Điều khoản về phẩm chất (QUALITY hoặc SPECIFICATION)

Một phần của tài liệu Đàm phán soạn thảo hợp đồng ngoại thương (Trang 54 - 58)

4. Kết quả thực tập theo đề tà

2.2.2Điều khoản về phẩm chất (QUALITY hoặc SPECIFICATION)

Điều khoản này trong hợp đồng thường nói lên mặt chất của hàng hóa bao gồm tính năng, quy cách, kích thước, tác dụng, công suất, hiệu suất… của hàng hóa, là điều bổ sung và làm rõ điều khoản tên hàng. Dựa vào điều khoản này, người bán giao hàng cho

đúng để được thanh toán, giúp người mua nhận hàng theo đúng yêu cầu của mình. Ngoài ra, xác định cụ thể phẩm chất của hàng hóa là cơ sở quan trọng để xác định giá đúng.

Trong thực tế, người ta sử dụng nhiều phương pháp để mô tả phẩm chất hàng hóa trọng hợp đồng ngoại thương. Việc dùng phương pháp nào để xây dựng hợp đồng phụ thuộc vào đặc điểm tính chất của hàng hóa mua bán. Sau đây là một số phương pháp chủ yếu:

a. Quy định phẩm chất hàng hóa giống mẫu cho trƣớc

Nội dung phương pháp: Đây là cách quy định phẩm chất quy cách hàng hóa mua bán

phải giống như mẫu hàng cho trước. Tức là mẫu hàng là cơ sở để người bán giao hàng cho đúng, người mua đối chiếu so sánh khi nhận hàng và làm căn cứ để giải quyết tranh chấp về phẩm chất hàng nếu có xảy ra. Đây là phương pháp có nhược điểm tính chính xác không cao, cho nên chỉ áp dụng để xây dựng những hợp đồng mua bán các hàng hóa mà bằng các giác quan có thể nhận biết tương đối chính xác phẩm chất, quy cách hàng mua bán.

Cách thức tiến hành:

- Người bán giao mẫu cho người mua để kiểm tra hoặc người mua lập mẫu giao cho người bán nghiên cứu chấp nhận mẫu.

- Nếu đối tác chấp nhận thì lập ba mẫu: một giao cho người mua, một giao cho người trung gian, và một người bán giữ để đối chiếu, giải quyết tranh chấp (nếu có) sau này.

Yêu cầu lấy mẫu:

- Mẫu phải được rút ra từ chính lô hàng.

- Mẫu phải có phẩm chất trung bình so với cả lô hàng.

Lưu ý:

- Mẫu có tính tiền không? Thông thường thì mẫu không có tính tiền, chỉ tính trong trường hợp giá trị mẫu quá cao hoặc số lượng mẫu quá lớn.

 Trên mẫu ghi “Mẫu thuộc hợp đồng số…” (Sample of the contract No…) “Mẫu là một phụ kiện không tách rời của hợp đồng” (Sample iis considered as the annex of the contract)

 Trên hợp đồng ghi “…theo mẫu số…đã được giao bên mua hoặc do người bán giữ ngày…” , điều khoản chất lượng có thể ghi “correspond to sample” (tương ứng với mẫu hàng), hoặc “according to sample” (tương tự như mẫu), hoặc “as per sample” (y như mẫu)

 Thời gian giữ mẫu kể tử khi đàm phấn để ký kết hợp đồng cho đến khi hết thời gian khiếu nại về phẩm chất, nếu không có tranh chấp, sau đó có thể hủy mẫu, ngược lại có tranh chấp thì chỉ hủy mẫu khi tranh chấp đã được giải quyết xong.

 Cách này thường áp dụng để xây dựng hợp đồng mua bán các loại hàng hóa như sợi, chỉ, bông, các loại hàng may như may mặc, may da, đồ kim hoàn…

b. Quy định phẩm chất dựa vào tiêu chuẩn hàng hóa có sẵn:

Nội dung phương pháp:Đối với các sản phẩm đã có tiêu chuẫn sẵn thì dựa vào tiêu

chuẩn đó để xác định phẩm chất của hàng hóa.

Lưu ý:

- Trước khi đưa vào hợp đồng, cần hiểu rõ nội dung của tiêu chuẩn, cần ghi rõ người, nơi, năm ban hành như tiêu chuẩn do nhà nước, ngành hoặc cơ quan sản xuất ban hàng năm nào? Tại đâu?

- Có thể sửa đổi một số chỉ tiêu trong tiêu chuẩn nếu cần thiết.

- Cần phân biệt rõ tiêu chuẩn nào được áp dụng, không nên mập mờ.

c. Quy định phẩm chất hàng hóa dựa vào nhãn hiệu (trade - mark):

Nội dung phương pháp: Nhãn hiệu là những ký hiệu, hình vẽ, hàng chữ… được khắc,

in trên hàng hóa hay trên bao bì hàng hóa để phân biệt hàng hóa của nơi này sản xuất với nơi khác sản xuất. Mỗi nhãn hiệu, đặc biệt là những nhãn hiệu có uy tín cao, sẽ có một chất lượng sản phẩm khác nhau, ngay khi cùng một loại hàng hóa, thậm chí giá cũng khác nhau. Vì thế, khi mua bán chỉ cần dựa vào nhãn hiệu đó cũng đã xác định được chất lượng hàng hóa.

Lưu ý: Chỉ mua những loại sản phẩm đã được đăng ký nhãn hiệu thì mới có nơi bảo vệ

hàng hóa và sản phẩm đó mới được bảo đảm về phẩm chất. Do vậy, khi mua bán hàng hóa cần phải biết:

- Nhãn hiệu hàng hóa đã được đăng ký chưa? Đăng ký tại thị trường nào? Thị trường mình mua sản phẩm đã có nhãn hiệu này đăng ký không?

- Năm sản xuất, đợt sản xuất của sản phẩm là khi nào cũng phải được quan tâm vì những sản phẩm được sản xuất ở những thời điểm khác nhau có thể chất lượng và giá cả khác nhau.

- Cần phân biệt được những nhãn hiệu tương tự. Ví dụ cùng nhãn hiệu Honda nhưng xe được lắp ráp tại các nước khác nhau thì chất lượng xe chưa chắc đã giống nhau.

d. Quy định chất lƣợng hàng hóa dựa vào tài liệu kỹ thuật

Đây là phương pháp áp dụng cho thiết bị máy móc, phương tiện vận tải.. Đi kèm với hợp đồng thường là các phụ kiện hợp đồng như bảng thuyết minh catalogue, chỉ dẫn lắp đặt và hướng dẫn vận hành.

e. Quy định phẩm chất hàng hóa bằng cách: mô tả hàm lƣợng các chất chủ yếu quyết định phẩm chất của hàng:

Hàm lượng của chất trong hàng hóa có thể chia làm hai loại:

- Hàm lượng chất có ích thường được quy định hàm lượng (%) min (tối thiểu) - Hàm lượng chất không có ích thường được quy định hàm lượng (%) max (tối đa)

Cách quy định này được áp dụng khi buôn bán nông sản, khoáng sản, thực phẩm chế biến, hóa chất…

f. Quy định phẩm chất dựa vào hiện trạng hàng hóa:

Đây là phương pháp mô tả chất lượng hàng hóa “có sao bán vậy” hoặc người bán không chịu trách nhiệm về chất lượng hàng giao. Trong hợp đồng, cách mô tả này được ghi bằng tiếng Anh như “as it is”, “as is sale” hoặc “to arrived sale”. Qui định chất lượng hàng hóa như vậy thường được áp dụng với trường hợp mua bán đồ cũ, phế liệu (second – hand product)… và giá bán thường cũng rất thấp.

Trong hợp đồng sẽ nêu tất cả các đặc điểm về hình dạng, màu sắc, kích cỡ, công dụng…của sản phẩm. Phương pháp này áp dụng được cho mọi sản phẩm có khả năng mô tả được, nhưng hiệu quả của phương pháp thì phụ thuộc nhiều vào khả năng của người mô tả. Thông thường phương pháp này được sử dụng kết hợp với các phương pháp khác.

h. Xác định phẩm chất dựa vào các chỉ tiêu đại khái quen dùng

Phương pháp này thường được áp dụng khi mua bán nông sản, nguyên liệu mà phẩm chất của chúng khó được tiêu chuẩn hóa. Trên thị trường thế giới, thường dùng một số chỉ tiêu phỏng chừng như FAQ, GMQ.

- FAQ (fair average quality – phẩm chất trung bình khá): theo tiêu chuẩn này,

người bán từ một cảng nhất định phải giao hàng theo phẩm chất không thấp hơn phẩm chất bình quân của cùng loại hàng vẫn thường được gởi từ cảng đó trong một thời gian nhất định.

- GMQ: (good merchantable quality – phẩm chất tiêu thụ tốt): theo tiêu chuẩn

này, người bán phải giao hàng có phẩm chất thông thường được mua bán trên thị trường mà một khách bình thường sau khi xem xét đầy đủ có thể chấp nhận được.

Một phần của tài liệu Đàm phán soạn thảo hợp đồng ngoại thương (Trang 54 - 58)