KẾT LUẬN VÀ ĐÈ XUẤT l.KẾT LUẬN.

Một phần của tài liệu Vai trò của quan hệ công chúng ( PR ) trong chiến lược phát triển thương hiệu của công ty cổ phần traphaco (Trang 63 - 66)

IV. Khi đã tin dùng một sản phâm nào đó của công ty, ông bà có giới thiệu cho bạn bè, người thân khi họ cần

KẾT LUẬN VÀ ĐÈ XUẤT l.KẾT LUẬN.

l.KẾT LUẬN.

Qua kết quả nghiên cứu, khảo sát trong khóa luận về vai trò của PR trong chiến lược phát triển thương hiệu của công ty Traphaco đề tài rút ra một số nhận xét khái quát như sau :

Trong những năm gần đây chi phí cho PR của công ty Traphaco không ngừng tăng cho thấy sự quan tâm của công ty về mảng hoạt động này.

Công ty Traphaco đã hợp tác tích cực với giới báo chí, phát thanh và truyền hình.

Traphaco đã tổ chức thành công các hội thảo chuyên đề tại các tỉnh, thành phố trên toàn quốc cũng như các buổi seminar tại các bệnh viện và trung tâm y tế.

Traphaco đã thực hiện tốt các hoạt động tài trợ cộng đồng trong đó có hoạt động tài trợ từ thiện và tài trợ thương mại.

Traphaco đã rất thành công trong các hoạt động hội chợ, triển lãm và trưng bày giới thiệu sản phẩm, đã tham gia tích cực các chương trình trong hội chợ do ban tổ chức phát động.

Traphaco đã tố chức thành công các sự kiện như lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập công ty và lễ đón nhận huân chương lao động hạng ba, lễ khánh thành nhà máy dược phẩm Hoàng Liệt, hội nghị khách hàng,..

Traphaco đã làm tương đối tốt quan hệ PR đối nội, làm Traphaco trở thành một tập thể gắn bó, đồng nhất.

Một số tồn tai:

Các nhân viên phụ trách hoạt động PR chưa được đào tạo một cách bài bản, phần lớn là tự học, tự đọc vì vậy còn thiếu kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết để có thể triển khai hoạt động PR mang tính chuyên nghiệp cao.

Trước khi lập một bản kế hoạch cho một chiến dịch PR chưa có công tác nghiên cứu thị trường một cách bài bản.

2. Đ È X U Ấ T .

2.1. Một số đề xuất với công ty Traphaco để nâng cao hiệu quả củahoạt động PR. hoạt động PR.

Ban lãnh đạo công ty cần quan tâm chú trọng hơn nữa đến các hoạt động PR, tăng cường đầu tư nhằm mở rộng các hình thức hoạt động PR.

Tuyển chọn và đào tạo cán bộ phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của công việc PR. Công ty cần có kế hoạch đào tạo những nhân viên phụ trách hoạt động PR để họ trở thành những chuyên viên PR giỏi.

Hợp tác tốt hơn với giới truyền thông. Nhân viên PR phải trau dồi kỹ năng cần thiết và kinh nghiệm khi giao tiếp với giới truyền thông, cần phải có kỹ năng để có được những thông cáo báo chí tốt được đăng tải.

Nên kết hợp chặt chẽ hơn trong việc lập kế hoạch chiến lược quảng cáo, PR và các công cụ khuyến mãi khác nhằm nâng cao hiệu quả của PR. Đồng thời trước khi lập bản kế hoạch cho một chiến dịch PR cần tiến hành nghiên cứu thị trường một cách bài bản.

Tăng cường tổ chức các hoạt động PR nội bộ nhằm gắn kết hơn nữa tình cảm của người lao động với công ty. Bộ phận PR nên thiết lập mối liên lạc xuyên suốt trong nội bộ - biết mọi người và được mọi người biết đến và gây dựng sự tin cậy của mọi người để có thể thu thập thông tin từ tất cả các phòng ban trong công ty bất cứ lúc nào. Tương tự cũng nên thiết lập các mối quan hệ bên ngoài công ty, đây được xem là nguồn cung cấp thông tin đáng tin cậy. Những nguồn thông tin từ bên ngoài cũng vô cùng cần thiết vì sẽ giúp công ty biết đến những ý kiến phản hồi.

Tăng cường công tác phân tích, đánh giá hiệu quả của hoạt động PR để có những điều chỉnh cần thiết.

2.2. Với Nhà nước.

Hoạt động PR là một hoạt động mới trên thị trường Việt Nam, nhà nước cần ban hành pháp lệnh cụ thể như pháp lệnh quảng cáo để tránh tình trạng nhiều doanh nghiệp dễ dàng bỏ qua những rào cản trong PR, thông tin lên báo chí dễ dãi. Nhiều công ty PR đã lợi dụng mặt trái này để truyền tải những thông tin không có lợi hoặc bất lợi cho đối thủ. Tiêu chí của PR là sự

thật, tuy nhiên, nhiều công ty PR đã "đánh bóng sự thật" đến mức không còn là sự thật nữa. Đã có không ít trường hợp hai công ty PR đứng về phía hai nhãn hiệu đối lập nhau, tung những thông tin xấu về đối thủ, đánh lạc hướng người tiêu dùng. Khi đã có quy định rõ ràng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc sử dụng PR để quảng bá và phát triển thương hiệu của mình.

Nhà nước cần ưu tiên phát triển ngành PR vì đây là một hoạt động rất có lợi cho việc phát triển thương hiệu của Việt Nam. Không giới hạn ngân sách dành cho quảng bá thương hiệu để cho các doanh nghiệp tự điều chỉnh cho phù họp với đặc thù của doanh nghiệp mình.

Có chính sách đào tạo những người làm PR để họ có đủ kỹ năng cho công việc. Đồng thời cũng tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thể tiếp xúc với hoạt động mới mẻ này do hiện nay còn khá nhiều doanh nghiệp có sự nhầm lẫn giữa PR và quảng cáo hoặc chưa thực sự có nhận thức một cách chính xác về PR.

Một phần của tài liệu Vai trò của quan hệ công chúng ( PR ) trong chiến lược phát triển thương hiệu của công ty cổ phần traphaco (Trang 63 - 66)