7. Ý nghĩa khoa học của đề tài
3.3. Thử nghiệm sư phạm
Sau khi xây dựng lý thuyết và thiết kế xong BGĐT một số bài giảng điện tử chương 3: Giao tiếp Arduino uno với một số linh kiện điện tử, để kiểm định lại phần lý thuyết đã xây dựng tác giả tiến hành dạy thử nghiệm sư phạm cho hai lớp sinh viên (tổng số 80 SV).
“Phiếu đánh giá hiệu quả sử dụng BGĐT trong dạy học môn Arduino Uno”.
3.3.1. Đánh giá định tính
Đa số đều có ý kiến chung như sau:
- Sử dụng BGĐT trong dạy học sẽ tiết kiệm được thời gian, tăng khối lượng kiến thức truyền đạt trong một giờ học.
- Kích thích hứng thú nhận thức và và giúp HS nắm bắt kiến thức nhanh hơn vì bài giảng có độ trực quan cao.
- Nâng cao chất lượng dạy và học cho môn học.
- Cần triển khai ứng dụng BGĐT rộng rãi trong các môn học khác.
3.3.2. Đánh giá định lượng
Bảng 3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng BGĐT
STT Nội dung đánh giá Đồng ý Không
đồng ý
Ý kiến khác
1 Nội dung dạy học đảm bảo tính khoa học và
phù hợp với trình độ của HS 96% 0 4%
2 Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và
hứng thứ học tập của HS 96% 2% 2%
3 Phát triển tư duy kỹ thuật của HS 94,6% 4,7% 1,7%
4 Mức độ nắm vững kiến thức mới của HS tốt
hơn (HS hiểu bài) 95,6% 3,4% 1%
5 Có tính trực quan cao. 95% 3% 2%
Qua bản tổng hợp các ý kiến nhận định, đánh giá trên đây có thể thấy rằng sử dụng BGĐT trong dạy học là hướng đi đúng, góp phần đổi mới phương pháp dạy học từ đó nâng cao chất lượng dạy và học.
Kết luận chương 3
Tác giả đã xây dựng các bước thiết kế BGĐT cho một số bài trong chương 3: Giao tiếp Arduino Uno với một số linh kiện điện tử và thiết kế thành công.
Kết quả của phương pháp thử nghiệm sư phạm bước đầu đã chứng tỏ rằng vận dụng BGĐT trong dạy học có tính khả thi, đáp ứng các yêu cầu của quá trình dạy học hiện nay và mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao hứng thú học tập, nhận thức và khả năng hành động sáng tạo cho sinh viên, từ đó nâng cao chất lượng dạy học.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Đề tài: “Xây dựng bài giảng điện tử Arduino Uno tại trường Cao đẳng
Kinh tế - Kỹ thuật TW”, có tính thực tiễn và khoa học bởi lẽ:
- Luận văn đã làm rõ lý luận về xây dựng và ứng dụng bài giảng điện tư
trong dạy học; khảo sát việc xây dựng BGĐT ở trường Cao đẳng kinh tế- kỹ thuật TƯ, là rõ vai trò của công nghệ dạy học hiện đại và BGĐT trong việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay từ đó thấy rằng sử dụng BGĐT trong dạy học là phát triển tất yếu là yêu cầu cấp bách nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học.
- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn tác giả dưa ra đặc điểm, yêu cầu
và các bước thiết kế BGĐT.
- Thiết kế thành công BGĐT dưới dạng Website chương ... dựa vào những lý
luận đã nghiên cứu nhằm phục vụ quá trình giảng dạy trực tiếp và từ xa.
- Vì điều kiện thời gian có hạn nên bài giảng điện tử mới chỉ áp dụng dạy thử
ở trường. Nhưng đã có bước đầu khẳng định vận dụng BGĐT trong dạy học có tính khả thi, đáp ứng yêu cầu dạy học hiện nay và mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao hứng thú học tập và khả năng hành động sáng tạo cho HSSV, từ đó nâng cao chất lượng dạy học
2. Một số kiến nghị
Qua nghiên cứu đề tài tác giả có một số kiến nghị đến các cơ quan quản lý và thực thi như sau: