Kiến nghị với Agribank Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại argribank hải dương (Trang 109 - 113)

- Agribank Việt Nam cần xây dựng mô hình kiểm tra kiểm soát nội bộ độc lập, để tất cả các cán bộ kiểm tra của các chi nhánh đều trực thuộc Agribank Việt Nam, hƣởng quyền lợi từ Agribank Việt Nam chứ không phụ thuộc vào chi nhánh. Có nhƣ vậy kết quả kiểm tra mới khách quan, độc lập, chất lƣợng kiểm tra mới đƣợc nâng lên.

- Agribank Việt Nam cần xây dựng một nền tảng công nghệ hiện đại, đảm bảo các yêu cầu về quản lý nội bộ của ngân hàng, thoả mãn yêu cầu phát triển của các giao dịch kinh doanh ngày càng đa dạng, yêu cầu quản lý rủi ro, quản lý thanh khoản, có khả năng kết nối với các ngân hàng khác. Triển khai nhanh chóng hệ thống và đồng bộ chƣơng trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng kết hợp với hệ thống bảo mật hiệu quả, việc triển khai hệ thống hiện đại hoá, tạo điều kiện cho việc thu thập thông tin đối với khách hàng trong hệ thống nhanh chóng. Phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại trên cơ sở đảm bảo phòng chống đƣợc rủi ro, bảo mật và hoạt động an toàn. Đồng thời cần chỉ đạo trung tâm công nghệ thông tin hỗ trợ giúp chi nhánh khai thác tốt dữ liệu trong quá

trình tác nghiệp nâng cao hiệu quả trong việc bảo đảm các biện pháp bảo đảm tín dụng trong ngân hàng.

- Xây dựng và hoàn thiện chiến lƣợc, chính sách quản trị rủi ro (trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến rủi ro tín dụng) phù hợp. Thành lập bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro. Nâng cao chất lƣợng các công cụ lƣợng hoá rủi ro và tiếp tục áp dụng các công cụ đo lƣờng mới, chi tiết hoá cho từng ngành nghề, lĩnh vực, giúp lƣợng hoá mức độ rủi ro, phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro, nhận biết chính xác các nguyên nhân chủ yếu gây ra rủi ro để có giải pháp kịp thời và hữu hiệu.

- Cần xây dựng quy chế chặt chẽ, rõ ràng về việc xử phạt những cán bộ có liên quan trong việc gây ra rủi ro cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Việc xử phạt này phải có cả những cán bộ kiểm tra và những lãnh đạo liên quan đến khoản vay chứ không chỉ một mình cán bộ tín dụng trực tiếp cho vay.

- Cần xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và các kiến thức về quản lý rủi ro cho các cán bộ ngân hàng. Thƣờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ tín dụng, thẩm định và pháp luật, thảo luận các thông tin kinh tế xã hội biến đổi liên tục trong nƣớc và thế giới để nâng cao trình độ của các cán bộ làm công tác kiểm tra và tín dụng.

- Không ngừng hoàn thiện và đổi mới phƣơng pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tuỳ tuộc vào từng thời điểm, từng đối tƣợng và mục đích của kiểm tra.

- Bên cạnh đó, hệ thống kiểm soát nội bộ cần đƣợc thƣờng xuyên tự đánh giá bởi vì việc này sẽ có tác dụng phòng ngừa rủi ro và hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý rủi ro của ngân hàng.

- Cần ban hành quy định cụ thể, chặt chẽ và lƣu trữ, bảo quản và quản lý hồ sơ tín dụng, thực sự coi hồ sơ tín dụng nhƣ một tài sản quan trọng của ngân

hàng, là cơ sở khẳng định sở hữu của ngân hàng đối với phần tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất.

- Ban lãnh đạo hƣớng dẫn kịp thời các chủ trƣơng, chính sách của Chính phủ cho chi nhánh.

Tóm lại, một số giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank Hải Dương nêu trên sau khi đã nghiên cứu kỹ thực trạng tại chi nhánh sẽ góp phần giúp Agribank Hải Dương quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả hơn, đáp ứng được yêu cầu về tăng trưởng tín dụng trên cơ sở an toàn, bền vững, đảm bảo vị thế cạnh tranh của chi nhánh trong quá trình hội nhập, theo đúng mục tiêu của Agribank Việt Nam là trở thành ngân hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam.

KẾT LUẬN

Trong quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng nhƣ hiện nay, các ngân hàng đang bƣớc vào cuộc đua, cạnh tranh giành giật thị phần trên mọi lĩnh vực hoạt động của ngân hàng. Mặt khác, nền kinh tế toàn cầu với rất nhiều biến động khó lƣờng đã ảnh hƣởng không nhỏ đến tình hình kinh tế xã hội trong nƣớc nói chung và tình hình hoạt động của các ngân hàng nói riêng. Trƣớc bối cảnh đó, hoạt động của ngân hàng càng cần phải cẩn trọng hơn bao giờ hết. Trong đó, quản lý rủi ro tín dụng là một vấn đề cấp thiết đối với tất cả các ngân hàng.

Luận văn đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề lý luận về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại, dựa trên cơ sở đó phân tích thực trạng rủi ro tín dụng và công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank Hải Dƣơng, chỉ ra những hạn chế cần khắc phục, nguyên nhân của những hạn chế. Sau khi đã nghiên cứu thực trạng tại chi nhánh, tác giả đƣa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank Hải Dƣơng.

Mặc dù tác giả đã có những cố gắng trong vận dụng những hiểu biết về lý luận quản lý rủi ro tín dụng và thực tiễn công tác tín dụng của mình để đƣa vào luận văn, nhƣng do những hạn chế về lý thuyết và thực tiễn trong môi trƣờng kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót hạn chế. Rất mong sự góp ý của các thầy, cô giáo và các anh chị em đồng nghiệp.

Tác giả xin chân thành cảm ơn TS Trần Đức Vui đã tận tình hƣớng dẫn tác giả hoàn thành luận văn này!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Tiến (2006), “Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng”, NXB Thống kê.

2 Agribank Hải Dƣơng, báo cáo tổng kết các năm 2012, 2013, 2014 3. Luật doanh nghiệp năm 2005.

4. Luật đất đai năm 2003.

5. Luật Ngân hàng Nhà nƣớc (2010), Luật các tổ chức tín dụng (2010), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN, ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc ban hành qui chế cho vay của tổ chức Tổ chức tín dụng đối với khách hàng và các Quyết định bổ sung sửa đổi.

7. Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về Bảo đảm tiền vay của TCTD, thông tƣ hƣớng dẫn số 07/2003/TT-NH ngày 19/5/2003 của Thống đốc NHNN về thực hiện Nghị định 178.

8. Nghị định số 08/2000/NĐ-CP ngày 10/03/2000 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm và Thông tƣ số 03/2003/TTLT/BTP-BTNMT ngày 04/7/2003 của Bộ tƣ pháp, Bộ tài nguyên môi trƣờng hƣớng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký và cung cấp thông tin về thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất.

9. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNNN ngày 22/4/2005 Ban hành Qui định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng.

10. Quyết định số 636/QĐ-TDNHNo Việt Nam; QĐ 72/QĐ- TDNHNo của Tổng Giám đốc Agribank Việt Nam .

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại argribank hải dương (Trang 109 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)