Điều khoản bất khả khán g( FORCE MAJEURE OR ACTS OF

Một phần của tài liệu Đàm phán soạn thảo hợp đồng ngoại thương (Trang 71 - 74)

4. Kết quả thực tập theo đề tà

2.3.5Điều khoản bất khả khán g( FORCE MAJEURE OR ACTS OF

Bất khả kháng là gì? Là trường hợp những nhân tố khách quan tác động làm cho hợp đồng không thể thực hiện được và trong những trường hợp này không ai bị coi là phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Những sự kiện bất khả kháng mang ba đặc điểm:

- Sự kiện không thể lường trước được, mang tính bất ngờ

- Những sự kiện mà người mua và người bán không thể vượt qua được - Những sự kiện đó phải xảy ra từ bên ngoài, mang tính khách quan.

- Thiên tai như hỏa hoạn, động đất, lũ lụt, đắm tàu, sóng thần…

- Thảm họa do con người gây ra như chiến tranh, cấm vận kinh tế, đình công, bãi công…

- Những qui định cấm xuất nhập khẩu của chính phủ.

Chú ý:

- Không phải hợp đồng ngoại thương nào cũng có điều khoản bất khả kháng, thường chỉ có trong những hợp đồng giá trị lớn, thời hạn thực hiện dài.

- Theo qui định của Phòng Thương Mại quốc tế về nghĩa vụ thông báo thì bên gặp trường hợp bất khả kháng phải có nghĩa vụ thông báo trong khoảng thời gian sớm nhất, ngay sau khi biết trường hợp bất khả kháng xảy ra làm cho họ không thể tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng đối với bên đối tác; còn trường hợp không thể gởi thông báo về sự cố, các bên sẽ không được miễn trách về những thiệt hại và tổn thất gây ra.

- Để giải quyết các tranh chấp nếu có xảy ra sau này, trong điều khoản bất khả kháng phải nêu đầy đủ ba tiểu khoản sau:

 Các sự kiện nào được xem là bất khả kháng

 Thủ tục ghi nhận sự kiện bất khả kháng và thông báo về bất khả kháng  Cách giải quyết hậu quả của trường hợp bất khả kháng.

Nếu xảy ra trường hợp bất khả kháng, hai bên thỏa thuận rằng những biện pháp thích hợp sẽ được thực hiện nhằm hạn chế hoặc giảm thiểu tối đa hậu quả của bất khả kháng.

Bên nào bị ngăn cản hoặc trì hoãn việc thực hiện hoàn tất hợp đồng do bất khả kháng sẽ thông báo ngay cho phía bên kia lúc bắt đầu và khi kết thúc của bất khả kháng.

Giấy chứng nhận được phát hành bởi phòng Thương mại của Quốc gia bên bị bất khả kháng được xem là bằng chứng đầy đủ về việc xuất hiện và diễn tiến của bất khả kháng.

Khiếu nại là đề nghị do một bên đưa ra đối với bên kia vì số lượng, chất lượng hàng giao hoặc một số vấn đề khác không phù hợp với các điều khoản đã được qui định trong hợp đồng.

Điều khoản này trong hợp đồng phải nêu rõ được bốn tiểu khoản: thể thức khiếu nại, thời hạn khiếu nại, quyền hạn nghĩa vụ của các bên có liên quan đến khiếu nại và cách thức giải quyết khiếu nại.

a. Thể thức khiếu nại:

- Trong buôn bán quốc tế, khiếu nại phải làm bằng văn bản và bao gồm những chi tiết sau: tên hàng hóa khiếu nại, số lượng/ trọng lượng hàng hóa, địa điểm để hàng, lý do khiếu nại, yêu cầu cụ thể của người mua về việc giải quyết khiếu nại.

- Đơn khiếu nại phải được gởi bằng thư bảo đảm, kèm theo tất cả những điều kiện cần thiết để chứng minh sự kiện như biên bản giám định, biên bản của cơ quan bảo hiểm, vận đơn, bảng kê chi tiết, giấy chứng nhận phẩm chất hàng hóa, phiếu đóng gói… Tất cả những chứng từ này đều phải dẫn chiếu số hiệu hợp đồng và số hiệu của chứng từ vận tải có liên quan.

- Ngày khiếu nại được tính từ ngày bưu điện nơi gởi đóng dấu lên thư bảo đảm.

b. Thời hạn khiếu nại:trong hợp đồng phụ thuộc hai yếu tố:

- Ưu thế của bên mua và bên bán. Nếu thị trường ở phía bên người mua thì thời hạn khiếu nại sẽ kéo dài hơn.

- Phụ thuộc vào hoàn cảnh cơ lý hóa của hàng hóa giao dịch, ví dụ hàng thực phẩm tươi sống có thời hạn khiếu nại ngắn hơn so với hàng máy móc, trang thiết bị vì khuyết tật, chất lượng của máy móc chỉ thể hiện trong quá trình sử dụng.

c. Quyền hạn nghĩa vụ của các bên phải có liên quan đến khiếu nại:

- Quyền hạn của người mua được bồi thường nếu họ thực hiện đúng các nghĩa vụ qui định trong hợp đồng.

d. Cách thức giải quyết khiếu nại.

- Để nguyên hàng hóa và thực phẩm bảo quản cẩn thận

- Thông báo cho người bán biết về mức độ thiệt hại, nơi để hàng để người bán cử đại diện chứng kiến quá trình lập biên bản.

- Mời đại diện các bên có liên quan như người bán, đại diện công ty bảo hiểm (nếu mua theo điều kiện CIF hoặc CIP) , đại diện hãng tàu chuyên chở, đại diện công ty giám định chất lượng để tổ chức lập biên bản giám định tổn thất hàng hóa về số lượng, chất lượng, chủng loại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lập hồ sơ khiếu nại theo đúng thủ tục và thời gian để thực hiện khiếu nại. Người mua có thể khiếu nại các bên có liên quan như:

 Khiếu nại người bán nếu người bán không giao hàng, giao chậm hoặc giao thiếu, giao hàng không đúng qui định hợp đồng.

 Khiếu nại người vận tải khi họ không mang hàng đến giao, mang hàng đến chậm so với qui định trong hợp đồng thuê tàu hoặc hàng hóa không phù hợp về số lượng và chất lượng qui định trong Bill of Lading.

 Khiếu nại người bảo hiểm (nếu nhà nhập khẩu có mua bảo hiểm) để công ty bảo hiểm đền bù những thiệt hại về hàng hóa bị tổn thất trong quá trình vận chuyển.

Một phần của tài liệu Đàm phán soạn thảo hợp đồng ngoại thương (Trang 71 - 74)