5. Bố cục của luận văn
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quảnlý thu thuế
1.1.3.1. Thể chế, chính sách
Hệ thống chính sách thuế phải tạo điều kiện thúc đẩy cải cách hành chính và hiện đại hoá công tác
hành chính thuế phải đảm bảo với yêu cầu cải cách hành chính của Nhà
nước , không gây phiền
hà, tốn thuế.
1.1.3.2. Môi trường quản lý thuế
Quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp là hoạt động có liên quan đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của một nước. Ở đâu có hoạt động kinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tế hay có thu nhập đối với một tổ chức, cá nhân thì ở đó có hoạt động quản lý thu thuế. Vì vậy, để thực hiện quản lý thu thuế đối với các DN tốt, môi trường xã hội, môi trường pháp lý nói chung và về thuế nói riêng phải được ban hành và thực hiện một cách đồng bộ. Một số tác động chủ yếu của những môi trường này tác động đến quản lý thu thuế như sau:
Thứ nhất, nội dung của các sắc thuế:
Nếu nội dung của các sắc thuế quá phức tạp, qui định không rõ ràng, thủ tục hành chính về thuế rườm rà sẽ khó khăn cho cả cán bộ thuế và các doanh nghiệp.
Thứ hai, trình độ hiểu biết về thuế và ý thức chấp hành luật thuế của các doanh nghiệp:
Nếu các DN thực sự hiểu biết pháp luật về thuế, ý thức tự giác chấp hành nghĩa vụ nộp thuế sẽ cao. Ngược lại, các DN sẽ không có thái độ rõ ràng trước các hành vi trốn thuế, gian lận về thuế, thậm chí còn thờ ơ, khuyến khích, đồng tình.
Trước hết, các DN phải hiểu sâu sắc về nghĩa vụ thuế và quyền thụ hưởng lợi ích từ khoản tiền thuế mà mình đóng góp; hiểu rõ về nội dung chính sách và nghiệp vụ tính thuế, kê khai và nộp thuế; nhận thức đúng trách nhiệm pháp luật về nghĩa vụ phải kê khai nộp thuế của mình. Do đó tính tuân thủ, tự nguyện cao trong việc kê khai, tính thuế và nộp thuế.
Một số doanh nghiệp cố ý tìm mọi thủ đoạn, dưới mọi hình thức gian lận các khoản tiền thuế phải nộp. Các doanh nghiệp này không những không nộp thuế mà còn tìm cách chiếm đoạt tiền từ ngân sách nhà nước thông qua việc kê khai khống giá mua hàng, nhất là hàng xuất khẩu để được hoàn thuế. Tình trạng trốn, lậu thuế, nợ đọng thuế còn khá phổ biến ở nhiều khoản thu và diễn ra ở các địa bàn khác nhau, vừa làm thất thu cho NSNN, vừa không bảo đảm công bằng xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Thứ ba, các qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế xã hội tạo cơ sở cho quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp:
Các qui định như, quản lý đất đai, quản lý thanh toán không dùng tiền mặt, quản lý đăng ký kinh doanh của cơ quan kế hoạch và đầu tư,... không được ban hành đồng bộ và triển khai thực hiện tốt; môi trường kiểm toán, kế toán còn nhiều hạn chế, trách nhiệm pháp lý chưa cao sẽ làm hạn chế rất nhiều đến kết quả quản lý thu thuế đối với các DN.
1.1.3.3. Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý thuế
Năng lực, trình độ trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức Thuế phải đáp ứng được yêu cầu quản lý, phù hợp với nền kinh tế xã hội, tận dụng được các thành tựu quản lý thuế quốc tế sẽ tạo điều kiện cho quản lý thu thuế đạt hiệu quả cao. Thể hiện ở những nội dung cơ bản sau đây:
- Tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn chính sách thuế chưa thật đáp ứng yêu cầu để nâng cao sự hiểu biết, tính tự giác trong việc chấp hành các chính sách thuế của Nhà nước của các DN.
- Chức năng, tổ chức và quyền hạn của thanh tra, kiểm tra thuế đối với các DN phải trở thành công cụ có hiệu lực để chống thất thu ngân sách và răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm về thuế. Thanh tra, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm về thuế của cơ quan thuế phù hợp với thực trạng của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
- Cán bộ thuế phải được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên để đáp ứng yêu cầu của tình hình về chính sách thuế, nghiệp vụ quản lý các khoản thu, sắc thuế, hiện đại hóa quản lý thu bằng ứng dụng tin học. Cán bộ thuế phải có khả năng tuyên truyền giáo dục, tư vấn đối tượng nộp thuế thành thạo. Thái độ và phong cách ứng xử của cán bộ thuế tận tụy, công tâm, khách quan giữa quyền lợi của Nhà nước với quyền lợi của người nộp thuế. Cán bộ thuế phải là người bạn đồng hành đáng tin cậy của các doanh nghiệp trong việc thực hiện các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Luật thuế. Phẩm chất cán bộ thuế tốt và phải được rèn luyện, tu dưỡng thường xuyên để không bắt tay với các doanh nghiệp vi phạm luật thuế.
1.1.3.4. Sự phối kết hợp của các tổ chức, cá nhân trong quản lý thuế
Trách nhiệm của các cơ quan và tổ chức, cá nhân với việc quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa được qui định đầy đủ, rõ ràng trong các văn bản pháp luật hóa sẽ dẫn đến tình trạng các tổ chức, cá nhân này không thực hiện việc cung cấp thông tin và phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế trong điều tra xác định mức thuế, thực hiện cưỡng chế về thuế...
Sự phối hợp với các cơ quan chức năng, nhất là cơ quan Công an, Kiểm sát, Quản lý thị trường trong việc chống buôn lậu, gian lận thương mại, chống làm hàng giả, chống trốn lậu thuế, chiếm đoạt tiền hoàn thuế...sẽ có tác dụng tốt trong việc phát hiện, xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật thuế.
1.2. Kinh nghiệm quản lý thu thuế ở một số địa phƣơng
1.2.1. K - tỉnh Vĩnh Phúc
Chi cục thế huyện Sông Lô được thành lập từ tháng 4 năm 2009, thực hiện nhiệm vụ quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện gồm 18 xã, thị trấn. Là đơn vị mới thành lập nhưng được sự quan tâm của ngành thuế và Huyện ủy, UBND huyện Sông Lô nên cơ sở vật chất được đầu tư rất cơ bản tạo điều kiên thuận lợi để Chi cục thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
1.2
2011 - 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Kế hoạch Thực hiện % hoàn thành % so cùng kỳ
Tổng số Trong đó: DNNVV Tổng số Trong đó: DNNVV Tổng số Trong đó: DNNVV Tổng số Trong đó: DNNVV 2011 9.840 2.800 12.860 2.947 130 105 123 110 2012 11.650 2.880 29.059 3.064 249 106 226 104
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2013 14.750 4.200 21.163 6.186 143 147 73 202
(Nguồn: Chi cục thuế huyện Sông Lô)
Mặc dù ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nhưng trong những năm qua Chi cục liên tục hoàn thành vượt kế hoạch giao thu ngân sách. Để có kết quả đó Chi cục đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như sau:
Đối với công tác cán bộ: Là Chi cục mới thành lập với số cán bộ ban đầu là 15 người, năm 2010 được bổ sung thêm 11 người. Hiện nay tổng số cán bộ của Chi cục là 26 người, trong đó số cán bộ có trình độ Đại học là 17 người, cán bộ có trình độ Cao đẳng, Trung cấp là 09 người. Với số lượng cán bộ còn thiếu so với yêu cầu quản lý Chi cục đã chú trọng công tác đào tạo cho cán bộ mới được bổ sung, phân công cán bộ cũ có kinh nghiệm hướng dẫn cán bộ mới thực hiện công tác chuyên môn. Thông qua tập huấn nghiệp vụ, bám sát quy trình nghiệp vụ, hướng dẫn theo công việc thực tế “cầm tay, chỉ việc” nên số cán bộ mới đã cập nhật và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần vào hoàn thành nhiệm vụ chung của Chi cục. Song song với công tác tập huấn, cập nhật chính sách, Chi cục đã quan tâm động viên cán bộ đi học tập ngoài giờ nâng cao trình độ, hiện tại có 01 cán bộ đang đi học liên thông lên Cao đẳng, 03 cán bộ đi học Đại học tại chức. Việc phân công, bố trí cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ của từng người nên đã khai thác và phát huy được năng lực, sở trường của mỗi người. Các chế độ của cán bộ được quan tâm chi trả đúng quy định, việc đánh giá xếp loại cán bộ theo kết quả công tác và gắn với công tác thi đua khen thưởng đã thúc đẩy sự nỗ lực và thi đua hoàn thành nhiệm vụ được giao trong Chi cục.
Đối với công tác chuyên môn: Một trong những giải pháp quan trọng nhất đó là công tác cải cách, hiện đại hoá ngành Thuế. Các ứng dụng của ngành được triển khai đến từng bộ phận, đã và đang tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế. Bên cạnh việc tuyên truyền, hỗ trợ về chính sách, giải đáp kịp thời vướng mắc cho người nộp thuế, Chi cục còn đi sâu tìm hiểu,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
phân tích các hoạt động kinh tế, thị trường, tài chính doanh nghiệp để kịp thời phát hiện những sai sót trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, kịp thời chấn chỉnh và khai thác những khoản thu phát sinh và truy thu thuế tồn đọng. Song song với đó là việc thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt nhằm đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế... Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trên địa bàn chống thất thu ngân sách.
Chi cục đã tích cực tham mưu cho Huyện ủy, UBND huyện thực hiện cơ chế khuyến khích thu hút đầu tư và ưu đãi giúp các doanh nghiệp trên địa bàn phát triển ổn định, góp phần hạn chế suy giảm kinh tế và tạo nguồn thu bền vững cho ngân sách. Theo số liệu đến hết 31/12/2013 Chi cục Thuế Sông Lô được Cục Thuế phân cấp quản lý 112 Doanh nghiệp trong đó 100% là DNNVV số thu ngân sách hàng năm chiếm từ 11% đến 30% số thu ngân sách của Chi cục. Năm 2013, đã kiểm tra tại bàn đối với hồ sơ khai thuế GTGT, Thuế TNDN, thuế Tài nguyên, hồ sơ quyết toán thuế, báo cáo tài chính là 1.077 hồ sơ, thực hiện kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp là 14 đơn vị, số thuế GTGT truy thu là 300 triệu đồng, số thuế TNDN truy thu là 32 triệu đồng, số thuế xử phạt là 49,1 triệu đồng, số giảm lỗ là: 143 triệu đồng, giảm số thuế được khấu trừ là 37 triệu đồng. Số thuế nợ đến hết 31/12/2013 là 5,5 tỷ đồng, tỷ lệ nợ thuế trên số thu là 26%.
1.2.2. - tỉnh Vĩnh Phúc
Chi cục Thuế huyện Lập Thạch thực hiện nhiệm vụ quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc. Lập Thạch có gianh giới phía Tây Bắc và phía Tây giáp huyện Sông Lô, phía Đông Nam giáp huyện Tam Dương, phía Tây Nam giáp huyện Vĩnh Tường, phía Đông giáp huyện Bình Xuyên, phía Đông Bắc và phía Bắc giáp huyện Tam Đảo. Chi cục Thuế Lập Thạch có 36 cán bộ, trong đó cán bộ có trình độ Đại học: 19 người, cán bộ có trình độ Cao đẳng, Trung cấp là: 17 người, quản lý thu ngân sách trên địa bàn 18 xã, thị trấn. Số thu ngân sách của Chi cục qua các năm như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2011 - 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Kế hoạch Thực hiện % hoàn thành % so cùng kỳ
Tổng số Trong đó: DNNVV Tổng số Trong đó: DNNVV Tổng số Trong đó: DNNVV Tổng số Trong đó: DNNVV 2011 21.680 5.800 76.489 8.236 352 142 164 186 2012 37.420 8.860 105.211 15.789 281 178 137 192 2013 50.620 17.000 75.424 23.993 149 141 72 152
(Nguồn: Chi cục Thuế huyện Lập Thạch)
Theo số liệu đến hết 31/12/2013 Chi cục Thuế Lập Thạch được Cục Thuế phân cấp quản lý 221 Doanh nghiệp, trong đó 100% là DNNVV, Chi cục đã chỉ đạo công tác quản lý đối với doanh nghiệp trên địa bàn số thu thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn qua các biện pháp như:
- Thực hiện nghiệp vụ kiểm tra tại bàn đối với hồ sơ khai thuế GTGT, Thuế TNDN, thuế Tài nguyên, hồ sơ quyết toán thuế, báo cáo tài chính 2.973 hồ sơ, đảm bảo hồ sơ đến đâu kiểm tra, yêu cầu giải trình ngay đến đó. Trong đó tập trung chính ở các nội dung như: sử dụng hóa đơn đầu vào; hóa đơn có giá trị mua hàng trên 20 triệu; hồ sơ điều chỉnh, kê khai bổ sung; chuyển lỗ; chuyển số thuế được khấu trừ từ kỳ trước; các khoản chi phí theo định mức; chi lãi vay…
- Thực hiện kế hoạch kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp, hàng năm Chi cục đều chỉ đạo hoàn thành kế hoạch kiểm tra đã xây dựng. Năm 2013, Chi cục đã tổ chức kiểm tra 30/30 doanh nghiệp theo đúng kế hoạch đã được Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt, số thuế GTGT truy thu là 535 triệu đồng, số thuế TNDN truy thu là 920 triệu đồng, số thuế xử phạt là 227 triệu đồng và số giảm lỗ là: 470 triệu đồng. Bên cạnh đó đã trấn chỉnh các doanh nghiệp vi phạm chính sách thuế, là kinh nghiệm cho công tác quản lý doanh nghiệp trong những năm tiếp theo.
- Thực hiện quy trình quản lý nợ và cưỡng chế thuế, Chi cục đã phối hợp với nhiều cơ quan chức năng và chính quyền địa phương nhằm quản lý
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chặt chẽ và đôn đốc số thuế nợ đọng nộp vào ngân sách. Số thuế nợ đầu năm 2010 là: 4.769 tỷ đồng (riêng thuế GTGT, TNDN), số thuế nợ đến hết 31/12/2013 là 19.023 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ thuế trên số thu là 25%. Nguyên nhân về tỷ lệ nợ thuế tăng cao do suy thoái kinh tế, Chính phủ thắt chặt đầu tư công theo chỉ thị 1792/CT-TTg. Số tiền thuế nợ chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Nguyên nhân là do việc thanh quyết toán nguồn vốn chậm so với khối lượng công trình xây dựng hoàn thành nghiệm thu và bàn giao.
1.2.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho công tác quản lý thu thuế Đại Từ
Thứ nhất, là đẩy mạnh thực hiện cơ chế cơ quan thuế tính thuế sang cơ chế NNT tự khai, tự tính, tự nộp và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Tăng cường việc tuân thủ các luật thuế và tăng thu NSNN, trước sự phát triển nhanh chóng của NNT cả về số lượng và sự phức tạp của các loại hình kinh doanh do tác động của toàn cầu hoá và những thành tựu của công nghệ thông tin, các nước trên thế giới đều hướng tới việc áp dụng cơ chế quản lý thuế hiện đại và có hiệu quả. Một hệ thống quản lý thuế hiện đại phải đảm bảo được nguyên tắc quản lý thuế cơ bản, đồng thời cũng là mục tiêu cao nhất của bất kỳ ngành thuế nào đó là khuyến khích sự tuân thủ tự giác của NNT. Tuân thủ tự giác đi liền với quản lý theo cơ chế tự khai, tự nộp thuế.
Việc áp dụng cơ chế tự khai tự nộp là một cơ chế quản lý thuế hiện đại đang được áp dụng khá phổ biến tại các nước trên thế giới. Việc áp dụng cơ chế quản lý này sẽ giúp ngành thuế giảm bớt chi phí quản lý, nâng cao tính hiệu quả của công tác quản lý thu thuế, là cơ sở để thúc đẩy cải cách hành chính thuế và hiện đại hoá vì nó đòi hỏi các qui trình quản lý hiện đại với sự ứng dụng rộng rãi các thành tựu của công nghệ thông tin.
Thứ hai, là xu hướng cải cách quản lý thuế, đó là nâng cao tính tự giác tuân thủ của NNT bằng các biện pháp tăng cường dịch vụ hỗ trợ NNT, tạo thuận lợi và giảm chi phí thực hiện nghĩa vụ thuế cho NNT; Công tác này được quan tâm và trở thành một ưu tiên của cơ quan thuế, được thực hiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/