Một số đặc trưng của bài giảng điện tử

Một phần của tài liệu Xây dựng bài giảng điện tử arduino uno tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật TW (Trang 31 - 34)

7. Ý nghĩa khoa học của đề tài

1.4.2.Một số đặc trưng của bài giảng điện tử

Bài giảng điện tử (BGĐT) là một chương trình hỗ trợ đồng thời cho hoạt

động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Sự hỗ trợ ấy tạo điều kiện thuận lợi để giảng viên có thể tổ chức và điều khiển tốt hoạt động nhận thức của sinh viên, để sinh viên phát huy được tính tích cực, độc lập, sáng tạo chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo.

Nội dung BGĐT bao gồm hệ thống các tri thức được trình bầy dưới dạng văn bản (những sự giải thích, minh hoạ, chỉ dẫn, các câu hỏi và câu trả lời), tranh, ảnh, hình vẽ, phim, biểu bảng, đồ thị... Những văn bản, hình ảnh đó lần lượt xuất hiện theo tiến trình giảng dạy nhờ vào thao tác đơn giản (nháy chuột trái). Nhờ vậy giáo viên giảm nhẹ được việc thuyết trình, tiết kiệm được thời gian trên lớp, sinh viên không phải chờ giáo viên viết bảng hay vẽ hình hoặc thuyết trình mô tả nguyên lý làm việc của một máy điện nào đó. Những thời gian đó được dùng vào việc tổ chức, điều khiển hoạt động học tập của sinh viên như tăng cường đối thoại, thảo luận với sinh viên, đặt thêm câu hỏi phụ để đào sâu mở rộng vấn đề, tổ chức cho sinh viên hoạt động theo nhóm, hướng dẫn gợi mở cho sinh viên phát hiện hay giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình học tập.

BGĐT bao gồm một hệ thống kiến thức cơ bản cần thiết mà SV cần nắm vững. Mặt khác nhờ khả năng biểu diễn thông tin bằng đồ hoạ như hình vẽ, mô

hình... các kiến thức của môn học được minh hoạ và trực quan hoá, giúp GV trình bày nội dung bài giảng một cách logic, đáp ứng kịp thời yêu cầu của quá trình dạy học, qua đó sinh viên hiểu bài hơn, nhớ lâu hơn, phát hiện được mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức dễ dàng hơn, giúp sinh viên phát triển trí tưởng tượng, óc tò mò khoa học, nâng cao hứng thú nhận thức cho sinh viên.

Nội dung xuất hiện trong BGĐT được biên soạn kỹ lưỡng về mặt ngôn từ, ngữ nghĩa, chuẩn tắc về kích thước, kiểu dáng, mầu sắc, loại chữ và có cấu trúc nội dung logic, chặt chẽ. Điều này giúp sinh viên rèn luyện được kỹ năng viết, vẽ, biết cách trình bày bài học vào vở ghi một cách chính xác, đầy đủ và có thẩm mỹ. Nội dung môn học được chia thành các bài cụ thể và được liên kết với nhau (Hyperlink), liên kết với các tập tin khác hoặc các CD tư liệu... Chức năng liên kết này của BGĐT cho phép truy cập nhanh chóng đến bài học bất kỳ, đến một nội dung bất kỳ... chỉ thông qua một thao tác đơn giản. Đồng thời khả năng hỗ trợ này cũng đáp ứng được yêu cầu của GV trong việc ôn tập, khái quát hoá hệ thống kiến thức.

Ngoài ra BGĐT còn là tài liệu đắc lực giúp sinh viên có thể tự học, tự nghiên cứu. Ngoài khả năng trình bày lý thuyết BGĐT còn cho phép thực hiện mô phỏng nguyên lý làm việc của các chi tiết, thiết bị. Việc mô phỏng này có những tác dụng như sau:

 Truyền thụ kiến thức: Thông qua việc mô phỏng bằng hình ảnh trên máy

tính đặc biệt là các hình ảnh này có thể lặp lại nhiều lần tạo điều kiện cho sinh viên khắc sâu kiến thức. So với các phương tiện dạy học truyền thống, mô phỏng trên máy tính còn có thể biểu diễn các hiện tượng trong sự phối hợp với màu sắc, âm thanh, lời giải thích... tạo sự cuốn hút SV, kích thích hứng thú học tập, đưa sinh viên vào chủ thể chú ý hành động do đó hiệu quả bài giảng và chất lượng lĩnh hội kiến thức của sinh viên được nâng cao. Hơn nữa mô phỏng bài giảng còn tạo cơ hội phát huy tư duy sáng tạo của sinh viên cụ thể thông qua các hình vẽ, các đoạn phim sinh động giáo viên có thể rèn luyện cho sinh viên các thao tác tư duy: cách quan sát, khả năng mô tả và diễn đạt, tạo điều kiện cho họ hình thành năng lực phân tích, so sánh, tổng hợp khái quát hoá và trừu tượng hoá.

 Rèn luyện kỹ năng thực hành: bài giảng bằng mô phỏng không chỉ là phương tiện biểu diễn, trình bày bài giảng mà qua đó sinh viên được rèn luyện kỹ năng tư duy thuật toán, kỹ năng lập trình... Tạo khả năng thích ứng với xã hội thông tin trong tương lai.

 Giáo dục nhân cách: Bằng phương pháp học này sinh viên được rèn luyện

tính độc lập, chủ động, kiên trì, cần cù và chăm chỉ. Đặc biệt phương pháp mô phỏng gây hứng thú cho sinh viên, làm cho sinh viên yêu thích môn học tạo tiền đề cho định hướng nghề nghiệp

Ngoài ra, BGĐT cho phép GV kiểm tra từng vấn đề nhỏ bằng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan được xây dựng dưới nhiều loại hình như các câu hỏi nhiều lựa chọn, câu hỏi đúng - sai, câu hỏi ghép đôi, câu hỏi điền khuyết nhằm kiểm tra, đánh giá trình độ của sinh viên ngay sau khi kết thúc bài học. Nó giúp GV thu được tín hiệu ngược nhanh chóng để điều chỉnh hoạt động của cả thầy và trò, thúc đẩy sinh viên cố gắng, tích cực làm việc một cách liên tục, có hệ thống.

Tuy nhiên, khả năng và hiệu quả sử dụng BGĐT phụ thuộc nhiều vào khả năng và phương pháp sử dụng, cách khai thác bài giảng của GV trong quá trình dạy học, điều này không chỉ phụ thuộc vào trình độ sử dụng phương tiện của GV mà còn phụ thuộc vào khả năng sư phạm của họ, khả năng khéo léo trong việc phối hợp giữa trình chiếu BGĐT với các phương pháp giảng dạy khác mới có thể phát huy tối đa hiệu quả của việc sử dụng BGĐT trong quá trình dạy học.

BGĐT được thiết kế bao gồm toàn bộ hoạt động dạy của của GV và hoạt động học của sinh viên đối với một bài học ở trên lớp theo một cấu trúc chặt chẽ, logic và hợp lý, được quy định bởi logic của môn học và nhận thức của sinh viên, được cài đặt vào máy tính dưới dạng một chương trình cụ thể nhằm thực hiện tốt mục đích dạy học. Xây dựng giáo án điện tử hay thiết kế BGĐT là hai cách gọi khác nhau cho một hoạt động cụ thể, đó là: thực hiện dạy và học với sự hỗ trợ của máy tính.

Dạy học bằng BGĐT là cách hiệu quả để thực hiện đổi mới giáo dục. Tuy nhiên, BGĐT chỉ là công cụ – một công cụ tốt, còn việc sử dụng sao cho có hiệu quả là hoàn toàn phụ thuộc vào người giáo viên đứng lớp. Phải thiết kế BGĐT sao

cho phù hợp với đối tượng giảng dạy, thực hiện đúng phương châm giáo dục, gắn BGĐT với các phương tiện dạy học khác một cách hợp lý (cần tránh xu hướng loại bỏ đồ dùng dạy học trực quan, thực nghiệm thực thế khi dùng BGĐT).

Một phần của tài liệu Xây dựng bài giảng điện tử arduino uno tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật TW (Trang 31 - 34)