Điều khoản về giao hàng (SHIPMENT OR DELIVERY)

Một phần của tài liệu Đàm phán soạn thảo hợp đồng ngoại thương (Trang 61 - 65)

4. Kết quả thực tập theo đề tà

2.2.4 Điều khoản về giao hàng (SHIPMENT OR DELIVERY)

Nội dung cơ bản của điều khoản này là sự xác định thời hạn, địa điểm giao hàng, phương thức giao hàng và thông báo giao hàng:

a. Thời hạn giao hàng:

Là thời hạn mà người bán buộc phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. Trong buôn bán quốc tế, có ba kiểu qui định thời hạn giao hàng.

Thời hạn giao hàng có định kỳ:

- Giao hàng vào một ngày cố định, ví dụ “shipment date: 30 November 2012”. Cách qui định giao hàng vào một ngày chính xác như vậy thường gây khó khăn cho người bán vì lý do chuẩn bị hàng, chuẩn bị điều kiện vận tải…không thể giao đúng ngày quy định.

- Giao hàng trong một thời gian cố định như: Shipment date in July 2011.

- Giao hàng trong một khoảng thời gian nhất định như “shipment should be effected from 02 October 2011 to 15 December 2011”, hoặc “shipment should be effected from June 2011 to December 2011 at Buyer‟ss option” hoặc “not later than June 2012” hoặc “before September 2012”. Hai cách cuối thường được áp dụng để quy định thời hạn giao hàng trong hợp đồng ngoại thương.

Thời hạn giao hàng không định kỳ:

Đây là cách quy định chung chung, ít được dùng. Theo cách này, người bán và người mua có thể thỏa thuận với nhau như sau:

- Shipment by first available steamer (giao hàng cho chuyến tàu đầu tiên) - Subject to shipping space available (giao hàng khi nào có khoang tàu) - Subject to the opening of L/C (giao hàng khi nhận được L/C)

- Subject to export licence (giao hàng khi nhận được giấy phép xuất khẩu)  Thời hạn giao hàng ngay:

- Immediately (giao ngay lập tức)

- As soon as possible (giao càng sớm càng tốt)

b. Địa điểm giao hàng:

Thường địa điểm giao hàng đi và địa điểm chuyển hàng tới phụ thuộc vào điều kiện thương mại quốc tế do hai bên mua và bán chọn lựa. Ví dụ FOB Hochiminh City Port (giao hàng tại cảng TP HCM); CIF Singapore port (giao hàng đến cảng của Singapore). Như vậy, hầu hết các điều kiện cơ sở giao hàng hoặc chỉ xác định cảng đến, không xác định cảng đi, ngược lại chỉ xác định cảng đi, không nêu cảng đến. Trường hợp hai bên muốn qui định rõ địa điểm giao hàng, có thể thỏa thuận theo các phương pháp như sau:

Qui định cảng giao hàng, cảng đến và cảng thông quan:

Ví dụ trong hợp đồng bán hàng cho Đài Loan với giá FOB HCM city Port, có thể ghi: - Port of loading shall be HCM city Port

- Port of destination shall be one of Taiwan Port  Qui định một cảng và nhiều cảng:

- Đối với đối tượng giao dịch là hàng bách hóa, người ta chỉ qui định một địa điểm hàng đi hoặc một địa điểm hàng đến.

- Đối với hàng hóa xuất khẩu có khối lượng lớn, bán qua thương nhân trung gian để họ bán đi nhiều nước khác, có thể qui định nhiều cảng bốc hàng và nhiều cảng dỡ hàng.

Qui định cảng khẳng định và cảng lựa chọn:

- Dù có qui định một hay nhiều cảng nhưng phương pháp qui định cảng khẳng định vẫn xác định chính xác đâu là nơi giao hàng.

- Phương pháp cảng lựa chọn cho phép các bên giao dịch qui định những cảng chủ yếu của một khu vực nào đó được coi là cảng lựa chọn đối với một trong hai bên.

c. Phƣơng thức giao hàng:

Qui định việc giao nhận được tiến hành ở một nơi nào đó là giao nhận sơ bộ hay giao nhận cuối cùng.

- Giao nhận sơ bộ: là việc giao nhận trong đó bước đầu xem xét hàng hóa , xác định

hiện có điều gì về hàng hóa thì sẽ yêu cầu người bán khắc phục ngay. Giao nhận sơ bộ thường được tiến hàng ở ngay địa điểm sản xuất hàng hóa hoặc ở nơi gởi hàng. - Giao nhận cuối cùng: nhằm xác nhận việc người bán hoàn thành nghĩa vụ giao

hàng.

Qui định việc giao nhận về số lượng và chất lượng hàng hóa.

- Giao nhận về số lượng: nhằm xác định số lượng hàng hóa thực tế được giao bằng

các phương pháp cân đo, đong, đếm…

- Giao nhận về chất lượng: là việc kiểm tra hàng hóa về tính năng, công dụng, hiệu

suất, kích thước, hình dáng…Việc giao nhận về chất lượng có thể được tiến hành bằng phương pháp cảm quan hay phương pháp phân tích, có thể được tiến hành trên toàn bộ hàng hóa hay chỉ kiểm tra điển hình.

d. Thông báo giao hàng:

Qui định về số lần thông báo giao hàng và những nội dung cần được thông báo tùy theo mục đích của người muốn nhận được thông báo.

- Trước khi giao hàng: phía người bán thường thông báo cho người mua về việc hàng

đã sẳn sàng để giao hoặc ngày đem hàng ra cảng/ga để giao; đặc biệt khi mua bán theo điều kiện FOB, phía người mua còn thông báo cho người bán những điểm hướng dẫn người bán trong việc gửi hàng hoặc chi tiết về con tàu đến nhận hàng; các thông tin thường là: tên và quốc tịch của con tàu đến nhận hàng; các thông tin thường là: tên và quốc tịch của con tàu chuyên chở (Name and Nationality of the vessel), ngày dự kiến tàu đi, tàu đến (ETD – Estimated time of departure, ETA – Estimated time of Arrival)…

- Sau khi giao hàng: người bán phải thông báo tình hình hàng đã được giao và kết quả

của việc giao hàng đó, nhiều khi người ta còn qui định thêm việc thông báo trước khi tàu vào cảng dỡ hàng (nếu tàu do bên bán thuê).

e. Qui định khác về việc giao hàng:

Ngoài những vấn đề nêu trên, trong điều kiện giao dịch, căn cứ vào nhu cầu của bên mua, khả năng có thể thông báo của bên bán và căn cứ vào đặc điểm của hàng hóa, người ta còn qui định thêm những điều kiện đặc biệt khác như:

- Đối với những hàng hóa có khối lượng lớn, có thể qui định “partial shipment allowed” (cho phép giao hàng từng đợt) hoặc “total shipment” (giao hàng một lần). - Dọc đường có cho phép thay đổi phương tiện vận tải hay không? Nếu cho phép

chuyển tải, hợp đồng sẽ ghi “transhipment allowed”, hoặc không cho phép sẽ ghi rõ “transhipment probibited”

- Nếu hàng hóa có thể đến trước, sau đó chứng từ mới được lập thì sẽ qui định “vận đơn đến chậm được chấp nhận” (stable bill of lading acceptable)

- Ngoài ra, trong hợp đồng có thể qui định về trọng tải, tuổi của con tàu chuyên chở, trong một số trường hợp người mua chỉ định phải thuê tàu ở một hãng xác định có uy tín.

- Đối với hàng hóa chuyên chở bằng tàu chuyến: trong hợp đồng còn quy định cả tốc độ bốc hoặc dỡ hàng trong một ngày đêm và quy định mức thưởng hoặc phạt khi giải phóng nhanh tàu hoặc chậm trễ bốc hàng so với quy định của hợp đồng.

Điều khoản bốc hàng hay dỡ dàng thường đề cập 3 nội dung: - Cách tính thời gian bốc (hoặc dỡ) hàng – Lay time, có hai cách:

 PWWDSHEX EIU – Thời gian bốc (dỡ) hàng được tính vào những ngày làm việc thời tiết tốt, ngày lễ và chủ nhận không tính vào thời gian bốc (dỡ) hàng, ngay cả khi làm hàng cũng không tính (cách qui định này có lợi cho chủ hàng bốc (dỡ)).

 PWWDSHEX UU – Thời gian bốc (dỡ) hàng được tính vào những ngày làm việc thời tiết tốt, ngày lễ và chủ nhật không tính vào thời gian bốc (dỡ) hàng nhưng nếu làm hàng sẽ tính.

- Quy định tốc độ bốc hoặc dỡ hàng (Loading rate or Discharging rate) hoặc qyu định cả số cần cẩu tham gia trong một ngày đêm. Thường ở cảng Việt Nam, trung bình tốc độ này được qui định từ 800MTS – 1200MTS per day, số cần cẩu tham gia là 4 – 6 cẩu.

- Mức phạt hoặc thưởng (Demurrage/ Despatch) khi bốc (dỡ) chậm hoặc chậm theo quy định.

Một phần của tài liệu Đàm phán soạn thảo hợp đồng ngoại thương (Trang 61 - 65)