Hiện trạng dạy học môn Xạ kích – Công tác chiến đấu tại Học viện Phòng

Một phần của tài liệu Ứng dụng truyền thông đa phương tiện nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn học xạ kích công tác chiến đấu học viện phòng không không quân (Trang 35 - 38)

Phòng không – Không quân

1.2.2.1. Đội ngũ giáo viên

Bộ môn XK – CTCĐ khoa Tên lửa Học viện Phòng không – Không Quan hiện được biên chế với 12 cán bộ giáo viên trong đó có 01 giáo viên trình độ tiến sĩ 06 giáo viên trình độ thạc sỹ, còn lại đã tốt nghiệp đại học. Đội ngũ cán bộ giảng viên đang công tác tại Bộ môn được tuyển chọn và có thâm niên giảng dạy từ 3 năm trở lên và đều đã trải qua các cương vị công tác tại các đơn vị chiến đấu trong Quân chủng Phòng không - Không quân về cơ bản từng bước đảm nhận tốt công tác đào tạo của Bộ môn, cụ thể các giờ giảng của Bộ môn luôn đạt chất lượng cao, định kỳ luôn có giảng viên đạt giảng viên dạy giỏi cấp Học viện, cấp Bộ Quốc phòng.

Trình độ nghiệp vụ sư phạm của các giáo viên đang tham gia giảng dạy trong Bộ môn đều đạt chuẩn. Giáo viên đều đã đảm nhiệm các cương vị từ cấp đại đội đến Sư đoàn tại các đơn vị chiến đấu.

Những yếu tố trên là những cơ sở và điều kiện phù hợp cho việc xây dựng và vận dụng các PPDH có sự trợ giúp của máy tính vào trong giảng dạy.

1.2.2.2. Trình độ học viên

Trình độ học viên tuyển sinh hàng năm đều có chất lượng cao, đa số học viên đều có động lực học tập tốt. Tuy nhiên do một số lý do khách quan lẫn chủ quan vẫn còn tình trạng học viên chưa xác định tốt vị trí vai trò của môn học, hoặc có tình trạng nhàm chán do nội dung không hấp dẫn, kiến thức khô khan, trong khi đó giảng viên ít áp dụng các PPDH hiện đại để gây hứng thú học tập cho sinh viên. Những lý do trên khiến nhiều học viên chậm tiếp thu, chưa đạt kết quả tốt trong quá trình học tập.

35

Được sự quan tâm của Đảng ủy, Ban giám đốc Học viện, trong thời gian qua Bộ môn đã từng bước được đầu tư về trang thiết bị dạy học: năm 2006Bộ môn đã được đầu tư 02 phòng thực hành phương pháp (Khí tài C-75M3 và CC-125); năm 2010 được đầu tư 01 bộ mô hình khí tài để học viên tăng cường luyện tập thực hành.

Bộ môn cũng đã được Khoa Tên lửa và Học viện tạo điều kiện giảng dạy tại các phòng học được trang bị máy tính, máy chiếu, micro, loa phát thanh , đã đáp ứng được các nhu cầu dạy và học đối với các lớp thông thường.

Tuy nhiên do số lượng học viên lớn, bao gồm nhiều đối tượng, cường độ giảng dạy lớn, cùng một lúc vừa giảng dạy cho sinh viên đại học, cao đẳng và một số đối tượng khác trong khi biên chế đội ngũ giảng viên của bộ môn có thời điểm còn thiếu.

Việc đảm bảo phòng học, khí tài luyện tập thực hành cho học viên có thời điểm còn gặp nhiều khó khăn.

Tóm lại với số lượng giảng viên của bộ môn, số lượng học viên, số lượng phòng học và trang thiết bị dạy học của Học viện Phòng không – Không quân,… đòi hỏi giảng viên phải biết sử dụng các công nghệ dạy học hiện đại, trong đó có ứng dụng truyền thông đa phương tiện để đem lại hiệu quả giảng dạy cao.

1.2.2.4. Thực tiễn về vận dụng các phương pháp dạy học

*Thực trạng nhận thức của giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học:

Để đào tạo được nguồn nhân lực đáp ứng sự yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay thì trong quá trình đào tạo nói chung cần phải có sự đổi mới, đặc biệt là phương pháp dạy học thực hành nhằm nâng cao chất lượng sĩ quan tốt nghiệp ra trường có thể đảm nhiệm tốt trên cương vị công tác được giao.

Để có những cơ sở cho việc vận dụng đa phương tiện vào dạy môn học XK- CTCĐ, tác giả đã tiến hành khảo sát thực trạng nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học, tác giả đã tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi đối với 10 giáo viên và 04 cán bộ quản lý với mẫu phiếu số hỏi 1 (xem phụ lục 2). Kết quả thu được như bảng 1.2.

36

Bảng 1.2. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH

Nhận xét: Như vậy qua kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi cán bộ quản lý và giáo viên của trường cho thấy rằng đa số các cán bộ quản lý và giáo viên đều thấy được tầm quan trọng của của việc đổi mới phương pháp dạy học do đó việc áp dụng đa phương tiện vào dạy môn học Xạ kích – Công tác chiến đấu là rất phù hợp và có tính khả thi.

*Thực trạng về mức độ sử dụng các phương pháp và phương tiện kỹ thuật dạy học

Về thực trạng mức độ sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học, tác giả đã tiến hành khảo sát 10 GV đã và đang giảng dạy ở Bộ môn về nhận thức và mức độ sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học. Mẫu phiếu số 2 (xem phụ lục 2). Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 1.3.

Nhận xét: Thực tế cho thấy đa số các giáo viên thường xuyên sử dụng phương pháp thuyết trình để lên lớp, đôi khi có sử dụng phương pháp trực quan. Các phương pháp dạy học tích cực như: Phương pháp mô phỏng, phương pháp đàm thoại, phương pháp nêu vấn đề, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học…. các giáo viên chưa áp dụng thường xuyên, thậm chí không thực hiện . Điều đó chứng tỏ rằng các giáo viên vẫn chưa thực sự quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy học mặc dù đã xác định việc đó là rất quan trọng.

Đặc biệt các giáo viên chưa thường xuyên thực hiện dạy học theo phương pháp có sự hỗ trợ của máy tính cũng như các phương tiện khác. Do vậy chưa phát

Đối tượng khảo sát Mức độ đánh giá và tỷ lệ (%) Rất quan trọng Quan trọng ít quan trọng Không quan trọng Cán bộ quản lý 03/04 75% 01 25% 0 0 Giáo viên 10/10 100% 0 0 0 0

37

huy được ưu thế của công nghệ thông tin trong dạy học, chưa kích thích và chưa gây được hứng thú học tập của học viên. Học viên không có cơ hội tự học. Đặc biệt chưa giảm được kinh phí trong đào tạo và chưa khắc phục được tình trạng thiếu thiết bị, lãng phí thời gian và chất lượng dạy học không cao.

TT Phương pháp thực hiện Mức độ đánh giá và tỷ lệ (%) Thường xuyên Thỉnh thoảng Không thực hiện 1 Phương pháp thuyết trình 10/10 0 0 2 Phương pháp trực quan 0 10/10 0 3 Phương pháp nêu vấn đề 0 10/10 0

4 Phương pháp dạy học thảo luận

theo nhóm 0 01/10 09/10

5 Phương pháp angorit hoá 0 0 10/10 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6 Phương pháp chương trình hoá 0 0 10/10

7 Phương pháp dự án 0 0 10/10

8 Ứng dụng công nghệ thông tin

trong dạy học 02/10 08/10 0

9 Sử dụng đa phương tiện 0 03/10 07/10

Bảng 1.3. Thực trạng về mức độ sử dụng các phương pháp dạy học

Một phần của tài liệu Ứng dụng truyền thông đa phương tiện nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn học xạ kích công tác chiến đấu học viện phòng không không quân (Trang 35 - 38)