5 Kết cấu của luận văn
3.2.2 Hệ thống Chăm sóc khách hàng của Viettel
Toàn bộ hệ thống CSKH của Viettel là hệ thống xuyên suốt, trong đó Trung tâm CSKH là đầu não đưa ra các chiến lược, định hướng và quản lý, điều hành tập trung cho 64 vệ tinh là 64 phòng CSKH tại các chi nhánh, cụ thể: thực hiện quản lý chuyên sâu và toàn diện tất cả các điểm tiếp xúc, giao dịch với khách hàng: kiểm soát, đo kiểm, điều phối, giám sát hoạt động CSKH.
Ngoài ra hoạt động CSKH của Viettel còn là 1 chu trình khép kín từ khâu tiếp nhận vấn đề của khách hàng đến khi vấn đề của khách hàng được xử lý triệt để, cụ thể như sau: Tiếp nhận ý kiến của khách hàng tại các điểm tiếp xúc; Giải quyết và xử lý cho khách hàng; Theo dõi, kiểm soát việc xử lý; Khách hàng hài lòng, đồng ý; Theo dõi đóng kết quả.
Xuất phát từ bộ máy tổ chức của Viettel, hệ thống CSKH được chia thành 3 cấp độ như sau:
Hình 3.2: Hệ thống ba cấp độ CSKH của Viettel
CẤP ĐỘ 1 : Đây chính là Ban lãnh đạo Tập đoàn, lãnh đạo các Công ty, các Trung tâm, các CN thuộc Tập đoàn - Cấp độ này còn có các phòng ban trực thuộc Tập đoàn (phòng Kinh doanh, phòng Kỹ thuật …) có nhiệm vụ tham mưu cho Ban lãnh đạo Tập đoàn trong công tác định hướng và điều hành hoạt động của Tập đoàn, bao gồm cả công tác CSKH.
CẤP ĐỘ 2: Cấp độ này bao gồm 2 mảng Kinh doanh (xây dựng, thiết kế về mặt nội dung) & Kỹ thuật (thiết kế và duy trì chất lượng về mặt kỹ thuật)
CẤP ĐỘ 3: Đây là nhiệm vụ của các điểm tiếp xúc trực tiếp với khách hàng:
Bộ phận Chi tiết các đơn vị
Điểm tiếp xúc trực tiếp
Gồm các đơn vị có tương tác trực tiếp với khách hàng (FO) như: NV Call center, NV cửa hàng, NV thu cước, NV sửa chữa dây máy, NV tặng quà khách hàng...
Điểm tiếp xúc gián tiếp
Gồm các đơn vị không trực tiếp tương tác với khách hàng nhưng trực tiếp vận hành các hệ thống đảm bảo như hệ thống mạng lưới, đường truyền, tính cước, xử lý sự cố... và bộ phận xây dựng chính sách dành cho KH như chính sách giá, chính sách cho từng gói sản phẩm dịch vụ phù hợp nhất với nhu cầu thiết yếu của khách hàng