Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của một số NHTM nƣớc ngoài và bà

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại argribank hải dương (Trang 52)

bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ vừa qua đã ảnh hƣởng tới nền kinh tế tài chính toàn cầu. Nguyên nhân của nó bắt đầu từ khủng hoảng các hợp đồng cho vay bất động sản thế chấp, tổng số khoảng 12 ngàn tỷ USD, trong đó đến 4 ngàn tỷ USD là dƣới chuẩn, khó đòi. Những ngƣời không có khẳnng trả nợ cũng đƣợc cho vay. Những hợp đồng đó đƣợc chuyên gia tài chính Phố Wall gom lại và

phát hành chứng khoán phát sinh, đƣợc bảo đảm bởi những hợp đồng cho vay thế chấp này để bán ra trên khắp các thị trƣờng quốc tế.

Khi các chứng khoán này mất giá thảm hại, thị trƣờng không có ngƣời mua, nên các ngân hàng, công ty bảo hiểm, các tổ chức tài chính nắm hàng ngàn tỷ USD chứng khoán đó không bán đƣợc, mất khả năng thanh khoản, và mất khả năng thanh toán, đi đến gục ngã hoặc phá sản.

Chính phủ Mỹ đã đƣa ra các gói giải pháp để mua những tài sản nhiễm độc đó, nay đổi hƣớng một phần 250 tỷ USD (trong gói 700 tỷ USD) mua cổ phần của các ngân hàng .

Điều này không chỉ có ở Mỹ mà các thị trƣờng tài chính nhiều nƣớc châu Âu cũng bắt chƣớc Mỹ phát hành các trái phiếu phát sinh tƣơng tự, tổng số chứng khoán phát sinh này hiện nay trên toàn thế giới chƣa thể ƣớc lƣợng đƣợc, vì vậy tác động của nó trên toàn thế giới cũng chƣa thể đo lƣờng hết đƣợc. Nhiều ngân hàng vì mất khả năng thanh khoản đã co lại, rút lại tín dụng, điều này đã khiến các doanh nghiệp khó tiếp cận thị trƣờng vốn và bị ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Từ cuộc khủng hoảng tín dụng Mỹ, cho thấy nguyên nhân xuất phát phần lớn từ việc quản lý kiểm soát khoản vay kinh doanh bất động sản và chứng khoán còn yếu kém, chất lƣợng tín dụng không đƣợc coi trọng, có nhiều khoản cho vay dƣới chuẩn, không thẩm định kỹ trƣớc khi cho vay, sử dụng nguồn huy động ngắn hạn để đầu tƣ vào những khoản dài hạn nhƣ bất động sản nên không tránh khỏi rủi ro mất khả năng thanh toán và không thu hồi đƣợc nợ. Đó cũng là bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam khi rơi vào tình trạng tƣơng tự.

1.3.1 Những kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của các nước trên thế giới

* Quản lý rủi ro tín dụng bằng biện pháp trích lập dự phòng.

Trích lập dự phòng là cách thức hữu hiệu để quản trị rủi ro do tổn thất tín dụng. Việc trích lập dự phòng phải căn cứ vào thực tế trả nợ vay thay vì căn

cứ vào khả năng trả nợ trong quá khứ của khách hàng. Các nƣớc chia sẻ kinh nghiệm rằng họ áp dụng các nguyên tắc dự phòng khác nhau dựa theo việc phân loại nợ vay có khả năng tổn thất ở mức độ khác nhau.

- Hồng Kông: xếp loại rủi ro cho khách hàng và trích lập dự phòng tƣơng ứng.

- Hàn Quốc: các nguyên tắc dự phòng phân lập theo loại tín dụng.

- Singapore: dự phòng tổn thất khoản vay ƣớc tính từ danh mục vay đƣợc áp dụng cho các khoản vay tiêu dùng.

- Thái Lan: phân loại khoản vay đƣợc đƣa vào luật. Các cơ quan giám sát ngân hàng có quyền yêu cầu trích lập dự phòng cho các khoản vay cần chú ý.

- Columbia: dự phòng cho tín dụng tiêu dùng, thƣơng mại, cầm cố thế chấp và tín dụng nhỏ theo thời hạn khoản vay từ 1 - 18 tháng.

* Quản lý rủi ro tín dụng bằng biện pháp tuân thủ những nguyên tắc tín dụng thận trọng.

- Hồng Kông: giới hạn cho vay các đối tác ở mức 5% giá trị ròng doanh nghiệp. Tổng dƣ nợ vay cho các đối tác không vƣợt quá 10% vốn tự có ngân hàng.

- Hàn Quốc: giới hạn cho vay cổ đông ở mức 25% vốn tự có ngân hàng hoặc tỷ lệ mà họ sở hữu. Giới hạn cho vay các đối tác liên quan ở mức 10% vốn tự có ngân hàng.

- Singapore: Ngân hàng không đƣợc phép tham gia vào các hoạt động phi tài chính cũng không đƣợc phép đầu tƣ hơn 10% vốn vào các công ty hoạt động phi tài chính. Mức đầu tƣ vốn vào một công ty đơn lẻ giới hạn ở 2% vốn tự có Ngân hàng. Tổng vốn đầu tƣ giới hạn ở 10% vốn tự có Ngân hàng.

- Thái Lan: giới hạn đầu tƣ ở mức 10% vốn khách vay và 20% của Ngân hàng. Giới hạn cho vay cho nhóm khách hàng ở mức 5% vốn ngân hàng 50% giá trị ròng của doanh nghiệp và 25% giá trị nợ.

- Columbia: giới hạn cho vay cho nhóm khách hàng liên quan 10% vốn tự có. Mở rộng tới 25% nếu có tài sản đảm bảo tốt.

* Quản lý rủi ro tín dụng bằng biện pháp đặt ra hạn mức cho vay

Phòng ngừa rủi ro tập trung tín dụng là hoạt động đƣợc xem là thƣờng xuyên của Ngân hàng các nƣớc trong việc quản lý danh mục tín dụng của mình.

Biện pháp sử dụng là đặt ra các hạn mức cho vay dựa trên vốn tự có của Ngân hàng đối với khách hàng vay riêng lẻ hay nhóm khách hàng vay:

- Hồng Kông: giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ ở mức 25% vốn tự có của Ngân hàng.

- Hàn Quốc: giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ ở mức 20% vốn tự có của Ngân hàng và giới hạn cho vay nhóm khách hàng ở mức 25% vốn tự có của ngân hàng.

- Singapore: giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ ở mức 25% vốn tự có củ Ngân hàng.

- Thái Lan: giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ ở mức 25% vốn tự có của Ngân hàng.

- Columbia: giới hạn vay ở mức 40% giá trị ròng của khách hàng vay. * Quản lý rủi ro tín dụng bằng biện pháp kiểm tra, giám sát

Kiểm tra và giám sát là các hoạt động thƣờng xuyên đƣợc thực hiện trƣớc khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay:

- Hồng Kông: sử dụng mô hình CAMEL (vốn, tài sản, quản lý, thu nhập, thanh khoản) để đánh giá.

- Hàn Quốc: sử dụng mô hình CAMELS (vốn, tài sản quản lý, thu nhập, thanh khoản và thử nghiệm chịu đựng cực điểm). (Capital, Assets, Management, Earnings, Liquidity and Strees testing).

- Singapore: kiểm tra trong quá trình phát vay, báo cao hàng tháng và hàng quý.

- Thái Lan: kiểm tra trong quá trình phát vay và sau khi cho vay. Giám sát hệ số đủ vốn dự báo. Có hệ thống báo cáo định kỳ.

- Columbia: kiểm tra trong quá trình phát vay, kiểm tra bởi Uỷ ban giám sát Ngân hàng.

* Quản lý rủi ro tín dụng bằng biện pháp quản trị hệ thống thông tin tín dụng.

Tổ chức tốt hệ thống thông tin tín dụng sẽ hỗ trợ đắc lực cho công tác thẩm định khách hàng vay, giúp hạn chế phòng ngừa rủi ro ngay từ khâu thẩm định hồ sơ vay:

- Singapore: Hiệp hội Ngân hàng tổ chức và quản lý thông tin tín dụng từ các thành viên. Hỗ trợ thông tin về các khoản tín dụng lớn.

- Thái Lan: Cục thông tin tín dụng đƣợc quản lý bởi công ty tƣ nhân, tất cả các Ngân hàng báo cáo thông tin về Cục, sau đó Cục thông tin kết xuất báo cáo về khách hàng vay và lịch sử trả nợ vay hàng tháng, không cung cấp thông tin thẩm định tín dụng.

- Columbia: Ngân hàng báo cáo các khoản vay cho cơ quan giám sát theo định kỳ hàng tháng. Sau đó thông tin về giá trị khoản vay, lãi suất vay, chất lƣợng khoản vay và tƣ cách khách hàng vay sẽ đƣợc tập hợp lại.

1.3.2. Bài học đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Thông qua kinh nghiệm quản lý RRTD của các nƣớc trên, có thể rút ra bài học cho các NHTM ở Việt Nam nhƣ sau:

Thứ nhất: Xây dựng ý thức về quản lý rủi ro tín dụng tới từng cán bộ. Yếu tố con ngƣời luôn mang lại sự thành công cho mỗi đơn vị, tập đoàn. Tất cả các nhân viên Ngân hàng cần đƣợc đào tạo để nắm vững các kiến thức hiểu biết về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng. Các nhân viên cần xác

định nguyên nhân, đánh giá rủi ro trong từng sản phẩm tín dụng, quy trình tín dụng và quản lý tín dụng.

+ Thứ hai: Áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Các ngân hàng nên tiến hành cho điểm, xếp hạng rủi ro và xác định hạn mức tín dụng đối với tất cả các khách hàng nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí và cũng để hạn chế sự tham gia của con ngƣời vào trong quá trình đánh giá, ra quyết định, tránh các rủi ro do tính chủ quan.

+ Thứ ba: Chú ý hơn đến việc phân quyền phán quyết tín dụng

Phân quyền phán quyết tín dụng giúp tiết kiệm thời gian cũng nhƣ tăng tính trách nhiệm đối với các cán bộ tín dụng về quyết định của mình, phát huy tính sáng tạo, chủ động trong cho vay của họ.

+ Thứ tư: Xây dựng một hệ thống CNTT hiện đại.

Hệ thống CNTT hiện đại giúp cho các cán bộ ngân hàng có thể dễ dàng tra cứu tìm kiếm thông tin liên quan đến khách hàng. Ngoài ra, một hệ thống CNTT hiện đại cũng giúp nâng cao chất lƣợng công tác phân tích, thẩm định khách hàng, giảm thiểu rủi ro do thiếu thông tin. Hệ thống thông tin công nghệ cần đƣợc bảo dƣỡng và cập nhật thƣờng xuyên.

+ Thứ năm: Ngân hàng nên tổ chức thu thập thông tin thông qua tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.

Các NHTM nên thƣờng xuyên tiếp xúc với khách hàng, thông qua gặp gỡ trao đổi cán bộ ngân hàng có thể phát hiện ra những biểu hiện, nguy cơ tạo rủi ro. Từ đó, có thể có những biện pháp xử lý kịp thời.

+ Thứ sáu: Ngân hàng cần hạn chế tối đa các nguyên nhân rủi ro tín dụng từ bên ngoài.

Các nguyên nhân RRTD từ bên ngoài xảy ra do môi trƣờng tự nhiên, môi trƣờng kinh tế xã hội ... có những biến động bất thƣờng. Ngân hàng cần xây dựng các phƣơng án, đƣa ra các tình huống để sẵn sàng đối phó cũng nhƣ khắc

phục kịp thời hậu quả do các lỗi truyền thông, thiên tai, hoả hoạn ... gây ra. Giải pháp cơ bản cho việc đƣa ra quyết định là công nhận rủi ro, giảm thiểu rủi ro bằng mở rộng hệ thống kiểm soát, nâng cao chất lƣợng công nghệ thông tin ...

Đây là lúc hệ thống ngân hàng cần nhìn nhận lại và rút ra những bài học kinh nghiệm trong củng cố khả năng quản trị rủi ro nhằm hƣớng tới mục tiêu an toàn hiệu quả. Nguyên nhân sâu xa từ khủng hoảng tài chính tại Mỹ chính là khủng hoảng nợ dƣới chuẩn cùng với sự lạm dụng công nghệ chứng khoán hoá. Đối với Việt Nam, mặc dù chƣa tồn tại chứng khoán hoá cũng nhƣ không tồn tại hình thức cho vay dƣới chuẩn. Trên thực tế các NHTM Việt Nam cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với hoạt động tín dụng bất động sản. Hơn thế, các NHTM Việt Nam cũng dùng hệ thống chấm điểm tín dụng để đánh giá khách hàng vay. Tuy nhiên, hệ thống điểm số này có quá nhiều bất cập nên cũng không phản ánh đƣợc chất lƣợng tín dụng bất động sản. Hệ thống chấm điểm tín dụng hàm chứa quá nhiều nhƣợc điểm, nhƣng lại là cơ sở để ra quyết định cho vay, vì thế có thể xuất hiện những trƣờng hợp “nợ dƣới chuẩn”.

Tóm lại, với các lý thuyết cơ bản đã nêu ở Chương I giúp chúng ta hiểu được một cách khái quát về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng, đồng thời nêu ra kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của một số nước trên thế giới. Tín dụng là một hoạt động rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đem lại doanh thu và lợi nhuận cao nhất nhưng lại chứa đựng nhiều rủi ro phức tạp nhất. RRTD không chỉ gây thiệt hại về tài chính, uy tín, ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng, của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế xã hội. Từ những lý thuyết cơ bản trên, các ngân hàng phải nhìn nhận, đánh giá lại thực trạng về RRTD và quản lý RRTD tại đơn vị mình, nhằm lựa chọn các giải pháp thích hợp để ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục RRTD, đảm bảo tín dụng phát triển an toàn, bền vững.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH HẢI DƢƠNG 2.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dƣơng

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương

Hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ra đời theo Nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của HĐBT. Cùng ra đời với toàn hệ thống, chi nhánh Ngân hàng phát triển nông nghiệp Hải Hƣng đƣợc thành lập theo quyết định số 57/NH-QĐ ngày 1/7/1988 và đã phát triển qua các thời kỳ nhƣ sau:

* Thời kỳ thứ nhất:

Từ năm 1988 đến 1990 với tên gọi là chi nhánh Ngân hàng phát triển Nông nghiệp tỉnh Hải Hƣng.

Chi nhánh ngân hàng phát triển Nông nghiệp tỉnh: đƣợc tổ chức thành 9 phòng chuyên môn nghiệp vụ. Cán bộ chủ yếu phòng tín dụng nông nghiệp và một số cán bộ từ phòng khác thuộc chi nhánh Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh chuyển sang. Toàn tỉnh có 10 chi nhánh Ngân hàng phát triển nông nghiệp huyện và 10 phòng giao dịch.

Tổng số cán bộ Ngân hàng phát triển nông nghiệp toàn tỉnh 1339 ngƣời. Trong đó ở chi nhánh Ngân hàng tỉnh có 104 ngƣời, ở các chi nhánh ngân hàng huyện có 1235 ngƣời.

Giai đoạn đầu khi mới thành lập, Ngân hàng phát triển nông nghiệp Hải Hƣng có nhiều khó khăn nhất so với các ngân hàng thƣơng mại quốc

doanh trong tỉnh: thiếu vốn nhất, đông ngƣời nhất, chi phí kinh doanh cao nhất, dƣ nợ thấp nhất, nợ quá hạn nhiều nhất, tổn thất rủi ro cao nhất, cơ sở vật chất lạc hậu nhất, trình độ nghiệp vụ non kém nhất, tín nhiệm với khách hàng thấp nhất. Song với tinh thần phấn khởi và tin tƣởng vào sự đổi mới của Đảng, của ngành, toàn thể cán bộ nhân viên Ngân hàng phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Hƣng đã nỗ lực phấn đấu khắc phục dần các khó khăn và tồn tại, tích cực xử lý nợ quá hạn và lãi treo, bƣớc đầu đã xây dựng đƣợc hệ thống Ngân hàng riêng biệt từ tỉnh đến các huyện, tạo ra một tiền đề quan trọng cho những giai đoạn tiếp theo.

* Thời kỳ thứ hai.

Từ 1991 đến 1996, Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Hải Hƣng đƣợc đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Hải Hƣng. Thực hiện sự chỉ đạo của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp Hải Hƣng đã bố trí sắp xếp lại bộ máy theo hƣớng tinh gọn về số lƣợng, mạnh về chất lƣợng mở rộng màng lƣới tiếp cận với thị trƣờng, thuận lợi cho khách hàng, nhanh nhạy trong kinh doanh.

+ Về mô hình tổ chức (thời điểm 31/12/1996).

- Ở Hội sở chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tỉnh đƣợc bố trí thành 7 phòng biên chế, có 102 ngƣời (trong đó có 13 giám định viên thƣờng xuyên làm việc trực tiếp hàng ngày ở 13 chi nhánh ngân hàng nông nghiệp huyện):

- Ở huyện: có 13 chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp huyện và 28 chi nhánh ngân hàng loại IV, trực thuộc ngân hàng nông nghiệp huyện.

- Tổng số cán bộ đƣợc biên chế trong NHNo toàn tỉnh là 727 ngƣời. * Thời kỳ thứ ba.

Từ 1997-2003, sau 29 năm hợp nhất, cuối năm 1996 tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá IX có nghị quyết chia tách tỉnh Hải Hƣng thành tỉnh Hải Dƣơng và Hƣng Yên. Lúc này Chi nhánh Hải Dƣơng đƣợc thành lập với tên gọi là chi

nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dƣơng theo

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại argribank hải dương (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)