Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý thu thuế trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 49 - 50)

- tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Đại Từ là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích đất tự nhiên: 57.790 ha. Với có toạ độ địa lý: 210 30’ đến 210 50’ độ vĩ Bắc, 1050 32’ đến 1050 42’ độ Kinh Đông.

Phía Tây giáp Tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Phú Thọ.

Phía Đông giáp huyện Phú Lương và thành phố Thái Nguyên. Phía Bắc giáp huyện Định Hoá.

Phía Nam giáp huyện Phổ Yên.

Đặc điểm địa hình:

Đại Từ là huyện có địa hình tương đối phức tạp thể hiện đặc trưng của vùng trung du miền núi Đông Bắc, địa hình có thể chia làm 3 vùng khác nhau:

- Vùng I: là vùng địa hình của dãy Tam Đảo.

- Vùng II: là vùng của dãy núi thấp có độ cao: 150 - 300m. - Vùng III: là vùng thung lũng hẹp song song với dãy Tam Đảo.

* Khí hậu

Đại Từ là một huyện miền núi có khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình năm tương đối thấp so với toàn tỉnh đạt 1.8722 mm Nhiệt độ trung bình năm 22,70C, dao động từ 17 - 280C, nhiệt độ trung bình cao nhất từ 27 - 300C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối 36,20

C. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 84%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ * Thổ nhưỡng

Trên địa bàn huyện đều được hình thành bởi 8 nhóm, trong đó có 4 nhóm đất chính là:

- Đất xám mùn trên núi có: 16.400 ha chiếm tỷ lệ 28,37%.

- Đất Feralit phát triển trên đất đỏ biến chất: 15.107 ha chiếm tỷ lệ 26,14%. - Đất Feralit phát triển trên phù sa cổ: 1.3036 ha chiếm tỷ lệ 22,55%. - Đất phù sa Gley phát triển trên đất phù sa cổ: 13.247 ha chiếm tỷ lệ 22,94%.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý thu thuế trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)