4. Kết quả thực tập theo đề tà
2.3 Xây dựng các điều khoản thông thƣờng của hợp đồng ngoại thƣơng:
2.3.1 Điều khoản bao bì và ký mã hiệu (PACKING AND MARKING)
Điều khoản bao bì và ký mã hiệu qui định:
- Loại bao bì như bao đay, thùng gỗ, thùng carton, chai thủy tinh, nhựa… - Chất lượng của bao bì như kích thước, mẫu mã, trọng lượng bao bì… - Số lớp bao bì.
- Giá cả của bao bì được tính chung với hàng hóa hay tính riêng. Thường người bán cung cấp bao bì; cũng có trường hợp người mua cung cấp bao bì đặc biệt; hoặc bao bì trị giá đắt phải thuê như container…
- Tỷ lệ % bao không để thay thế những bao bì rách bể, ví dụ như xuất khẩu gạo, hợp đồng qui định người bán phải cung cấp 2% bao không miễn phí cho người mua… - Vấn đề ghi ký mã hiệu trên bao bì cũng là vấn đề không kém phần quan trọng.
2.3.2 Điều khoản bảo hành (WARRANTY)
Điều khoản này thường chỉ xuất hiện trong các hợp đồng mua sắm thiết bị máy móc, nó qui định trách nhiệm của người bán về bồi thường hoặc sửa chữa miễn phí hàng hóa trong một thời gian nhất định với điều kiện:
- Những sai sót, hỏng hóc hàng hóa phát sinh trong điều kiện người mua tuân thủ theo đúng qui định về cách thức sử dụng và bảo quản.
- Những sai sót đó phải do nguyên vật liệu hoặc do công nghệ không đạt tiêu chuẩn gây ra.
Chú ý:Số tiền bồi thường trong hợp đồng không thể vượt quá trị giá hàng hóa bị khiếu
nại.
Nếu có điều khoản này trong hợp đồng ngoại thương thì phải đề cập đến các vấn đề sau:
- Trường hợp nào được bảo hành.
- Thời hạn hoặc công suất máy móc được bảo hành (Ví dụ máy được bảo hành 3 năm hoặc bảo hành xe ôtô cho 20.000KM đầu tiên…)
- Cách thức và địa điểm bảo hành đặc biệt lưu ý trong trường hợp người bán không có đại lý bảo hành ở nước người mua.
2.3.3 Điều khoản phạt và bồi thƣờng thiệt hại (PENALTY)
Điền khoản này qui định những biện pháp khi hợp đồng không thực hiện (toàn bộ hay một phần). Điều khoản này cùng lúc nhằm hai mục tiêu:
- Làm cho đối tác nhụt chí khi có ý định không thực hiện hay thực hiện không tốt hợp đồng.
- Xác định số tiền phải trả nhằm bồi thường thiệt hại gây ra mà không phải yêu cầu Tòa xét xử.
Các trường hợp phạt:
- Phạt chậm giao hàng
- Phạt giao hàng không phù hợp về số lượng và chất lượng,sẽ được giải quyết bằng các biện pháp như:
Yêu cầu nhà cung cấp giao thay thế lô hàng khác, chi phí do nhà cung cấp chịu. Các biện pháp trên được áp dụng kèm theo tỉ lệ tiền phạt.
2.3.4 Điều khoản bảo hiểm (INSURANCE)
Đối với điều khoản này, cần được nêu hai nội dung cơ bản:
Ai mua bảo hiểm: Người mua hay người bán? Câu trả lời ai phải mua bào hiểm phụ thuộc vào điều kiện thương mại quốc tế lựa chọn.
- Nếu bán theo điều kiện của nhóm F hoặc CIF, CPT thì người nhập khẩu tự mua bảo hiểm để giảm bớt rủi ro cho quá trình chuyên chở hàng hóa.
Trong trường hợp người mua tự mua bảo hiểm, có thể hợp đồng không có điều khoản Insurance, còn nếu có thì trong hợp đồng nêu: “Insurance: to be covered by the
buyer.”
- Trường hợp kinh doanh theo điều kiện CIF hoặc CIP, người bán sẽ mua bảo hiểm cho hàng hóa chuyên chở.
Nếu người bán mua bảo hiểm thì trong hợp đồng phải nêu rõ 3 điều khoản: Điều kiện cần mua bảo hiểm (A, B, C)
Giá trị hàng hóa cần được bảo hiểm (thường bảo hiểm 110% trị giá Invoice) Nơi khiếu nại đòi bồi thường bảo hiểm: thường qui định ở nước người mua để
tiện cho người mua khiếu nại đòi bồi thường khi có rủi ro xảy ra.
Mức mua bảo hiểm là bao nhiêu?
2.3.5 Điều khoản bất khả kháng ( FORCE MAJEURE OR ACTS OF GOD)
Bất khả kháng là gì? Là trường hợp những nhân tố khách quan tác động làm cho hợp đồng không thể thực hiện được và trong những trường hợp này không ai bị coi là phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Những sự kiện bất khả kháng mang ba đặc điểm:
- Sự kiện không thể lường trước được, mang tính bất ngờ
- Những sự kiện mà người mua và người bán không thể vượt qua được - Những sự kiện đó phải xảy ra từ bên ngoài, mang tính khách quan.
- Thiên tai như hỏa hoạn, động đất, lũ lụt, đắm tàu, sóng thần…
- Thảm họa do con người gây ra như chiến tranh, cấm vận kinh tế, đình công, bãi công…
- Những qui định cấm xuất nhập khẩu của chính phủ.
Chú ý:
- Không phải hợp đồng ngoại thương nào cũng có điều khoản bất khả kháng, thường chỉ có trong những hợp đồng giá trị lớn, thời hạn thực hiện dài.
- Theo qui định của Phòng Thương Mại quốc tế về nghĩa vụ thông báo thì bên gặp trường hợp bất khả kháng phải có nghĩa vụ thông báo trong khoảng thời gian sớm nhất, ngay sau khi biết trường hợp bất khả kháng xảy ra làm cho họ không thể tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng đối với bên đối tác; còn trường hợp không thể gởi thông báo về sự cố, các bên sẽ không được miễn trách về những thiệt hại và tổn thất gây ra.
- Để giải quyết các tranh chấp nếu có xảy ra sau này, trong điều khoản bất khả kháng phải nêu đầy đủ ba tiểu khoản sau:
Các sự kiện nào được xem là bất khả kháng
Thủ tục ghi nhận sự kiện bất khả kháng và thông báo về bất khả kháng Cách giải quyết hậu quả của trường hợp bất khả kháng.
Nếu xảy ra trường hợp bất khả kháng, hai bên thỏa thuận rằng những biện pháp thích hợp sẽ được thực hiện nhằm hạn chế hoặc giảm thiểu tối đa hậu quả của bất khả kháng.
Bên nào bị ngăn cản hoặc trì hoãn việc thực hiện hoàn tất hợp đồng do bất khả kháng sẽ thông báo ngay cho phía bên kia lúc bắt đầu và khi kết thúc của bất khả kháng.
Giấy chứng nhận được phát hành bởi phòng Thương mại của Quốc gia bên bị bất khả kháng được xem là bằng chứng đầy đủ về việc xuất hiện và diễn tiến của bất khả kháng.
Khiếu nại là đề nghị do một bên đưa ra đối với bên kia vì số lượng, chất lượng hàng giao hoặc một số vấn đề khác không phù hợp với các điều khoản đã được qui định trong hợp đồng.
Điều khoản này trong hợp đồng phải nêu rõ được bốn tiểu khoản: thể thức khiếu nại, thời hạn khiếu nại, quyền hạn nghĩa vụ của các bên có liên quan đến khiếu nại và cách thức giải quyết khiếu nại.
a. Thể thức khiếu nại:
- Trong buôn bán quốc tế, khiếu nại phải làm bằng văn bản và bao gồm những chi tiết sau: tên hàng hóa khiếu nại, số lượng/ trọng lượng hàng hóa, địa điểm để hàng, lý do khiếu nại, yêu cầu cụ thể của người mua về việc giải quyết khiếu nại.
- Đơn khiếu nại phải được gởi bằng thư bảo đảm, kèm theo tất cả những điều kiện cần thiết để chứng minh sự kiện như biên bản giám định, biên bản của cơ quan bảo hiểm, vận đơn, bảng kê chi tiết, giấy chứng nhận phẩm chất hàng hóa, phiếu đóng gói… Tất cả những chứng từ này đều phải dẫn chiếu số hiệu hợp đồng và số hiệu của chứng từ vận tải có liên quan.
- Ngày khiếu nại được tính từ ngày bưu điện nơi gởi đóng dấu lên thư bảo đảm.
b. Thời hạn khiếu nại:trong hợp đồng phụ thuộc hai yếu tố:
- Ưu thế của bên mua và bên bán. Nếu thị trường ở phía bên người mua thì thời hạn khiếu nại sẽ kéo dài hơn.
- Phụ thuộc vào hoàn cảnh cơ lý hóa của hàng hóa giao dịch, ví dụ hàng thực phẩm tươi sống có thời hạn khiếu nại ngắn hơn so với hàng máy móc, trang thiết bị vì khuyết tật, chất lượng của máy móc chỉ thể hiện trong quá trình sử dụng.
c. Quyền hạn nghĩa vụ của các bên phải có liên quan đến khiếu nại:
- Quyền hạn của người mua được bồi thường nếu họ thực hiện đúng các nghĩa vụ qui định trong hợp đồng.
d. Cách thức giải quyết khiếu nại.
- Để nguyên hàng hóa và thực phẩm bảo quản cẩn thận
- Thông báo cho người bán biết về mức độ thiệt hại, nơi để hàng để người bán cử đại diện chứng kiến quá trình lập biên bản.
- Mời đại diện các bên có liên quan như người bán, đại diện công ty bảo hiểm (nếu mua theo điều kiện CIF hoặc CIP) , đại diện hãng tàu chuyên chở, đại diện công ty giám định chất lượng để tổ chức lập biên bản giám định tổn thất hàng hóa về số lượng, chất lượng, chủng loại.
- Lập hồ sơ khiếu nại theo đúng thủ tục và thời gian để thực hiện khiếu nại. Người mua có thể khiếu nại các bên có liên quan như:
Khiếu nại người bán nếu người bán không giao hàng, giao chậm hoặc giao thiếu, giao hàng không đúng qui định hợp đồng.
Khiếu nại người vận tải khi họ không mang hàng đến giao, mang hàng đến chậm so với qui định trong hợp đồng thuê tàu hoặc hàng hóa không phù hợp về số lượng và chất lượng qui định trong Bill of Lading.
Khiếu nại người bảo hiểm (nếu nhà nhập khẩu có mua bảo hiểm) để công ty bảo hiểm đền bù những thiệt hại về hàng hóa bị tổn thất trong quá trình vận chuyển.
2.3.7 Điều khoản trọng tài (ARBITRATION)
Các nội dung cần qui định trong điều khoản này là:
- Ai là người đứng ra phân xử (tòa án quốc gia hay tòa án trọng tài, trọng tài nào, thành lập ra sao?) để giải quyết tranh chấp giũa các bên giao dịch khi những tranh chấp này không thể giải quyết bằng con đường thương lượng.
- Luật nào được áp dụng vào việc xét xử - Địa điểm tiến hành trọng tài
- Cam kết chấp hành tài quyết - Phân định chi phí trọng tài.
Tóm tắt chƣơng 2
Chương 2 bao gồm nội dung về quy trình, các bước thực hiện đàm phán và soạn thảo hợp đồng trong ngoại thương.
Thực tế có nhiều công việc cần làm để thực hiện một cuộc đàm phán hợp đồng ngoại thương. Đối với phương thức đàm phán trực tiếp có thể đúc kết thành các bước cơ bản như: chuẩn bị, đàm phán thử, giai đoạn tiếp xúc đàm phán, các công việc cần làm sau đàm phán và cuối cùng là ký kết hợp đồng ngoại thương. Đối với đàm phán giao dịch bằng thư từ, chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu về phương pháp viết các loại thư từ cần giao dịch trong hợp đồng ngoại thương như: thư hỏi hàng, thư chào hàng hay bản báo giá, thư hoàn giá, thư chấp nhận, thư đặt hàng và thư xác nhận mua bán giữa hai bên trong hợp đồng ngoại thương.
Đối với một hợp đồng ngoại thương, bắt buộc phải có 6 điều khoản chủ yếu và các điều khoản thông thường khác.
Muốn có một hợp đồng ngoại thương hoàn hảo, doanh nghiệp cần xây dựng hợp đồng mẫu chuẩn cho từng loại mặt hàng kinh doanh chủ lực của đơn vị và nó sẽ được bổ sung và hoàn thiện sau mỗi quá trình thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp.
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH MỘT SỐ HỢP ĐỒNG THỰC TẾ TẠI DOANH NGHIỆP VÀ MỘT SỐ NHẬN XÉT
3.1 Phân tích một số hợp đồng thực tế 3.1.1 Hợp đồng mặt hàng nông sản
HD CASHEW HD CASHEW CO., LTD
191/12 Pham Huy Thong Str., Ward 6, Dist 5 Ho Chi Minh city, Vietnam.
Tel: (84-8) 62457841 Fax: (84-8) 62457845 Email: admin@hdcashew.vn
CONTRACT REVISED
No: HD1882
Date: March 25, 2015
SELLER: VIETNAM NATIONAL GENERAL EXPORT IMPORT JOINT STOCK
COMPANY NO.1 (GENERALEXIM JSC) 46 NGO QUYEN STREET, HOAN KIEM DISTRICT, HANOI, S.R. VIETNAM
REPRESENTED BY MR. HOANG TUAN KHAI – GENERAL DIRECTOR
BUYER: SLD COMMODITIES, INC.
2 MANHATTAN VILLE ROAD, PURCHASE, N.Y. 10577, USA REPRESENTED BY MR. RUSSELL A. LYNCH – PRESIDENT The two parties agree to sign the contract with the terms and conditions as below: 1. COMMODITY: VIETNAMESE CASHEW KERNELS WW240
2. PRICE, QUANTITY AND AMOUNT: One 20‟ fcl including:
Grade
Quantity Unit price
USD/Lbs FOB HCM
Total amount in USD
WW240 700 35,000.00 3.55 124,250.00 3. PACKING: In flexible bags of 50 lbs net each, one ba in one carton, 700 ctns in
one fcl.
MARKING: All cartons must be marked with the shippers‟ Lot Code, and must have a packing date. An expiration date is not required on the cartons UNLESS it is a 2 year expiration date.
All cartons and markings must be of Thanh Vy company. 4. QUALITY:
- By AFI standard, inspected by Cafecontrol Ho Chi Minh City (the sample will be taken in random of 3% - 5% of the total lot).
- Product must be come from Thanh Vy company. 5. SHIPMENT: In April 2015.
6. PAYMENT: By DP. Payment will be effected within 07 working days from the date of receiving original shipping documents by the buyer‟s bank to the beneficiary‟s bank: Asia Commercial Bank – Binh Phuoc Branch. A/C No.: 99501849.
7. PAYMENT DOCUMENTS: Bill of Lading.
Commercial Invoice. Packing List.
Certificate of Origin issued by the seller. Phytosanitary certificate.
Fumigation certificate.
Aflatoxin Certificate issued by Cafecontrol stating that the affregate of B1, B2, G1, and G2 is less than 4 PPB.
Certificate of Weight and Quality issued by Cafecontrol, Ho Chi Minh City. This certificate also certify that a representative sample from the container was taken immediately prior to shipment, test fried/ roasted and the kermels were found to be free of spotting and of uniform color.
Certificate of Inspection showing the goods have been tested for 2,4- Dicholorophenol.
Original Analysis Certificates issued by Cafecontrol
Slave, Indentured and Child Labor Certificate stated on the company letterhead, signed by an officer or owner of the company and have the company seal.
Certificate for Smell and Taste Test issued by Cafecontrol. Certificate for Quality Approval issued by HD Cashew Co., Ltd.
8. ARBITRATION: Any controversy or claim arising out of this contract shall be settled in binding arbitration by The Association of Food Industries Inc., of New York in accordance with its rules the obtaining.
This contract comes to effect from the signing date and has been made on March 25, 2015 in English, signed through facsimile.
FOR THE SELLER FOR THE BUYER
PHÂN TÍCH
Hình thức thực hiện HĐ: HĐ được giao dịch và thực hiện kí kết thỏa thuận qua email.
Loại hình HĐ: HĐ xuất khẩu hàng hóa. HĐ do Broker (người môi giới) soạn.
HD CASHEW HD CASHEW CO., LTD
191/12 Pham Huy Thong Str., Ward 6, Dist 5 Ho Chi Minh city, Vietnam.
Tel: (84-8) 62457841 Fax: (84-8) 62457845 Email: admin@hdcashew.vn
- Dựa vào phần tiêu đề đầu của văn bản, nếu phần thông tin chi tiết (bao gồm tên và địa chỉ) của công ty được nêu không phải là Buyer hay Seller như trong phần thông tin hai bên chủ thể trong hợp đồng thì thông tin đó là của bên thứ 3 hay còn gọi là Broker (người môi giới – bên trung gian), và hợp đồng đó là do bên Broker lập. - Tên và các thông tin chi tiết của Broker thường được đặt trên tiêu đề đầu của một
văn bản hợp đồng.
Bố cục HĐ: gồm 4 phần lớn: - Phần mở đầu
- Phần thông tin về hai bên chủ thể hợp đồng - Phần nội dung chính của hợp đồng
- Phần thỏa thuận về hiệu lực của hợp đồng
Phần mở đầu CONTRACT No: HD1882 Date: March 25, 2015 1. Tiêu đề hợp đồng: “CONTRACT” 2. Số hợp đồng: “No: HD1882”
3. Ngày hợp đồng: “Date: March 25, 2015”
- Thông thường, số và ngày hợp đồng được đặt ở vị trí bên phải hoặc ở giữa, nằm dưới tiêu đề hợp đồng ngoại thương và sẽ do bên lập hợp đồng quy định.
- Ngày hợp đồng cũng là ngày mà hợp đồng có đầy đủ chữ ký của cả hai bên chủ thể giao dịch và hợp đồng đã có đầy đủ số, ký hiệu.
Phần thông tin về hai bên chủ thể hợp đồng
SELLER: VIETNAM NATIONAL GENERAL EXPORT IMPORT JOINT STOCK
COMPANY NO.1 (GENERALEXIM JSC) 46 NGO QUYEN STREET, HOAN KIEM DISTRICT, HANOI, S.R. VIETNAM
REPRESENTED BY MR. HOANG TUAN KHAI – GENERAL DIRECTOR
BUYER: SLD COMMODITIES, INC.