1.2.1.1. Vị trí, vai trò của môn học tại Học viện PK- KQ
Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, ngày 28 tháng 11 năm 1998 Bộ Chính trị (khóa VIII) đã ra Nghị quyết số 07 về tổ chức Quân đội nhân dân Việt
CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO CÁC YẾU TỐ QUÁ TRÌNH CÁC YẾU TỐ ĐẦU RA - Sứ mạng, mục tiêu - Tổ chức quản lý - Người học - Đội ngũ GV, CBVC - Chương trình giáo dục - Quan hệ quốc tế - CSVC - Tài chính - Nhu câu xã hội
-Tổ chức đào tạo -Bồi dưỡng đội ngũ -Quá trình ra quyết định quản lý - . . . - Sinh viên tốt nghiệp
- Nghiên cứu khoa học
- Phục vụ cộng đồng
32
Nam đến năm 2005, đòi hỏi quân đội ta phải tiếp tục nâng cao chất lượng tổng hợp, xây dựng chính quy và củng cố biên chế tổ chức theo hướng “Tinh - Gọn - Mạnh”. Căn cứ chủ trương của Bộ Chính trị, ngày 3 tháng 3 năm 1999, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký Sắc lệnh số 03/L-CTN về việc hợp nhất Quân chủng Phòng không và Quân chủng Không quân thành Quân chủng Phòng không - Không quân.Ngày 10 tháng 7 năm 1999, Thiếu tướng Nguyễn Đức Soát -Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân ký Tờ trình số13/TTr-BTL đề nghị Thủ trưởng Bộ Quốc phòng cho phép Quân chủng được tổ chức hợp nhất một số đơn vị trực thuộc Quân chủng, trong đó có Học viện Phòng không và Học viện Không quân để phù hợp với tình hình mới.Ngày 21 tháng 7 năm 1999, Thượng tướng Phạm Văn Trà - Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BQP về việc hợp nhất Học viện Phòng không và Học viện Không quân thành Học viện Phòng không - Không quân.
Tổ chức biên chế của Học viện gồm: Ban giám đốc, 6 phòng, 12 khoa, 4 hê ̣ và 4 tiểu đoàn quản lý học viên, 1 Trung tâm huấn luyê ̣n thực hành.
- Khối phòng gồm: Phòng Đào tạo, Phòng Chính trị, Phòng Khoa học - Công nghệ và Môi trường, Phòng Tham mưu - Hành chính, Phòng Kỹ thuật và Phòng Hậu cần.
- Khối khoa: Khoa Chiến thuật - Chiến dịch, Khoa Chỉ huy Tham mưu, Khoa Khoa học xã hội và Nhân văn, Khoa Tên lửa, Khoa Pháo phòng không, Khoa Rađa, Khoa Kỹ thuật hàng không, Khoa Dẫn dường - Thông tin - Khí tượng, Khoa Chỉ huy Hậu cần, Khoa Quân sự chung, Khoa Khoa học cơ bản, Khoa Kỹ thuật cơ sở.
- Khối quản lý học viên: Hệ 1, Hệ 2, Hệ 3, Hệ 4, Tiểu đoàn 4, Tiểu đoàn 5, Tiểu đoàn 6, Tiểu đoàn 7.Trung tâm Huấn luyện thực hành phục vụ huấn luyện.
Tổ chức đảng: Có 27 tổ chức cơ sở đảng (5 tổ chức cơ sở đảng 1 cấp, 22 tổ chức cơ sở đảng 2 cấp); 108 chi bộ (22 chi bộ giáo viên, 28 chi bộ cơ quan, 58 chi bộ học viên).
Chức năng nhiệm vụ của Học viện Phòng không - Không quân: Đào tạo sĩ quan chỉ huy tham mưu cấp phân đội phòng không, sĩ quan dự bị; đào tạo sĩ quan tác huấn không quân, dẫn đường không quân, sĩ quan lái máy bay; đào tạo chuyển cấp kỹ sư kỹ thuật hàng không; liên kết đào tạo cán bộ chính trị cấp trung, lữ đoàn và chuyển loại cán bộ chính trị; đào tạo sĩ quan chỉ huy tham mưu cấp chiến thuật - chiến dịch phòng không, không quân; đào tạo sau đại học; đào tạo học viên quốc tế. Nghiên cứu khoa học quân sự và khoa học kỹ thuật quân sự phòng không - không quân, khoa học giáo dục, khoa học xã hội và nhân văn quân sự.
Chức năng nhiệm vụ chính của Học viện Phòng không - Không quân: Đào tạo sĩ quan chỉ huy tham mưu cấp phân đội phòng không, không quân, kỹ sư kỹ thuật hàng không; sĩ quan chỉ huy tham mưu cấp chiến thuật - chiến dịch phòng không, không quân; đào tạo sau đại học. Nghiên cứu khoa học quân sự và khoa học kỹ thuật quân sự phòng không - không quân, khoa học giáo dục, khoa học xã hội và nhân văn quân sự.
33
Bộ môn Xạ kích – Công tác chiến đấu của Khoa Tên lửa phòng không với nhiệm vụ đào tạo học viên các chuyên nghành Tên lửa phòng không đáp ứng nhu cầu đảm bảo sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vùng trời của Tổ quốc trong mọi tình huống. Môn học Xạ kích – Công tác chiến đấu với mục tiêuhuấn luyện cho học viên những kỹ năng cơ bản của kíp chiến đấu đài điều khiển tên lửa trong thực hành chiến đấu bắn các loại mục tiêu trên không trong các điều kiện khác nhau. Đảm bảo học viên tốt nghiệp ra trường nắm chắc nội dung cơ bản của công tác chiến đấu, hành động của kíp chiến đấu trong huấn luyện và thực hành chiến đấu. Làm được các thao tác của trắc thủ, sỹ quan điều khiển và đại đội trưởng, hiểu biết chức trách và hành động của tiểu đoàn trưởng trong kiểm tra chức năng đánh giá khí tài, làm công tác chuẩn bị chiến đấu, huấn luyện chiến đấu và thực hành chiến đấu.
1.2.1.2. Chương trình môn học XK - CTCĐ
Giáo dục XK – CTCĐ cho học viênlà môn học quan trọng nhằm đáp ứng khả năng hoàn thành nhiệm vụ cho học viên tốt nghiệp ra trường trên cương vị công tác được giao và là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, tạo cho thế hệ trẻ có điều kiện tu dưỡng phẩm chất, rèn luyện năng lực để sẵn sàng thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược - xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Phân bố thời gian
Tổng số thời gian: 300 tiết, trong đó - Lý thuyết: 60 tiết
- Thực hành: 212 tiết - Thảo luận, bài tập: 02 tiết - Ôn, kiểm tra, thi: 26 tiết
Điều kiện tiên quyết
- Đây là môn học chuyên nghành có vị trí quan trọng quyết định trong chương trình đào tạo SQCH cấp phân đội TLPK C75M3.
- Các môn học, kiến thức, kỹ năng cần có trước: Các môn học cơ sở, cơ bản và binh khí chuyên nghành. Học lý luận xạ kích trước, công tác chiến đấu sau.
Mô tả nội dung môn học
Công tác chiến đấu đài điều khiển và bệ phóng: Huấn luyện các thao tác chiến đấu cơ bản của kíp chiến đấu TLPK C75M3 trong kiểm tra khí tài, chuẩn bị chiến đấu và chiến đấu.
* Chương trình cụ thể ( xem Phụ lục 1 )
1.2.1.3. Bộ môn Xạ kích – công tác chiến đấu khoa Tên lửa Học viện PK-KQ
Bộ môn XK – CTCĐ là một trong bốn bộ môn của khoa Tên lửa thuộc Học viện PK-KQ. Được xác định là một trong các bộ môn tham gia vào đào tạo
34
các chuyên nghành quan trọng của Quân chủng Phòng không – Không quân.Nhiệm vụ chính của Bộ môn là giảng dạy các đối tượng học viên từ trình độ Cao đẳng, Đại học và sau đại học về kiến thức liên quan đến chuyên nghành Tên lửa phòng không bao gồm cả phần kiến thức lý luận, cơ sở và khả năng thao tác chiến đấu Tên lửa phòng không. [1]