức, khả năng lưu giữ thông tin của SV. Kết quả các bài kiểm tra cho thấy:
Ở nhóm TN: SV nhớ kiến thức tốt hơn, lâu hơn thể hiện ở tỉ lệ SV đạt điểm khá và giỏi giữ ở mức ổn định hơn, học sinh rất có hứng thú khi tham gia học.
Ở nhóm ĐC: Tỉ lệ SV bị điểm kém nhiều hơn, học sinh có tâm lý chán nản khi tham gia học.
Tóm lại, các kết quả phân tích định tính đều cho thấy tác động tích cực của việc ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong dạy học.
3.3.2. Phân tích định lượng
Để phân tích định lượng tác dụng tích cực của việc ứng dụng truyền thông đa phương tiện vào giảng dạy môn Xạ kích – công tác chiến đấu Khoa tên lửa Học viện Phòng không – Không quân, tác giả đã tiến hành: 1) Xây dựng bài kiểm tra , 2) Xử lý kết quả bài kiểm tra phương pháp thống kê:
Lập bảng phân phối Fi (Tính số học sinh đạt điểm xi)
Lập bảng tần suất fi (%) (Tính số % học sinh đạt điểm xi)
Lập bản tần suất hội tụ tiến fa (tính số % học sinh đạt điểm xi trở lên)
Vẽ các đường đặc trưng phân phối (đường tần suất, đường tần suất hội tụ tiến).[6]
72
Kết quả cụ thể như sau:
Phân bố số SV theo các điểm Xi của các bài kiểm tra trong đợt TN
Lớp Kiểm tra Phân bố số SV theo điểm kiểm tra Xi
Yếu Đạt Khá Giỏi Thực nghiệm Kiểm tra SSCĐ 0 8 17 5 Bám sát mục tiêu 1 10 15 4 Thao tác chống nhiễu 3 12 12 3 Thao tác tổng hợp 4 13 12 1 Đối chứng Kiểm tra SSCĐ 1 12 14 3 Bám sát mục tiêu 3 13 12 2 Thao tác chống nhiễu 4 14 12 0 Thao tác tổng hợp 5 15 10 0
Bảng 3.1. Phân bố số SV theo các điểm Xi của các bài kiểm tra
Hình 3.1. Sự phân bố số SV theo điểm của 3 lần kiểm tra ở nhóm TN
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 Yếu Đạt Khá Giỏi Kiểm tra SSCĐ Bám sát mục tiêu Thao tác chống nhiễu Thao tác tổng hợp Số SV Điểm
73
Hình 3.2. Sự phân bố số SV theo điểm của 3 lần kiểm tra ở nhóm ĐC
Mức độ dịch chuyển phân bố điểm của 2 lớp TN và ĐC (Điểm kiểm tra kết thúc học phần 3)
Hình 3.3. Mức độ dịch chuyển phân bố điểm của 2 lớp TN và ĐC
Từ các hình 3.1, 3.2, 3.3, ta nhận thấy rằng: Đối với lớp TN, số SV có điểm kiểm tra bắn đạt loại yếu ít hơn, ngược lại số SV có điểm khá, giỏi cao hơn lớp ĐC, nhất là điểm kiểm tra phần bám sát mục tiêu.
0 2 4 6 8 10 12 14 16 Yếu Đạt Khá Giỏi Kiểm tra SSCĐ Bám sát mục tiêu Thao tác chống nhiễu Thao tác tổng hợp 0 2 4 6 8 10 12 14 16 Yếu Đạt Khá Giỏi Đối chứng Thực nghiệm Điểm Số SV
74
- Bảng tần suất fi (%) (số % học sinh điểm xi) của 2 lớp TN và ĐC ( Điểm kiểm tra kết thúc học phần chung)
Lớp Số SV Số % sinh viên đạt điểm xi
Yếu Đạt Khá Giỏi
Đối chứng 30 17% 50% 33% 0%
Thực nghiệm 30 13% 43% 40% 3%
Bảng 3.2. Bảng tần suất fi
- Bảng tần suất hội tụ tiến fa (số % học sinh đạt từ điểm xi trở lên) của 2 lớp TN và ĐC ( Điểm kiểm tra kết thúc học phần chung)
Lớp Số SV Số % sinh viên đạt từ điểm Xi trở lên
Yếu Đạt Khá Giỏi
Đối chứng 30 100% 83% 33% 0%
Thực nghiệm 30 100% 87% 43% 3%
Bảng 3.3. Bảng tần suất hội tụ tiến fa
- Mức độ dịch chuyển phân bố tần suất hội tụ tiến fa(TN và ĐC)
Hình 3.4. Mức độ dịch chuyển phân bố tần suất hội tụ tiến
0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% Yếu Đạt Khá Giỏi Đối chứng Thực nghiệm
75
Từ những kết quả tính toán trên, ta có nhận xét sau:
Điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.
Đường fi và fa của lớp thực nghiệm nằm bên phải lớp đối chứng, chứng tỏ điểm dưới trung bình của lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng và điểm trên trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.
Độ phân tán về điểm số quanh giá trị trung bình của lớp thực nghiệm là nhỏ hơn lớp đối chứng.
Đồ thị tần số luỹ tích (hội tụ tiến) của lớp thực nghiệm nằm bên phải, phía trên lớp đối chứng. Như vậy, kết quả học tập của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng một cách có ý nghĩa chứ không phải ngẫu nhiên.
3.3. Lấy ý kiến chuyên gia
3.3.1. Mục đích
Cùng với phương pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp chuyên gia giúp để khẳng định tính cần thiết và khả thi của việc vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học môn XK - CTCĐ
3.3.2. Đối tượng khảo sát lấy ý kiến
Để đảm bảo các yêu cầu mà đề tài đã đặt ra, tiến hành tham khảo ý kiến của 20 chuyên gia bao gồm:
- Nhà khoa học có kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực giáo dục học và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Số lượng xin ý kiến 10 người.
- Các giáo viên có chuyên môn cao và kinh nghiệm giảng dạy môn XK - CTCĐ. Số lượng giáo viên 10 người.
3.3.3. Nội dung khảo sát
Tiến hành tham khảo các ý kiến chuyên gia về tác dụng và tính khả thi, tính cần thiết của việc ứng dụng CNTT hỗ trợ dạy học môn XK - CTCĐ theo mẫu phiếu hỏi số 3,4,5 (xem phụ lục 2).
76
3.3.4. Kết quả khảo sát
- Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về tính hiệu quả , bảng 3.3.
TT Nội dung câu hỏi
Đánh giá và tỷ lệ (%) Đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến 1
Sử dụng bài giảng vận dụng quan điểm tích hợp đảm bảo được tính khoa học, phù hợp với nội dung dạy học.
16/20 (80%) 02/20 (10%) 02/20 (10%) 2 Các phần mềm lựa chọn dễ sử dụng trong quá trình dạy học 18/20 (90%) 01/20 (5%) 01/20 (5%) 3
Sử dụng bài giảng vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học kích thích được sinh viên học tập
19/20 (95%)
01/20
(5%) 0
4 Có tính trực quan cao, giúp SV nhanh chóng nắm bắt được các kỹ năng. 19/20 (95%) 01/20 (5%) 0 5
Sử dụng bài giảng vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học giúp sinh viên chủ động hơn trong luyện tập kỹ năng.
17/20 (85%) 01/20 (5%) 02/20 (15%) 6
Sử dụng bài giảng điện tử vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học đảm bảo tính kinh tế trong đào tạo
16/20 (80%) 03/20 (15%) 01/20 (5%)
Bảng 3.4. Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về tính hiệu quả
77
Nội dung câu hỏi
Đánh giá và tỷ lệ (%)
Rất khả thi
Khả thi Không khả thi Tính khả thi của việc sử dụng bài giảng điện
tử vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học môn XK - CTCĐ 16/20 (80%) 03/20 (15%) 01/20 (5%)
Bảng 3.5. Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về tính khả thi
- Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về tính cần thiết , bảng 3.6.
Nội dung câu hỏi
Đánh giá và tỷ lệ (%) Rất cần thiết Tương đối cần thiết Không cần thiết Có cần thiết phải sử dụng bài giảng
điện tử vận dụng quan điểm tích hợp
trong dạy học môn XK - CTCĐ
16/20 (80%) 03/20 (15%) 01/20 (5%)
Bảng 3.6. Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về tính cần thiết
Một số nhận xét:
Qua kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi và trao đổi trực tiếp với các chuyên gia, có thể nêu lên một số nhận xét sau đây:
- Việc vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học môn Xạ kích – công tác chiến đấu là một hướng nghiên cứu mới, phù hợp với định hướng đổi mới phương pháp dạy học.
- Với thực trạng cơ sở vật chất của Học viện Phòng không – Không quân thì việc vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học môn Xạ kích – công tác chiến đấu
là khả thi, mang lại chất lượng, hiệu quả dạy học và tính kinh tế cao.
- Việc vận dụng quan điểm tích hợptrong dạy học môn Xạ kích – công tác chiến đấu tiết kiệm được thời gian, trang thiết bị, tăng tính trực quan và hiệu quả trong đào tạo.
- Khi giảng dạy vận dụng quan điểm tích hợp còn có tác dụng kích thích hứng thú học tập, phát triển tư duy sáng tạo đồng thời tạo cho sinh viên tính chủ động hơn trong luyện tập kỹ năng chiến đấu.
78
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Kiểm nghiệm và đánh giá kết quả nghiên cứu của đề tài được tiến hành thông qua phương pháp TN sư phạm và phương pháp chuyên gia nhằm khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết và tính cần thiết, khả thi của đề tài.
TN sư phạm được tiến hành ở khoa Tên lửa Học viện Phòng không – Không quân phù hợp với nội dung bài giảng đã được thiết kế. TN sư phạm được tiến hành đúng thủ tục của phương pháp thực nghiệm có đối chứng. Kết quả TN được đánh giá cả về định tính và định lượng.
Đánh giá định tính cho thấy sinh viên lớp TN có hứng thú học tập cao hơn ở lớp ĐC. Kết quả đánh giá định lượng bằng phương pháp thống kê toán học đã cho thấy kết quả học tập của lớp TN cao hơn lớp ĐC. Điều này đã chứng minh được tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã được nêu ra.
Đánh giá qua phương pháp chuyên gia được tiến hành thông qua việc lấy ý kiến của các chuyên gia trong công tác quản lý nhà trường, giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm trong dạy học thực hành bằng các phiếu . Những kết quả từ các chuyên gia đã khẳng định được tính cần thiết và khả thi của việc vận dụng dạy học theo quan điểm tích hợp vào dạy học môn XK - CTCĐ.
Tuy nhiên do phạm vi nghiên cứu còn hẹp, thời gian chưa dài, kết quả còn ít, nên kết quả nghiên cứu chỉ là bước đầu, cần tiếp tục hoàn thiện sau này. Để khẳng định một cách chắc chắn hơn cần tiến hành kiểm nghiệm đánh giá trên diện rộng, tại các cơ sở đào tạo đại học trong cả nước.
79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học môn Xạ kích – công tác chiến đấu có sự hỗ trợ CNTT là yêu cầu tất yếu mang lại hiệu quả, lợi ích trong quá trình dạy học
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Việc vận dụng quan điểm tích hợp vào quá trình dạy học giúp cho SV có khả năng nhanh chóng thực hành chính xác các động tác, thao tác, kỹ năng quân sự, tiết kiệm được thời gian học tập lý thuyết cho SV.
- Với sự hỗ trợ của bài giảng điện tử làm cho bài giảng phong phú, sinh động hơn, có tác dụng kích thích hứng thú học tập, phát triển tư duy sáng tạo đồng thời tạo cho sinh viên tính chủ động hơn trong học tập.
- Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học môn Xạ kích – công tác chiến đấu có sự hỗ trợ của CNTT tại Học viện Phòng không – Không quân tăng tính trực quan cho nội dung môn học, gắn kết lý thuyết với thực tiễn, nâng cao chất lượng dạy và học.
- Kết quả thực nghiệm sư phạm đã chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết khoa học. Kết quả từ phương pháp chuyên gia đã khẳng định tính cần thiết và tinhkhả thi của đề tài.
Kiến nghị
Qua quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả nhận thấy cần phải tiếp tục giải quyết những vấn đề tiếp theo:
- Đề tài cần được tiếp tục nghiên cứu, lấy các ý kiến chuyên gia và được thực nghiệm rộng rãi với nhiều lớp sinh viên để kiểm chứng lại tính đúng đắn.
- Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện xây dựng các bài giảng điện tử cho môn học, mở rộng phạm vi áp dụng và có sự đánh giá lại qua các kết quả kiểm tra.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học( Projector, Loa,… ) tiếp tục trang bị bổ sung để phục vụ tốt hơn nữa cho quá trình dạy và học.
- Tăng cường bồi dưỡng cho giáo viên về sử dụng phương tiện dạy học hiện đại và áp dụng các phần mềm hỗ trợ trong dạy học.
80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] - Thủ tướng Chính phủ (1961) - Nghị định số 219/CP về việc huấn luyện quân sự .
[2]- Bộ GD&ĐT (2009)- Tài liệu tập huấn “Trong đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục”.
[3] - Nguyễn Ngọc Bích (2007) - Tôn Quang Cường - Tập bài giảng Phương pháp và công nghệ dạy học – ĐH QG HN
[4] - Trần Khánh Đức (2011)- Tập bài giảng Đánh giá trong giáo dục (Cao học 2011B- ĐH BKHN)
[5] - Trần Khánh Đức (2010) – Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI- Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
[6] - Đào Hữu Hồ (1998) Xác suất thống kê, NXB ĐHQG Hà Nội.
[7] - Nguyễn Xuân Lạc (2010) -Tập bài giảng Lý luận công nghệ dạy học hiện đại [8] - Lê Thanh Nhu, Nguyễn Xuân Lạc (2000), Dạy và Học môn KTCN một cách hiệu quả bằng mô phỏng trên máy tính, Tạp chí Khoa học và Công nghệ các trường Đại học Kỹ thuật, Hà Nội.
[9] - Lê Thanh Nhu (2009), Bài giảng lý luận dạy học chuyên nghành kỹ thuật,
Trường ĐHBK Hà Nội.
[10]- Nguyễn Văn Tuấn (2011) –Phương pháp dạy học chuyên ngành kỹ thuật- Đại học SPKT TP Hồ Chí Minh.
[11] Ngô Anh Tuấn (2006)- “Công nghệ Multimedia trong giáo dục và các biện pháp nâng cao khả năng ứng dụng trong các trường đại học”, Tạp chí giáo dục số 146- kỳ II, tháng 9/2006.
[12] Ngô Anh Tuấn (2008), “Qui trình thiết kế và phát triển các sản phẩm ứng dụng công nghệ multimedia cho dạy học theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của người học”, Tạp chí Khoa học giáo dục số 32, tháng 5/2008.
[13] - Atkinson and Shiffrin (1968)- Multi Store Model of Memory
[14] - Mousavi, Low, & Sweller (1995)- Journal of Educational Psychology- “Reducing cognitive load by mixing auditory and visual presentation modes” .