5 Kết cấu của luận văn
3.1 Tổng quan về tập đoàn Viettel và Trung tâm Chăm sóc khách hàng
3.1.1 Tổng quan về tập đoàn Viettel
Tập đoàn Viễn thông Quân đội được thành lập theo quyết định 2097/2009/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ ký vào ngày 14/12/2009, là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước với số vốn điều lệ 50.000 tỷ đồng, có tư cách pháp nhân, có con dấu, biểu tượng và điều lệ tổ chức riêng.
- Trụ sở giao dịch: Số 01 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội. - Điện thoại: 04. 62556789
- Fax: 04. 62996789
- Email: gopy@viettel.com.vn - Website: www.viettel.com.vn
- Tên cơ quan sáng lập: Bộ Quốc phòng
* Giai đoạn thành lập Tổng Công ty Điện tử thiết bị thông tin:
1/6/1989: Đồng chí Võ Văn Kiệt - Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ký nghị định số 58 HĐBT thành lập Tổng Công ty Điện tử thiết bị thông tin trực thuộc Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc, Bộ Quốc phòng.
* Giai đoạn thành lập Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội:
Năm 1995: Tổng Công ty Điện tử thiết bị thông tin được đổi tên thành Công ty
Điện tử Viễn thông Quân đội (tên giao dịch là VIETTEL), chính thức được công nhận là nhà cung cấp viễn thông thứ hai tại Việt Nam (sau Tổng công ty viễn thông Việt Nam VNPT), được cấp đầy đủ các giấy phép hoạt động.
15/10/2000: Viettel được cấp giấy phép cung cấp thử nghiệm dịch vụ điện thoại
đường dài sử dụng công nghệ VoIP tuyến Hà Nội – Hồ Chí Minh với thương hiệu 178 và đã triển khai thành công.
Từ năm 2001 – 2003: Viettel triển khai hạ tầng viễn thông, mở rộng các loại hình
dịch vụ viễn thông, liên tục củng cố hoàn thiện mô hình tổ chức
thức khai trương dịch vụ vào ngày 15/10/2004 với thương hiệu 098.
* Giai đoạn thành lập Tổng Công ty Viễn thông quân đội:
Năm 2005: Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký Quyết định số 43/2005/QĐ-TTg
ngày 02/03/2005 phê duyệt Đề án thành lập Tổng công ty Viễn thông Quân đội và Quyết định số 45/2005/QĐ-BQP ngày 06/04/2005 của Bộ Quốc Phòng về việc thành lập Tổng công ty Viễn thông Quân đội.
Năm 2006: Viettel tăng tốc phát triển nhanh, định vị thương hiệu trên thị trường.
Năm 2007: Trong xu hướng hội nhập và tham vọng phát triển thành một Tập
đoàn Viễn thông, Viettel Telecom (thuộc Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel) được thành lập kinh doanh đa dịch vụ trong lĩnh vực viễn thông trên cơ sở sát nhập các Công ty: Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện thoại di động Viettel.
* Giai đoạn thành lập Tập đoàn đến nay:
Ngày 12/01/2010: tại trụ sở Viettel, số 1 Giang Văn Minh (Ba Đình, Hà Nội),
Tập đoàn Viễn thông Quân đội đã long trọng tổ chức Lễ ra mắt Tập đoàn Viễn thông Quân đội – tập đoàn đầu tiên của Bộ Quốc phòng, tập đoàn thứ 2 của Ngành Viễn thông và Công nghệ thông tin (sau Tập đoàn Viễn thông Việt Nam VNPT), tập đoàn thứ 8 và là tập đoàn trẻ nhất của Việt Nam.
Tập đoàn Viễn thông Quân đội là tập đoàn đa sở hữu, bao gồm các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, hoạt động theo hình thức công ty mẹ-công ty con; hoạt động kinh doanh đa ngành nghề trong đó viễn thông và công nghệ thông tin là ngành kinh doanh chính.
3.1.2 Tổng quan về Trung tâm chăm sóc khách hàng Viettel 3.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 3.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Trung tâm CSKH là đơn vị trực thuộc Công ty Viễn thông Viettel, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc Công ty. Thành lập từ năm 2004, trải qua 10 năm hoạt động và trưởng thành, Trung tâm CSKH Viettel đã từng bước xác lập được vị thế vững chắc của một mô hình call center quyền lực nhất Việt Nam.
Giai đoạn 2004 – 2009:
- Tháng 6/2004 và tháng 9/2004: Thành lập trung tâm giải đáp khu vực 1 và Trung
- Tháng 6/2005: Hợp nhất Trung tâm giải đáp KH khu vực 1 và khu vực 3, đổi tên
thành Trung tâm giải đáp KH – Công ty Điện thoại di động Viettel.
- Tháng 04/2009: Thành lập Trung tâm CSKH trên cơ sở hợp nhất Phòng CSKH
và Trung tâm Giải đáp KH.
Giai đoạn 2010 – 2012:
- Tháng 08/2010: Thành lập Phòng Điều hành kinh doanh, chính thức đổ tải khai
trương dịch vụ 1068 ngày 1/12/2010.
- Tháng 1/2011 và tháng 3/2011: Thành lập Trung tâm CSKH Hải Phòng và Trung
tâm CSKH Đà Nẵng.
Giai đoạn 2013 – 2014:
- Tháng 8/2013: Thành lập Trung tâm CSKH Thái Nguyên, thuộc Trung tâm CSKH với nhiệm vụ Kinh doanh cuộc gọi ra.
3.1.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy Chăm sóc khách hàng
Hình 3.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Trung tâm CSKH tại Viettel
Cụ thể:
- Khối đảm bảo: Là khối chủ yếu phục vụ hoạt động đảm bảo cho Trung tâm
CSKH gồm: P. Tổ chức lao động (TCLD), P. Hành chính - Kế hoạch
- Khối thực hiện các hoạt động CSKH và kiểm soát chất lượng dịch vụ: Là khối
thực hiện định hướng giải đáp và CSKH như xây dựng các chương trình CSKH, đảm bảo quyền lợi KH, quản lý chất lượng dịch vụ cũng như chất lượng phục vụ cho toàn hệ thống VTT, gồm các phòng: CSKH, CC quốc tế, Kỹ thuật Bảo hành, Hỗ trợ kênh, Giải quyết Khiếu nại, Điều hành ca trực , Giám sát, Kỹ thuật
riêng của đơn vị.
- Cơ cấu tổ chức bộ máy gồm
Ban Giám đốc Trung tâm
Phòng Call center quốc tế (chỉ có tại Hà Nội) Trung tâm CSKH Hà Nội gồm 11 phòng Trung tâm CSKH Hồ Chí Minh gồm 11 phòng Trung tâm CSKH Đà Nẵng gồm 07 phòng Trung tâm CSKH Hải Phòng gồm 03 phòng
Trung tâm CSKH Thái Nguyên gồm 05 phòng và khối Trung tâm khu vực Trung tâm Điều hành kinh doanh gồm 3 phòng : Phòng Điều hành Kinh doanh Hà Nội, Phòng Điều hành Kinh doanh Hồ Chí Minh và Phòng Điều hành Kinh doanh Đà Nẵng.
3.1.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Chăm sóc khách hàng
- Tư vấn, giải đáp và hỗ trợ đa dịch vụ và hỗ trợ kênh phân phối qua điện thoại, mail, fax,..
- Hướng dẫn, quản lý, điều hành các chương trình CSKH địa phương trên toàn quốc.
- Xây dựng, đào tạo hệ thống nghiệp vụ và kỹ năng cho hệ thống CSKH.
- Trực tiếp kiểm định chất lượng sản phẩm – dịch vụ do Viettel Telecom cung cấp.
- Quản lý tiếp nhận và thực hiện việc giải quyết khiếu nại.
- Tiếp nhận, xử lý và điều hành hoạt động sửa chữa đa dịch vụ.
- Hướng dẫn quản lý, điều hành sửa chữa thiết bị đầu cuối. Phân tích đánh giá chấ lượng hoạt động bảo hành trên toàn quốc.
- Xây dựng phương án, kế hoạch kinh doanh và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh dịch vụ dựa trên hạ tầng, lợi thế sẵn có của Trung tâm CSKH.
- Quản lý, điều hành, chịu trách nhiệm về hoạt động CSKH tại thị trường nước ngoài mà Viettel kinh doanh.
3.2 Các hoạt động Chăm sóc khách hàng tại Trung tâm chăm sóc khách hàng Viettel Viettel
3.2.1 Quan điểm, tƣ tƣởng chăm sóc khách hàng Viettel
Tư tưởng CSKH được thiết lập và thấu hiểu từ Ban lãnh đạo Tập đoàn đến Công ty viễn thông Viettel, Trung tâm CSKH và Các điểm tiếp xúc trực tiếp. Theo đó, nhiệm vụ CSKH không phài là công việc riêng của bộ máy CSKH mà là công việc của tất cả các thành viên trong Tập đoàn Viettel từ Ban giám đốc đến nhân viên kinh doanh, nhân viên kỹ thuật, ….
Với Viettel, khách hàng là trên hết. Trong công việc CSKH nếu chỉ có nghiệp vụ tốt thôi chưa đủ mà thái độ tích cực của nhân viên luôn được coi là một vấn đề quan trọng. Nếu không có những thái độ tích cực, tất cả các nỗ lực xây dựng một dịch vụ khách hàng hoàn hảo sẽ thất bại. Do đó, nếu trong công việc bạn vi phạm một lỗi về nghiệp vụ thì còn được châm chước, bỏ qua nhưng nếu bạn vi phạm một lỗi về thái độ thì bạn sẽ không có cơ hội lần thứ 2 để tiếp tục thực hiện công việc CSKH cho dù trước đó bạn đã có một quá trình làm việc tốt. Vì vậy khi giao tiếp với khách hàng, trong bất kỳ tình huống nào nhân viên CSKH cũng cần có thái độ giao tiếp nhẹ nhàng, lịch sự, thể hiện sự gần gũi, thân thiện….. Không nói cộc cằn, không nói trống không, không nổi nóng với khách hàng, không ngắt lời khách hàng…
3.2.2 Hệ thống Chăm sóc khách hàng của Viettel
Toàn bộ hệ thống CSKH của Viettel là hệ thống xuyên suốt, trong đó Trung tâm CSKH là đầu não đưa ra các chiến lược, định hướng và quản lý, điều hành tập trung cho 64 vệ tinh là 64 phòng CSKH tại các chi nhánh, cụ thể: thực hiện quản lý chuyên sâu và toàn diện tất cả các điểm tiếp xúc, giao dịch với khách hàng: kiểm soát, đo kiểm, điều phối, giám sát hoạt động CSKH.
Ngoài ra hoạt động CSKH của Viettel còn là 1 chu trình khép kín từ khâu tiếp nhận vấn đề của khách hàng đến khi vấn đề của khách hàng được xử lý triệt để, cụ thể như sau: Tiếp nhận ý kiến của khách hàng tại các điểm tiếp xúc; Giải quyết và xử lý cho khách hàng; Theo dõi, kiểm soát việc xử lý; Khách hàng hài lòng, đồng ý; Theo dõi đóng kết quả.
Xuất phát từ bộ máy tổ chức của Viettel, hệ thống CSKH được chia thành 3 cấp độ như sau:
Hình 3.2: Hệ thống ba cấp độ CSKH của Viettel
CẤP ĐỘ 1 : Đây chính là Ban lãnh đạo Tập đoàn, lãnh đạo các Công ty, các Trung tâm, các CN thuộc Tập đoàn - Cấp độ này còn có các phòng ban trực thuộc Tập đoàn (phòng Kinh doanh, phòng Kỹ thuật …) có nhiệm vụ tham mưu cho Ban lãnh đạo Tập đoàn trong công tác định hướng và điều hành hoạt động của Tập đoàn, bao gồm cả công tác CSKH.
CẤP ĐỘ 2: Cấp độ này bao gồm 2 mảng Kinh doanh (xây dựng, thiết kế về mặt nội dung) & Kỹ thuật (thiết kế và duy trì chất lượng về mặt kỹ thuật)
CẤP ĐỘ 3: Đây là nhiệm vụ của các điểm tiếp xúc trực tiếp với khách hàng:
Bộ phận Chi tiết các đơn vị
Điểm tiếp xúc trực tiếp
Gồm các đơn vị có tương tác trực tiếp với khách hàng (FO) như: NV Call center, NV cửa hàng, NV thu cước, NV sửa chữa dây máy, NV tặng quà khách hàng...
Điểm tiếp xúc gián tiếp
Gồm các đơn vị không trực tiếp tương tác với khách hàng nhưng trực tiếp vận hành các hệ thống đảm bảo như hệ thống mạng lưới, đường truyền, tính cước, xử lý sự cố... và bộ phận xây dựng chính sách dành cho KH như chính sách giá, chính sách cho từng gói sản phẩm dịch vụ phù hợp nhất với nhu cầu thiết yếu của khách hàng
3.2.3 Các chính sách Chăm sóc khách hàng của Viettel
Với mục đích góp phần đưa Viettel trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông có hoạt động số 1 tại Việt Nam và thay đổi cảm nhận của khách hàng về công tác CSKH
của Viettel, Viettel đã đưa ra các chương trình CSKH phù hợp với mức đóng góp của khách hàng, điển hình là chương trình Viettel Privilege và CSKH địa phương
Chính sách Viettel Privilege
Để thể hiện sự quan tâm tới khách hàng, Viettel đã xây dựng chương trình Viettel Privilege theo hướng cá thể hóa tới từng khách hàng để khách hàng cảm nhận về chất lượng dịch vụ, phục vụ và các hoạt động CSKH của Viettel
Đối tượng của chương trình là những khách hàng nền tảng của Viettel, là những khách hàng trung thành đã sử dụng dịch vụ lâu năm, có mức tiêu dùng cao, có đóng góp nhiều cho Viettel, có vị thế trong xã hội như Tổng Giám đốc doanh nghiệp lớn, doanh nhân, …
Với những đối tượng này thì Viettel sẽ dành cho khách hàng sự trân trọng đặc biệt nên ưu đãi của chương trình cũng phải tạo được sự khác biệt so với các chương trình CSKH khác để thể hiện được đẳng cấp của khách hàng, cụ thể như: hàng tháng khách hàng được tích điểm theo mức cước sử dụng, được đổi điểm khi có số điểm tích lũy lớn và cuối năm được tham gia vào các sự kiện tri ân khách hàng với quy mô lớn. Điển hình trong những năm gần đây Viettel đã tổ chức các sự kiện tri ân khách hàng Pri như: Hội nghị khách hàng Viettel Privilege tại trung tâm White Palace; Đêm nhạc Viettel Privilege Concert với các ca sĩ đẳng cấp, nổi tiếng như Hồng Nhung, nhóm nhạc AC&M, cây kèn saxophone Trần Mạnh Tuấn, …
Chính sách chăm sóc khách hàng địa phương
Song song với chính sách CSKH Viettel Privilege thì tại các tỉnh Viettel cũng có những chính sách CSKH khách hàng địa phương.
Đối tượng của chương trình này là các khách hàng gắn bó lâu năm với Viettel nhưng có mức tiêu dùng trung bình. Đây chính là những kách hàng ở tầng lớp trung lưu hoặc bình dân như cán bộ viên chức, học sinh, sinh viên, …
Chương trình CSKH địa phương là một hoạt động thường xuyên để thể hiện sự cảm ơn khách hàng của Viettel. Chương trình này được thiết kế đa dạng qua từng thời điểm và theo đặc thù văn hóa của từng vùng miền. Các hoạt động chủ yếu của chương trình như: Tặng quà, thăm hỏi khách hàng nhân các dịp kỷ niệm; Tổ chức hội nghị khách hàng tại địa phương mình quản lý; Thực hiện các biện pháp hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình sử dụng.
Các chương trình điển hình như: tặng bánh trung thu cho khách hàng nhân dịp Trung thu; Tặng các đĩa cải lương cho khách hàng ở miền tây; Tặng đèn sạc khẩn cấp cho khách hàng ở miền sông nước; …
3.3 Kết quả nghiên cứu định lƣợng 3.3.1 Phân tích thống kê mô tả 3.3.1 Phân tích thống kê mô tả
Thống kê mô tả mẫu khảo sát
Trong tổng số 400 phiếu được phát ra, có 356 phiếu được thu về (tỷ lệ phản hồi 89%); trong đó 204 người được hỏi hiện đang sử dụng các dịch vụ do Viettel cung cấp, còn lại là các mạng khác. Tất cả các phiếu đều hợp lệ và được đưa vào phân tích. Đặc điểm mẫu khảo sát cụ thể như sau:
Phân loại mẫu dựa trên mạng viễn thông đang sử dụng
Biểu đồ 3.1 Cơ cấu người tham gia khảo sát theo mạng viễn thông đang sử dụng
(Nguồn: tổng hợp từ kết quả khảo sát trong nghiên cứu này)
Trong tổng số 356 phiếu hợp lệ thu về, có 204 người hiện đang sử dụng dịch vụ do Viettel cung cấp, chiếm 57%, đứng thứ hai là Mobifone với 22%, tiếp đến là Vinaphone với 18% và mạng khác là 3%.
Phân loại mẫu theo Giới tính và độ tuổi người tham gia khảo sát trong số KH của Viettel
Biểu đồ 3.2 Cơ cấu giới tính và độ tuổi người tham gia khảo sát trong số KH của Viettel
(Nguồn: tổng hợp từ kết quả khảo sát trong nghiên cứu này)
Trong tổng số 356 phiếu thu về có 204 phiếu trả lời hết tất cả các câu hỏi, đồng nghĩa người được hỏi đang sử dụng một dịch vụ viễn thông mà Viettel cung cấp. Trong đó nam là 90 người (chiếm 44%), nữ là 110 người (chiếm 56%).
Độ tuổi người tham gia khảo sát chủ yếu nằm ở độ tuổi từ 18-22 và từ 23-30 chiếm lần lượt 29% và 32% điều này hoàn toàn phù hợp với phân bố KH của Viettel chủ yếu tập trung vào độ tuổi học sinh, sinh viên. KH có độ tuổi từ 40 trở lên tham gia phỏng vấn với số lượng khá khiêm tốn, cụ thể: 10% có độ tuổi từ 41-50; 7% nằm trong độ tuổi từ 51-60 và 8% trên 60 tuổi.
Thống kê mô tả kết quả điều tra trong tổng số 204 mẫu KH của Viettel
Chất lượng dịch vụ CSKH
Bảng 3.2: Chất lƣợng dịch vụ CSKH
Nội dung hiệu Kí N Min Max Trung bình Độ lệch chuẩn
Tin cậy TC 204 1.00 5.00 4.1775 .69685 Đáp ứng DU 204 1.00 5.00 3.0809 .75320 Hữu hình HH 204 1.25 5.00 3.9228 .79165 Năng lực NL 204 1.00 5.00 3.2500 .86103 Đồng cảm DC 204 1.75 5.00 3.7279 .70414