Mục tiêu của quảng bá thương hiệu là làm cho thị trường biết đến, chấp nhận và ghi nhớ thương hiệu của mình.
Có rất nhiều phương thức để quảng bá thương hiệu như quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, quảng cáo trực tiếp, khuyến mại, tiếp thị, các hoạt động PR,...
Các hoạt động PR có thể:
+ Hỗ trợ việc xác định lại vị trí của một sản phẩm sung mãn
+ Tạo nên sự quan tâm đến một chủng loại sản phấm: Các công ty và hiệp hội thương mại đã sử dụng quan hệ với công chúng để phục hồi sự quan tâm đến những mặt hàng đang bị trong giai đoạn suy thoái.
+ Bảo vệ những sản phẩm đang có rắc rối với công chúng: Johnson & Johnson đã sử dụng một cách khôn khéo quan hệ với công chúng làm một tác nhân chủ yếu để cứu vãn Tylenol khỏi bị loại bỏ.
+ Tạo dựng hình ảnh của công ty bằng cách tạo nên những ý nghĩ tốt đẹp về sản phẩm của nó: có thể thông qua các bài nói chuyện, hay các cuốn sách viết về công ty hoặc doanh nghiệp.
Khi sức mạnh của quảng cáo đại trà bị suy yếu do chi phí về phương tiện tăng, mật độ quảng cáo dày đặc và công chúng bắt đầu thờ ơ với các chương trình quảng cáo thì những người quản lý Marketing ngày càng hướng nhiều vào PR. Ngày nay có rất nhiều doanh nghiệp và công ty ( đặc biệt là các công ty nước ngoài) sử dụng PR. Họ thấy rằng nó đặc biệt có hiệu quả trong việc tạo sự biết đến và sự hiểu biết nhãn hiệu đối với cả những sản phẩm mới lẫn những sản phẩm đã đứng vững. Trong một số trường họp PR tỏ
ra có hiệu quả hơn quảng cáo nhưng nó vẫn cần kết họp với quảng cáo. Có một số chuyên gia cho rằng chắc chắn người tiêu dùng chịu ảnh hưởng của những bài viết lớn hơn gấp năm lần ảnh hưởng của quảng cáo.